Ngày Nay số Đặc biệt

vào bề sâu, và tương lai - Luật Di sản là hành lang pháp lý để nhà nước và nhân dân thực hiện đúng các mục tiêu và nội dung bảo tồn văn hóa, bảo toàn được các giá trị cốt lõi các di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong điều kiện ngành bảo tồn bảo tàng của nhà nước và hoạt động bảo tồn bảo tàng trong nhân dân còn đang trên con đường tìm tòi để phát triển, cùng với sự chi phối vừa tích cực, vừa tiêu cực của cơ chế thị trường thì việc luật hóa là điều bắt buộc, cần được hoàn thiện theo thời gian. Thực tiễn cho thấy là Luật Di sản của Việt Nam đang phát huy ngày càng tích cực và phản ánh đúng với nhu cầu phát triển của lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam. Việc phát triển và phát huy một số lĩnh vực văn hóa bản địa và làng nghề truyền thống không chỉ liên quan đến chính sách đầu tư, mà liên quan đến chính sách huy động tiềm năng. Tiềm năng ở đây không chỉ là nguồn đầu tư tài chính là ỷ vào sự đầu tư tiền bạc của nhà nước, mà quan trọng hơn, đó là chính sách định hướng thu hút sự tham gia của toàn xã hội, tức xã hội hóa, trong đó ttrách nhiệm và đóng góp của các địa phương nơi có các di tích và làng nghề truyền thống, của các phường hội làng nghề đôi khi là nhân tố quyết định.sự thành công. Phát triển các bảo tàng ảo là con đường tất yếu Hiện nay, có rất nhiều cơ sở tận dụng tiến bộ của công nghệ và mạng xã hội trong hoạt động bảo tồn di sản. Theo ông, xu hướng “số hóa” di sản sẽ giúp mở ranhững cơhội và thách thức nào cho lĩnh vực này? - Có thể nói ngành bảo tồn bảo tàng được hưởng nhiều lợi ích trong xu hướng số hóa hiện nay. Nhờ số hóa, ngành bảo tồn bảo tàng có thể tiết kiệmđược rất nhiều công sức trong việc nghiên cứu, phân loại, sắp xếp, so sánh, đánh giá hệ thống hiện vật bảo tàng. Thứ hai, việc trao đổi thông tin trong lĩnh vực bảo tàng và tăng cường hiệu quả cung cấp thông tin một cách có hệ thống cho những người nghiên cứu lịch sử và văn hóa. Thứ ba, nhờ số hóa và sự phát triển của mạng xã hội xu thế hình thành và phát triển các bảo tàng ảo là một con đường tất yếu, tạo điều kiện giúp con người vượt qua khoảng cách địa lý, không gian và thời gian để tiếp cận với các giá trị lịch sử và văn hóa. Để bảo tồn văn hóa cũng như phát triển du lịch, nhiều quốc gia trên thế giới đang ngày càng quan tâm đến việc phát triển các cơ sở bảo tàng, phòng trưng bày, nhà tưởng niệm… Ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này? - Lĩnhvựcbảo tồnvàbảo tàng của thế giới hình thành từ rất lâu trong lịch sử văn minh nhân loại: Từ thời cổ đại và phong kiến đó là các khu lưugiữvà trưngbàydành cho các hiện vật kiến trúc và văn hóa có giá trị đặc biệt tiêu biểu chủ yếu do bàn tay con người tạo dựngnên. Nhưngphải bước sang giữa thế kỷ 20 khi chủ nghĩa thực dân sụp đổ, nhiều quốc gia giành được độc lập và thực hiện nền dânchủthì cáckhubảotồn, trưng bày, các lâu đài tráng lệ trước đây chỉ phục vụ giai cấp thống trị nay mới được mở cửa cho đại chúng, cho người dân lao động. Từ giữa thế kỉ 20 ngành bảo tồn bảo tàng phát triển nhanh do nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội. Bảo tàng giờ đây không chỉ là nơi trưng bày để phô trương các khối tài sản quý giá củaquákhứvàhiện tạimànơi đâyđã trở thànhmột cánh cửađể các thế hệ công dân có điều kiện mởrộngkiếnthức lịchsửvănhóa, mở rộng tầm nhìn vào bề sâu và cả bề rộng của quá khứ, hiện tại và tương lai. Bảo tàng ngày hôm nay đóng vai trò thức tỉnh ý thức và thái độ tích cực của cộng đồng đối với các tài sản tinh thầnvàvăn hóa của quốc gia và nhân loại. Các cơ sở bảo tàng, phòng trưng bày, nhà tưởng niệm đóng vai tròquan trọng tronghoạt động quảng bá di sản. Ông đánh giá thế nào về những đóng góp to lớn của các cơ sởnày? - Chức năng của bảo tàng không chỉ là quảng bá di sản mà chính là bảo tồn các di sản vật thể một cách có hệ thống và phát huy các giá trị của di sản với đại chúng. Như vậy bảo tànggiữmột vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của quốc gia. ỞViệt Nam ngành bảo tàng, trong đó có các công trình kiến trúc, tưởng niệm, các khu trưng bày đã có chiều dài lịch sử phát triển, có đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vănhóa dân tộcViệt Nam. Bảo tàng là bức tranh phản chiếu các giá trị vật chất và tinh thần hiện hữu tiêu biểu của quá khứ, cókhảnăngđemđếnnhững nguồn cảm hứng to lớn và khích lệ trí sáng tạo cho công dân các thế hệ hiện tại vàmai sau. Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân của tôi hiện nay ngành bảo tàng ởnước ta còn tươngđối đơnđiệu, ít được cập nhật các hiện vật đa dạng và có giá trị, đặc biệt ngành bảo tàng còn thiếu hẳn các bộ trưng bày đại diện cho các nền vănhóa của các dân tộc khác trên thế giới, điềumà ngành bảo tàng ở nhiều nước người ta rất quan tâmvà chịu khó đầu tư. Hiện nay đa số các bảo tàng trung ương, các địa phương đều theo một số khuôn mẫu cứng nhắc, duy trì một nền tảng hiện vật tương đối giống nhau. Chính điều này đã hạn chế sức thu hút đối với đại chúng, làmmất đi tính hấp dẫn của bảo tàng, thậm chí ở cả một số bảo tàng đồ sộ, cấp quốc gia (như Bảo tàngHà Nội). Việc mở rộng các bộ sưu tầm và hệ thống hiện vật quốc tế không những thể hiện tiềmnăng của ngành bảo tàng Việt Nam tiến kịp với ngành bảo tàng thế giớimàquan trọnghơn làđemlại cho người dân Việt Nam những cánh cửa để nhìn ra thế giới, để họchỏi kinhnghiệmsáng tạocủa các dân tộc, để tạo nên nguồn cảm hứng và sáng tạo cho người dân Việt Nam, nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Ở nhiều quốc gia hầu hết các bảo tàng đều giới thiệu các sản phẩm văn hóa độc đáo không chỉ của quốc gia mình mà của cả các quốc gia khác. Đến các bảo tàng lớn ở phương Tây người ta không chỉ nhìn thấy hình ảnh của các nền văn hóa phương Tây mà có nơi có đến 70 - 80% là các sản phẩm văn hóa, kiến trúc của phương Đông, của châu Phi, của châu Mĩ, trong đó chúng ta còn có điều kiện gặp gỡ các hiện vật do người Việt Nam làm ra. Chính đây là nội dung còn khiếm khuyết của ngành bảo tàng Việt Nam, khi mà hầu hết các bảo tàng của chúng ta chỉ dành hầu hết để giới thiệu cho các hiện vật của người Việt Nam. Mong rằng trong thời gian tới ngành văn hóa của Việt Nam sẽ định hướng và khuyến khích mở rộng các bộ trưng bày mang tính quốc tế, đại diện cho các nền văn hóa của các dân tộc để giúp người dân Việt Nam có điều kiện tiếp cận và học hỏi sự sáng tạo và tài năng của các dân tộc khác. Đây cũng làmột trong những nội dung rất quan trọngđược tổchức UNESCO Thế giới luôn quan tâm và khuyến khích, coi đây là cánh cửa để đón nhận tri thức văn hóa và traođổi, giao lưu các giá trị văn hóa giữa các dân tộc vì mục đích tăng cường hiểu biết và xây dựng sự bình đẳng trong ứng xử giữa các nền vănhóa vìmục đích củng cố tình hữu nghị và xây dựng thành trì hòa bình bền vững. Luận điểm này được UNESCO đề cập từ thập kỷ 80-90, gọi là “tôn trọng tính đa dạng giữa các nền văn hóa – nền tảng của nền hòa bình bền vững”. - Xin trân trọng cảmơnông! HUYVŨ (thực hiện) Hà Nội, 15/9/2022 NGAYNAY.VN 5 TIÊUĐIỂM SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==