Ngày Nay số Đặc biệt

Với ông, trong sự nghiệp bảo tồn các di sản lịch sử - văn hóa, bảo tàng giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của quốc gia. Di sản như chiếc nôi nuôi dưỡng các giá trị tinh thần Thưa ông, là người có hàng chục năm gắn bó với lĩnh vực văn hóa và truyền thông, ôngđánhgiá thếnàovề vai trò củabáo chí trong hoạt độngbảo tồnvàphát huy các giá trị củadi sản tại Việt Nam? - Có một nhà báo kỳ cựu đã đánh giá mục đích cuối cùng của sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là “bảo tồnđểgiới thiệunền vănhóadân tộc với các bạn bè quốc tế năm châu và để thu hút khách du lịch”. Tôi cho rằng đây làmột cách hiểu phiếndiện, chỉ đúngmột phần, là cách nghĩ của không riêng một số anh emhoạt động báo chí mà khá phổ biến trong cộng đồng. Xét về ý nghĩa, theo quan điểmcủaUNESCO, thì bản sắc văn hóavàdi sảnvănhóacủamộtdân tộcđóngvai trònhưmột chiếcnôi nuôi dưỡng các giá trị tinh thần, ý chí, lòng yêu nước và các giá trị nhân văn cho các thế hệ công dân của dân tộc đó. Bản sắc văn hóa và di sản văn hóa từ lâu được UNESCO và cộng đồng quốc tế đánh giá như là một yếu tố nội sinh (endogène) vô cùng quan trọng tạo nên sức mạnh nội lực của một dân tộc để đưa dân tộc đó phát triển bền vững và định hướng hướng đến tương lai. Thứ đến mới là việc đem văn hóa “đi khoe” với xứ người. Tuy nhiên xét di sản văn hóa trongmối quan hệ quốc tế thì sự giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau giữ vai trò quantrọngnhằmthúcđẩysựhiểu biết lẫnnhauvà thắt chặt tìnhhữu nghị giữa các dân tộc vì mục đích hòa bình và phát triển. Cuối cùng mới đến việc khai thác các tiềm năng văn hóa, lấy di sản văn hóa phục vụ cho cácmục đích kinh tế. Kinh nghiệm nhiều năm hoạt động UNESCO và tham gia công tác báo chí, tôi cho rằng báo chí và truyền thông đóng vai trò quyết định trong việc tuyên truyền, định hướng và giáo dục để sao cho mỗi công dân Việt Nam hiểu đúng ý nghĩa sâu xa, tầm quan trọng của di sản văn hóa, từ đó mới động viên cộng đồng tự giác tham gia đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa của đất nước. Thời gian qua, tình trạng lấn chiếm không gian di tích; xâm phạm di sản vẫn còn diễn ra. Chúng ta có nên hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh trong các không gian di tích để thể hiện sự trân trọng các di sản? - Chúng ta cần nhìn vào thực trạng củadi sảnvănhóahiệnnay. Theo tôi có ba hiện tượng phổ biến hiện nay ở nước ta. Một là các không gian di tích lịchsử, vănhóabị đedọabởi cuộc chiến lợi ích bất động sản đang ngày càng khốc liệt. Hai là, ngược lại không ít trường hợp cũng vì lợi ích đất đai mà tại không ítđịaphươngđãxảy ra tình trạng người ta lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tùy tiện mở rộng, chiếm đoạt một cách bất hợpphápđất đai sảnxuất, đất đai của nhân dân. Balà, tìnhtrạngmêtíndịđoan, các động cơ trục lợi từ đức tin, tín ngưỡng đã dẫn đến tình trạng trong vài thập kỷ gần đây nhiều chùa chiền, đền thờ, miếumạo đã mọc lênnhưnấm. Hiện tượngnày đã lấy đi không ít tiềm năng đất đai, tài chính của quốc gia, của các địaphương, củanhândân. Các hiện tượng này thường xảy ra vào giai đoạn tiền phát triển. Ở phương Tây, điển hình là ở Mỹ, vào thời kỳ được coi là Kỷ nguyên Vàng ở nửa cuối Thế kỷ 19 các trọc phú đã dành những khoản tiền khổng lồ để thi nhau xây dựng nên hàng trăm nhà thờ trên khắp lãnh thổ nước Mỹ. Tương tự, các doanh nghiệp thành đạt ở Hàn Quốc vào thập kỷ 60-70 thế kỷ 20 cũng ồ ạt đầu tư để dựng lên hàng trăm công trình kiến trúc tâm linh khổng lồ, những bức tượng Phật cao cả trămmét, mà đến bây giờ những công trình được đánh giá là kém giá trị văn hóa và nhân văn đó bị người dân Hàn Quốc ngày nay coi là những chiếc gai phản ánh sai bản sắc văn hóa của Hàn Quốc. Như vậy đây là một hiện tượng mang tính tạm thời của một giai đoạn lịch sử khó tránh khỏi ở các quốc gia đang chuyển mình từ phát triển thấp lên phát triển. Tuy nhiên để hạn chế sự lãng phí tiềm năng quốc gia bao gồm đất đai, tiền của trong giai đoạn chuyển tiếp này thì vai trò của truyền thông là rất cần thiết. Để làm việc này nhà báo phải được trang bị kiến thức để hiểu đúng về giá trị đích thực của văn hóa tâm linh, phải có khả năng phát hiện sự ảnh hưởng của mê tíndị đoan, để từđó thamgia vào công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho xã hội, cộng đồng để các đối tượng trong xã hội có thái độ ứng xử văn minh trong các không gian lịch sử văn hóa, cũng như định hướng tạo nên các công trình có giá trị văn hóa đích thực của đất nước. Trong hoạt động khai thác di sản luôn tồn tại thế lưỡngnangiữa bảo tồn và phát triển, xung đột giữachuyêngiavàngười dân sống trong vùng lõi di sản. Làm thế nào để dung hòa lợi ích giữa các bên trongvấnđềnày? - Sựnghiệpbảo tồn các di sản lịch sử - văn hóa và các hoạt động khai thác tiềm năng văn hóa phục vụ cho các mục tiêu kinh tế là những hoạt động ngược nhau về động cơ, mục tiêu và hành vi. Một bên luôn luôn cần đến sự đầu tư để gìn giữ và bảo vệ các giá trị tinh thần, còn một bên luôn hướng đến tận dụng, khai thác tối đa (có thể gọi là bóc lột các giá trị tinh thần của quốc gia) cho cácmục đích sinh lợi. Trong bối cảnh đó không chỉ người dân mà đôi khi cả các cấp chính quyền tại các vùng lõi di sản phải tự đấu tranh, tự đấu tranh để lựa chọn giữa các giá trị thiêng liêng, lâu dài với các mục đích vụ lợi trước mắt. Hiện tượng này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy đây cũng là vấn đề nan giải khi người dân, chính quyền phải đứng trước lựa chọn giữa lợi ích tinh thần lâu dài của dân tộc và lợi ích phát triển trước mắt. Bài họcCốđôAuthayaởThái Lan, Thung lũng Dresden ở Cộng hòa Liên bang Đức và xa hơn là bài học ở Bali ở Indonesia… là những ví dụ, những bài học điển hình của cuộc đấu tranh để lựa chọn giữa văn hóa và phát triển kinh tế. Hiện tại, dù Luật Di sản Việt Nam đã ra đời gần hai mươi năm và qua nhiều lần sửa đổi, nhưng vẫn có những điều chưa đi sát với thực tế, chưa có sự hỗ trợ kịp thời cho các điểm di tích, cộng đồng chủ nhân của di sản, đặc biệt là các nghệ nhân. Ông nhận xét thế nào về lỗ hổng này và liệu sự tham gia của báo chí cùng các tổ chức xã hội có giúp giải quyết được thực trạng trên? Sau nhiều năm gắn bó với lĩnh vực văn hóa và truyền thông, nhà báo, nhà ngoại giao Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam luôn ấp ủ về một bảo tàng quy mô và hấp dẫn tại Hà Nội trong bối cảnh ngành bảo tàng nước nhà còn đơn điệu. NHÀ BÁO, NHÀ NGOẠI GIAONGUYỄN XUÂN THẮNG - CHỦ TỊCH LIÊNHIỆP CÁC HỘI UNESCO VIỆT NAM: Bảo tàng mở rộng tầm nhìn bề rộng của quá khứ, hiện tại NGAYNAY.VN 4 TIÊUĐIỂM SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==