Ngày Nay số Đặc biệt

Có một thực tế là Hà Nội đang ngày càng biến dạng, những khảo cứu hay đóng góp từ khía cạnh chữ nghĩa càng ngày càng có vẻ lạc thời và xa rời dòng chảy thời thượng, nên người nghiên cứu về Hà Nội sinh ra một mặc cảm là mình nói về những thứ đã và sẽ mất, điều đó gợi cảm giác khá tuyệt vọng. NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ - Sứ mệnh nghe to tát quá, mình ở vai ông thầy thì mình cố gắng như một người bạn tha thiết truyền đạt thôi. Bên cạnh việc mình vẫn viết về những điều mình cho là thú vị đó, thì mình phải truyền được cảm hứng cho các bạn rằng cứ tìm hiểu và học lại đi, có những thứ sẽ vui hơn nếu biết. Sẽ thấy cuộc sống có nhiều màu sắc hơn là giới hạn trong vùng an toàn của tiện nghi, cung cấp cho khả năng kết nối với xung quanh nếu như trải nghiệm mở rộng, hướng dẫn họ khai phá những vẻ đẹp họ chưa có cơ hội nhận ra thôi. Viết liên tục về Hà Nội, anh làm sao để mài giũa ngòi bút và ý tưởng? - Thật ra tôi có một sự biến chuyển nhất định vài năm gần đây. Hồi năm 2015-2016, sau khi cũng in độ 8-9 cuốn sách, tôi thấy khá bí khi triển khai các đề tài lớn. Nếu cứ lại những quyển tản văn mong mỏng, các chủ đề cũng sẽ đến lúc dẫm lại vào vết chân cũ. Đúng lúc ấy mình đi học cao học, chương trình của một trường bên Anh quốc mở ở Hà Nội, chuyên về Khoa học Quản lý truyền thông. Thật tình thì cũng nhiều môn không liên quan đến nghề tôi làm lúc đó (biên tập viên) như kiểu Marketing, kỹ thuật PR hay quản trị tổ chức... nhưng có những môn thật sự mình rất thích học. Học rồi mới hiểu ra phương pháp nghiên cứu, muốn viết một nghiên cứu dài hơi để khai thác kiến thức ra sao. Các lý thuyết về truyền thông, xã hội học... cho mình nhiều góc nhìn. Từ đó việc viết của mình sáng rõ hơn. Mọi vấn đề của quá khứ đều đang hiện diện trong hiện tại Nghe anh chia sẻ thì nghề viết không thể chỉ cần có cảm hứng là xong. Phải nghiên cứu và có phương pháp hệt như một môn khoa học? - Cảm hứng không phải vốn làm nghề lâu bền. Nhưng nói chung có cảm hứng thì mới đủ nhiệt mà theo đuổi, chứ không Từ hồi những năm 90 tôi học kiến trúc đến nay, năm nào cũng có vô số đồ án và dự thảo quy hoạch bảo tồn. Từ lúc phố cổ hãy cò nhiều nhà cổ, từ lúc các công trình hãy còn khá nguyên vẹn, nhưng vẫn không cản được sự biến dạng... Giả sử không viết về Hà Nội mà viết vềmiền đất khác, anh có loay hoay không? - Chúng ta có phương pháp và sự quan sát giúp cho việc viết mà, quan trọng là trải nghiệm và sự xâm nhập của mình vào bối cảnh ấy. Tôi cũng có những quan tâm đến những vùng đất khác, như Sơn Tây, các tỉnh truyền thống Bắc Bộ, hay Sài Gòn chẳng hạn. Nhưng Hà Nội thuận lợi hơn vì mình sinh ra lớn lên và sinh sống ở đấy, thêm nữa nó là vùng đất đặc thù tập trung quá nhiều vấn đề, nên so sánh với nơi khác không công bằng được. Cuốn sắp ra mắt độc giả ở NXB Trẻ trong tháng 10 này tên là “Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc”, không gian đề cập đã mở rộng ra rất nhiều. Nó khảo cứu Ban âm nhạc Tổng hội sinh viên Đại học Đông Dương hoạt động ở Hà Nội và cả Sài Gòn, thành viên của ban ấy vốn là những sinh viên Nam Kỳ ra Hà Nội học năm 19401945. - Vâng, nhiều bạn đọc đang rất nóng lòng chờ đón những trang viết mới của anh để khám phá thêm về Hà Nội và thời cuộc. Xin cảm ơn anh! n có cũng không được. Đầy người cũng lập chương trình viết đấy, nhưng sản phẩm nó không có cái quyến rũ của phiêu lưu. Mình phải cân bằng hai trạng thái đó. Viết là mình phải tự cảm thấy cảm xúc, và hình dung được trạng thái ấy sẽ tái tạo ở người đọc ra sao. Sẽ vô cùng khó để người ta hiểu, người ta thích nếu chính mình cũng không tường minh chính mình. Sự quyến rũ của văn Trương Quý có vẻ thâm trầm, mang sắc màu Hà Nội xưa nhiều hơn? - Tôi không rõ. Nói chung tôi thì cứ thấy cái gì nó thú vị thì mình khai thác thôi. Xã hội mình đang bị hội chứng lột xác, nó đúng kiểu bị công nghệ và đầu cơ ảnh hưởng. Ít ai muốn bỏ công sức ra làm cái gì quá lâu, chỉ muốn đầu tư cái gì nhanh nhanh thu hoạch. Văn hóa đâm ra là thứ bị tụt lại, vì vừa bé hạt gạo vừa lâu đồng tiền. Nói vậy thì có vẻ những tác phẩmnghiên cứu văn hóa thườngmang hơi hướng xưa? - Nhận xét hơi hướng xưa là một cách nhìn phiến diện, vì thật sự mọi vấn đề quá khứ đều đang hiện diện trong hiện tại. Chúng ta đang gặp những vấn đề gì đều có gốc rễ từ cái xưa đó. Nó là di sản, là hậu quả, hay là thành tựu - tùy góc nhìn. Khá nhiều người Việt Nam có một phức cảm nào đó là vừa ngưỡng mộ vừa e dè quá khứ. Ai cũng đòi cái tân kỳ, cái mới mẻ, xong rồi lại kêu ca về Hà Nội biến mất di sản, biến mất nét đẹp cũ, vì rằng chúng ta không chuẩn bị một nền tảng tư duy nào cho sự thay đổi. Nếu giữ thì vận hành ra sao, nếu thay mới thì đi từ triết lý nào? Chúng ta gần như vùng trắng... Anh có thể lấy ví dụ cụ thể? - Như rất nhiều đình chùa ở các làng quê, mỗi lần tôi đi thăm là thấy lọt thỏm giữa những nhà dân cao tầng không hề ăn nhập. Bên Hàn Quốc tôi thấy họ hiện đại vậy mà vẫn giữ hoặc phục dựng các kiến trúc truyền thống nhỏ bé, các công trình tôn giáo họ thường tìm cách hòa đồng hoặc lùi ra xa các cái lõi di sản, tôi không thấy bên ấy có cái chùa bê tông vàng chóe đỏ lựng mới toe nào cả... Sự thay đổi ở các di sản quả thực rất đáng bức xúc. Chúng ta có thể thấy cái đẹp của sự khiêm cung, giản dị, cái thô mộc của một thời đại để lại. Điều này tôi cũng đã lên tiếng ở nhiều bài rồi, nhiều người khác cũng lên tiếng. Dốc cầu LongBiên -Tranhbộtmàu củaNguyễnTrươngQuý. NGAYNAY.VN 65 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==