Ngày Nay số Đặc biệt

thử thách bản thân vô tiền khoáng hậu. “Nghĩ thử xem, ngày tôi cùng đoàn bước chân lên máy bay là 27/4 cho tới ngày sách ra mắt lần đầu là 1/7. Nghĩa là chỉ 64 ngày vỏn vẹn tính cả thời gian đi qua bên đó, tác nghiệp, xử lý hậu kỳ, biên tập, thiết kế, in ấn… Có lẽ chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam ra mắt trong thời gian kỷ lục như vậy”, Nguyễn Á nói. Lý giải việc ra sách với tốc độ chớp nhoáng, Nguyễn Á cho biết bản thân anh có rất nhiều kế hoạch. Trong thời gian sắp tới, có thể anh sẽ ra mắt khoảng một chục triển lãm đi kèm xuất bản sách nên muốn tận dụng hết mọi thời gian mình có. Đặc biệt, Nguyễn Á làm hết tốc lực bởi anh có mục tiêu ra mắt sách ngay trong tháng Bảy - tháng có ngày kỷ niệm lớn của các chiến sĩ. “Quân đội một năm có hai ngày kỷ niệm ý nghĩa nhất, nên tôi quyết tổ chức 3 triển lãm ảnh tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng vào ba tuần trước ngày 27/7 năm nay. Đây là cách tôi cảm ơn Lực lượng Gìn giữ hòa bình nói riêng và đại diện gần 100 triệu người dân Việt Nam tri ân sự cống hiến, hy sinh thầm lặng của các anh, các chị và gia đình của họ”, Nguyễn Á nói. Di sản để yêu và mê đắm Bên cạnh những bộ ảnh bám sát mảng đề tài đặc biệt về thời sự chính trị như Hoàng Sa - Trường Sa, cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, Hành trình cùng Lực lượng Gìn giữ hòa bình,… Nguyễn Á còn tạo tiếng vang đặc biệt qua ba bộ ảnh với chủ đề di sản là Đờn ca tài tử - Lời tự tình của dân tộc, quê hương (Giải B Giải thưởng Nhiếp ảnh xuất sắc năm 2015); 11 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh (Giải A Giải thưởng Nhiếp ảnh xuất sắc năm 2017) và Hầu đồng Việt Nam (Giải A Giải thưởng Nhiếp ảnh xuất sắc năm 2018). Khi hỏi về lý do khiến anh đặc biệt gắn bó với mảng đề tài nêu trên, Nguyễn Á giải thích nhìn từ phương diện nhiếp ảnh, di sản là tinh túy, hồn cốt của dân tộc. Nhiệm vụ của người cầm máy, cao hơn là người làm nghệ thuật là phải chớp được cái “hồn” ấy để lan tỏa và lưu giữ. Anh thích truyền tải di sản qua những câu chuyện và làm sách ảnh chính là cách kể chuyện của Nguyễn Á. Dù rằng để kể câu chuyện đa tuyến, tỉ mỉ đến thế về 11 di sản văn hóa phi vật thể, tay máy buộc phải “lặn lội” đến từng vùng đất, quan sát và trò chuyện cùng nghệ nhân. “Tôi lên kế hoạch, nung nấu nhiều năm trời về hành trình xuyên Việt cùng di sản. Các di sản phi vật thể trong mắt tôi đều đặc sắc, đẹp đẽ lạ thường và không có loại hình nào giống loại hình nào. Ví dụ, tôi có thể tìm thấy nét đẹp trong xống áo màu nâu thuần nơi những cô đào trẻ trình diễn Hát Xoan hay thấy sự rực rỡ, đa diện được thể hiện qua các giá đồng. Sự hòa quyện của màu sắc và âm nhạc trong di sản là thứ không chỉ khiến tôi mà rất nhiều người làm nghệ thuật khác phải yêu, phải mê đắm”, Nguyễn Á cho biết. Bàn về dự định với di sản trong tương lai, Nguyễn Á chia sẻ: “Có lẽ tôi còn trở đi trở lại rất nhiều với đề tài này.Việc tôi muốn làm lúc này là thực hiện một bộ ảnh lưu dấu ấn tất cả các di sản tại Việt Nam”. Trân trọng sáng tạo của người trẻ Bên cạnh sự nghiệp nhiếp ảnh, Nguyễn Á cho biết hiện tại anh là giảng viên của những lớp tập huấn, hội thảo về hình ảnh trải từ Nam ra Bắc. Với hơn 30 năm sóng đôi cùng chiếc máy ảnh, chuyện đời chuyện nghề với Nguyễn Á có thể nói “kể cả ngày không hết”. Tuy vậy trong những buổi dạy của mình, bản thân và những tác phẩm cá nhân chưa bao giờ trở thành trọng tâm để anh chia sẻ. Giảng cho những học viên trẻ, Nguyễn Á hướng họ đến cách tiếp cận mới mẻ, văn minh, gần gũi với nhịp sống đương đại. Không bao giờbiếnmìnhvànhữngđồng nghiệp cùng lứa trở thành tượng đài cao vời, Nguyễn Á luôn đánh giá cao người trẻ. Anh cho rằng chính họmới là những người góp phần làm thay đổi đáng kể tư duy và cách nhìn nhận về văn hóa tại Việt Nam. Trong những bài giảng của anh, thành quả của những đồng nghiệp trẻ, tài năng ở thế hệ Gen Z luôn chiếm thời lượng lớn, và anh dành cho họ những lời khen ngợi chân thành nhất. “Mỗi dịp giao lưu tại các trường đại học trong cả nước, tôi phát choáng về sự thông minh táobạo của các emsinh viên. Tương tự với các nhiếp ảnh gia trẻ, họ khiến tôi cảm phục và trân trọng”, Nguyễn Á nhận xét. Về kỳ vọng dành cho lứa nhiếp ảnh gia tương lai, Nguyễn Á cho rằng nếu các lĩnh vực khoa học, âm nhạc, phim ảnh, thể thao… đang không ngừng nở rộ nhân tài ở Việt Nam thì nhiếp ảnh cũng không phải ngoại lệ. Một thế hệ người trẻ có khả nănghọc hỏi đáng kinhngạc, trí tuệ và tầm nhìn tuyệt vời đối với anh rất xứng đáng để có thể đặt lòng tin. Có lẽ chính nhờ sự “fair play”, cái nhìn luôn yêu thương, nâng niu cuộc sống bằng cả trái tim ấm nóng khiến nhiếp ảnh gia Nguyễn Á trở thành người nghệ sĩ, người thầy, người đàn anh, người bạn luôn được công chúng và đồng nghiệp tâm phục khẩu phục. n Khi cònởNamSudan, buổi sángNguyễn Ábámđoànđểghi lại nhữnghoạtđộng của lực lượngnhưkhámchữabệnh chongười dân, giámsát tiếntrìnhhòa bìnhtrongnhữngvùnghậuxungđột, giao lưuvănhóa, trồngtrọt... Banđêm anhmangsảnphẩmrabiêntập, thiết kếrồi nhờcácđồngchí trongBệnh việnDãchiếnhỗtrợvềchúthíchđể lênnhữngnội dungchuẩnxácnhất. Kết nối với bèbạnquốc tế. Di sảnQuanhọqua lăngkính củaNguyễnÁ. NguyễnÁ trên máybay vận tải C17 củaKhông quânHoàng giaAustralia. Tôi lên kế hoạch, nung nấu nhiều năm trời về hành trình xuyên Việt cùng di sản. Các di sản phi vật thể trong mắt tôi đều đặc sắc, đẹp đẽ lạ thường và không có loại hình nào giống loại hình nào”. NHIẾP ẢNH NGUYỄN Á NGAYNAY.VN 71 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==