Ngày Nay số Đặc biệt

HoàngCầmlàmột conngười trầmtĩnh, nhonhã, nghiêmtúcnhưngbaotrùm trêntất cả lại làmột tínhcáchhómhỉnh. Cái hómhỉnhnày lại ẩnởtrongđôimắt hay trongcâunói củaông.HoàngCầm ít cười, nhưngngười đối diệncóthểcảm nhậnđượcnụcười trongtâmhồnông. Đọc xong tôi rất xúc động, một phần vì câu chuyện tuyệt vời về ba, nhưng hơn thế nữa là tình cảm của ông Hoàng Cầm với ba tôi, sao mà nó trong sáng, thủy chung, cương trực như thế… Khi đó tôi nhắn nhà văn Chu Lai: “Anh làm sao cho em gặp ông Hoàng Cầm”. Chu Lai hỏi: “Chú gặp có ngại không, ôngấymới được chođăngbài trên báo lại đấy”. Tôi đáp: “Có saođâuanh, ôngấy làbạncủa ba emmà”. Nỗi ân hận của nhà thơ Chu Lai chỉ tôi nhà số 9 phố Lý Quốc Sư, một căn nhà nhỏ trong con hẻm nhỏ, ẩm thấp. Căn nhà chỉ độ 30 m2, tầng 1 để xe đạp, còn căn gác xép là nơi ông Cầm ở với người con trai tên Phi. Phi cỡ tuổi tôi, là một người Hà Nội điển hình, tình cảmđối với bố mộc mạc dung dị, con nhưng như bạn của bố. Tôi đến ông rất mừng, cứ tự nhiên như quen đã lâu, ông bảo tôi ngồi xuống chiếu (nhà Hoàng Cầm khôngcóbànghế tiếpkhách), rồi ông say sưa kể chuyện ông Thanh, và tình bạn của các ông khi ở Chiến khuViệt Bắc. Hoàng Cầm chậm rãi nhớ lại: “Tôi gặp ông Thanh năm 1950, khi đóông làChủnhiệm TCCT, còn tôi là đoàn trưởng Văn công, cấp dưới trực tiếp của ông. Lần đầu ông ấy mời tôi lên, bảo: “Tôi mới từ miền Trung ra, được giao nhiệm vụ ở Tổng cục Chính trị (TCCT), phải phụ trách văn hóa văn nghệ, mà món này tôi chưa được học hành chi cả. Đề nghị anh dạy tôi về văn nghệ”. Tôi bảo:“Vănnghệ thì làmsaomà dạy được?” Ông Thanh bảo: “Văn nghệ là gì? Đóng góp gì cho cuộc sống này? Làm thế nào để hiểu văn nghệ? Anh biết gì cứnói, cógì khônghiểu tôi sẽ hỏi”. Thế là từ đó, cứ vài ngày ông Thanh lại có một buổi “học văn nghệ”, đưa gì lên ông cũng học. Đầu tiên là tôi dạy văn thơ, thế nào là văn, thế nào là thơ, thế nào là vần điệu…, ông ấy nghe chăm chú, khi tôi nói hết rồi dừng lại, ông ấy hỏi: “Vậy làm thế nào để hiểu văn thơ”, đến đấy thì tôi chịu. Rồi tôi đưa các biên đạo lên nói cho ông nghe về vẻ đẹp của điệu múa như thế nào, nhạc sĩ thì thế nào là nhạc giao hưởng, thế nào là dân ca…đại khái là có gì, biết gì nói nấy, không có chương trình, giáo trình gì cả. Vậy mà ông ngồi nghe rất nghiêm túc, nghiện thuốc nhưng không bao giờ hút trong giờ học, bút sách ghi chép cẩn thận, chúng tôi cấp dưới mà ông gọi bằng thầy, xưng tôi. Tôi chưa từng gặp người học trò nào hiếmcó như vậy.” Rồi chợt trầm hẳn lại, ông Hoàng Cầm buồn rầu kể lại câu chuyện mà theo ông là ân hận nhất trong đời: “Có một câu chuyện làm tôi ân hận mãi, đến tận bây giờ vẫn không nguôi, đó là vì tôi không hiểu được sự cao cả của con người ôngThanh. Đó là vào 1967, khi đó tôi đã được về lại Hà Nội, còn ông Thanh thì nổi tiếng lắm rồi vì mấy năm đánh Mỹ ở trong Nam. Năm ấy có cuộc triển lãmtranhởTràngThi, tôi được mời đến dự buổi khai mạc. Một lúc sau tôi thấymọi người ùa ra đón ông A, là một trí thức nổi tiếng, người anh lớn của chúng tôi từ khi bắt đầuđi theo cách mạng rồi theo lên Việt Bắc. Hồi xưa ông A cũng quý và đồng cảm với tôi lắm. Bao năm không gặp lại, tôi vồn vã bước ra nhìn ông, định mở lời ‘Chào anh A’, nhưng ông nhìn vàomắt tôi, rồi quay đi. Tôi sững người, đứng như trời trồng rồi quay vào góc nhà. Không hiểu vì sao như thế nhỉ, mà không thể ông không nhận ra tôi, nhìn ánh mắt ông nhìn tôi biết chứ. Lúc đó tôi rất buồn, tủi thân, vô cùng chán ngán cho nhân tình thế thái, cho tình anh em đồng chí… Lúc bấy giờ đối với tôi triển lãm không còn hứng thú gì nữa, thì mọi người lao xao: ‘Anh Thanh đến’. Tôi thân và rất quý ôngThanh từ hồi trên Việt Bắc, cũng nhớ thủ trưởng cũ lắm vì nhiều năm không gặp. Nhưng đầu muốn bước mà chân cứ ríu lại, rồi tôi quay đi vào góc xa để ông ấy không nhận ra, vì cú sốc và thất vọng khi chạy tới định chào ông A hồi nãy. Vào lúc đó, những gì tốt đẹp về những người anh, người thủ trưởng mình tan vỡ hết. Ông Thanh không nhìn Nghe ông kể, tôi cứ suy nghĩ mãi - chỉ một câu chào, chỉ một ánh mắt thôi, mà có thể đi theo suốt cả cuộc đời một nghệ sĩ lớn như vậy. Đó là tình người, đó là bản năng của người nghệ sĩ, hay là tình cảm Cách mạng, tình đồng chí, tình bạn đích thực? Hết chuyện buồn, thì cũng đến chuyện vui. Nở nụ cười, mắt sáng lên, nhà thơ “Lá diêu bông” kể câu chuyện về bài viết “Ông Đại tướng và đêm quan họ đầy bão táp”, về cách mà Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đứng ra bảo lãnh cho đêm biểu diễn quan họ bị đả kích là “cổ súy lãng mạn, suy đồi” do Hoàng Cầm tổ chức vào tháng 5 năm 1954. “Câu chuyệnấy tôi viết lâu lắmrồi, nhưng chưa códịpgửi in. Dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh ông Thanh, nhà xuất bản đến xin bài. Tôi tìm mãi trong đống giấy tờ sách vở (Hoàng Cầm chỉ tay lên giá sách che kín một khoảng tường, toàn những bản thảo của ông trong suốt bao nhiêu năm) mà không thấy. Bí quá tôi lấy 2 đồng xu xin âmdương, thắp 3 nén nhang rồi khấn: “Ông Thanh, ông sống khôn thác thiêng, xin phù hộ tôi tìm lại được bài báo”. Thế mà ngay hôm ấy tôi tìm thấy. Không sửa chữ nào, tôi chỉ thay cái tiêu đề rồi đưa in. Ông Thanh thiêng lắm cậu ạ, như thế là ông ấy không giận tôi đâu”. Nhà thơ Hoàng Cầm và chút tâm sự muộn màng THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH thấy tôi, quay đi vui vẻ nói chuyện với mọi người. Mấy ngày sau ông ấymất, tôi buồn lắm, tiếc cho một tài năng mà chết trẻ quá. Cho đến một hôm tôi ghé qua Báo Văn nghệ, có ông ở Hội Nhà văn nói: ‘Hôm trước anh Thanh đến nói chuyện với văn nghệ sĩ ở Hội Nhà văn, mọi người đến đông đủ cả. Anh ấy có hỏi, sao không thấy anh Hoàng Cầm?’ Nghe xong tôi sững người - mình hiểu sai về ông ấy rồi. Tôi lấy dạ tiểu nhân mà đo lòng quân tử. Đau đớn nhất là ông mất rồi, mình không bao giờ còn cơ hội sửa sai nữa. Lúc đó nghĩ lại, tôi tin là nếu bước đến gặp, chắc chắn ông ấy sẽ cư xử tử tế và chân tình với tôi, dù có thế nào đi chăng nữa…”. Câu chuyện của ông Hoàng Cầm trĩu nặng lòng cả người kể lẫn người nghe. Sau đó còn nhiều lần nữa, khi gặp tôi Hoàng Cầm vẫn kể lại câu chuyện ấy như một kỷ niệm rất buồn của ông. Ông bảo: “Sống trên đời tôi ít ân hận lắm, riêng chuyện đó tôi không thể nào quên được”. Dịp kỷ niệm80 nămngày sinh ba tôi (Đại tướng Nguyễn Chí Thanh), trên tờ Lao Động có bài báo nổi tiếng của nhà thơ Hoàng Cầm: “Ông Đại tướng và đêmQuan họ đầy bão táp”. NGAYNAY.VN 46 VĂNNGHỆ SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==