Ngày Nay số Đặc biệt

Trong ký ức của tôi, hơn 30 năm trước, trường mầm non là nơi đầy những món đồ hàng bằng nhựa xanh đỏ, những cầu trượt, xích đu, những bài hát về gấu Misa và thỏ trắng. Chuyến đi tháng Tám đến Lai Châu đã đem đến một cảm quan mới mẻ, khi những cô giáo vùng cao không chỉ trông các con, mà còn đem bản sắc địa phương và ý thức thời đại gieo vào những tâm hồn nhỏ bé. Người đi gieo mầm Lai Châu những ngày cuối tháng Tám mưa nắng thất thường. Cậu lái xe tên Vương kể, lắm khi mưa dai dẳng mãi đến40ngày. Lời của cậukhiến chúng tôi cũng lo lắng không biết đường từ thành phố vào xã, bản có dễ dàng. Sau hai tiếng từ trung tâm thành phố Lai Châu, xe dừng ở trường mầm non Trung Chải, xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn. Trong khi mọi người tập trung trò chuyện ở sảnhchính, tôi lang thangqua những lớp học vắng người. Không phải những gian nhà tranh vách đất đơn sơ, phòng học nơi này tương đối khang trang, sạch sẽ. Phần lớn những món đồ chơi đều được làm thủ công. Nào lê, táo, chuối…tất cả đều được làm bằng tay với đường kim mũi chỉ chỉn chu. Bộ đồ tập đếmtừ những viên sỏi lớn sơn vàng và đỏ. Những bắp ngô và những bộ trang phục dân tộc bé xíu treo trên tường. Đúng lúc đó, Thanh bước vào. Thanh, người dân tộc Thái, gốc Điện Biên, tới Lai Châu làm giáo viên được sáu năm. Trái với sự bẽn lẽn của những đứa bé vùng cao, chỉ ngượng ngùng giấu mặt sau lưng nhaumỗi khi tôi giơmáy ảnh, hay chị chủ quán cà phê thân thiện nhưng rất kiệm lời, Thanh cuốn tôi đi bởi sự rạng rỡ và hồ hởi của mình: “Chị là nhà báo theo đoàn à, chị muốn chụp ảnh phải không? Để em dọn dẹp lại góc này cho chị nhé?”. Thanh kể, các cô trong trường đang trang trí lớp để chuẩn bị khai giảng cho các con. Trường chủ trương áp dụng mô hình “Trường học hạnh phúc gắn với văn hóa bản sắc dân tộc”, mọi đồ vật trang trí hay giáo cụ trực quan đều cần dùng sản vật địa phương để kể cho các con nghe về con người, cuộc sống trênmảnh đất Lai Châu. Thanh chỉ vào những bộ quần áo dân tộc:“Đây là trang phục của người Thái, người Mông, người Mảng và người Kinh. Những bộ quần áo này là của phụ huynh đóng góp cho trường chị ạ,” cô giáo trẻ giải thích: “Các con ở trường chủ yếu là người dân tộc Mảng và Mông, dạy cho các con biết về trang phục dân tộc của mình và các bạn cùng lớp là điều quan trọng trong việc giữgìnbản sắc, đồng thời hiểu hơn về sự đa dạng các dân tộc.” Mỗi giáo viên cũng được tự do lên ý tưởng sáng tạo cho lớp của mình. Sử dụng những vật liệu đến từ thiên nhiên như bắp ngô, sỏi, gỗ hay vải vóc thật sự thân thiện với môi trường hơn so với đồ chơi nhựa, và cũng tốn ít chi phí hơn. Mô hình trường học này không chỉ góp phần vào Báo Lai Châu trước đó từng đưa tin, Lai Châu đã và đang nỗ lực triển khai nhiều hoạt động bảo vệmôi trường, như tái chế viêngạch sinh thái để xây tường bao, làm tủ sách cho thư viện; dùng làn đi chợ; phân loại rác thải; phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” quét dọn vệ sinh môi trường khu dân cư của đoàn Thanh niên hay dự án “Cánh đồng không vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật” của Hội Nông dân… Nhưng trên thực tế, việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ở Lai Châu còn rất nhiều khó khăn, vận chuyển thủ công và thiếu trang thiết bị. Rác thải sau khi thu gom và phân loại chủ yếu xử lý theo hình thức đốt và chôn lấp. Việc xử lý rác thải thủ công gây phát sinh nhiều khí độc, ngấm vào lòng đất, vào nguồn nước, làm ô nhiễm môi trường và tổn hại đến sức khỏe của chính các giáo viên, những người đang mang trọng trách gieo “mầm non”của đất nước. Nhưng đó chẳng phải là chuyện của mỗi Thanh và các giáo viên mầm non Trung Chải, đó là chuyện của cả một vùngđất, vàcủavôvànnhững vùng đất khác trên khắp Việt Nam. Là một bài toán đến giờ vẫn chưa tìm ra lời giải. * * * Uơmmầm trên đất Lai Châu QUỲNH HOA giáo dục ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa, mà còn giảmbớt gánh nặng môi trường đè lên Lai Châu nói chung, và bản thân những cô giáomầmnon nhưThanh nói riêng. “Ở đây, chúng em có dạy cho các con trồng cây và phân loại rác đơn giản, loại nào dễ phânhủyvà loạinàokhóphân hủy, các con sẽ được hướng dẫn bỏ riêng hai thùng. Với thùng dễ phân hủy thì có thể xử lý cho thành phân bón cho cây, còn thùng khó phân hủy như đồ nhựa, nilong, pin điện tử… các cô giáo sẽ mang ra xa khỏi khuôn viên trường để đốt, tránh làmảnhhưởngđến các con.” Câu chuyện du lịch và môi trường của Lai Châu vẫn còn điểm sáng, bởi những thế hệ mầm non - mai sau sẽ làm chủ vùng đất này - đang được dạy cách yêu bản sắc quê hương và ý thức về môi trường một cách đúng đắn, bởi những cô giáo yêu nghề như Thanh. CôgiáoThanhvàhọc sinhbêngóc lớp trang trí sảnvật địaphương. Thànhphố tựa vàomây. Ở đây, chúng em có dạy cho các con trồng cây và phân loại rác đơn giản, loại nào dễ phân hủy và loại nào khó phân hủy, các con sẽ được hướng dẫn bỏ riêng hai thùng. CÔ GIÁO THANH NGAYNAY.VN 74 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==