Ngày Nay số Đặc biệt

Người lớn có thể làmgì để đất dưới chân các conkhông chìmtrong rác? Một góc côngviênHồThủy Sơn. Chạy đua cùng rác? Trong các bữa ăn, tôi nghe đồng nghiệp nói về việc đồ ăn Tây Bắc ngon thế nào, không khí trong lành ra sao. Nhược điểm của Lai Châu là địa hình xa xôi cách trở, thông tin quảng bá ít ỏi, hạ tầng giao thông chưa phát triển và thiếu tour tuyến kết nối liên tỉnh, liên vùng. Họ gật gù, “phải phát triển đường bay”, đấu nối đườngcao tốcNội Bài - LàoCai đi Lai Châu, hoàn thiện dự án đường hầmxuyên đèo Hoàng Liên Sơn thì may ramới có thể thúc đẩy du lịch, chứ 8 tiếng chạy ô tô là quá dài, mệt mỏi, sẽ khiến du khách ngại ngần. Và nếu không có những lễ hội hấp dẫn, hình thức du lịch thể thaomạohiểmmới, du lịchLai Châu sẽ khó có thể nở rộ như “người hàng xóm”Sa Pa. Tôi tuyệt nhiên không thấy ai nói đến việc một mai sau khi khách du lịch đến quá nhiều thì Lai Châu sẽ phải ứng xử ra sao. Phải chăng đó là việc quá xa, chưa cần phải nghĩ đến? Cũng trong tháng Tám, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đã đăng tải một bài viết kêu gọi ý tưởng giảm thiểu rác nhựa cho Khu dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà: “Với lượng khách du lịch ngày càng tăng, kéo theo lượng rác thải tăng nhanh, vấn đề về thu gom, phân loại, xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải nhựa vẫn đang là mối quan tâmhàng đầu của chính quyền cũng như của người dân tại Cát Bà.” Không phải Cát Bà thiếu những nhà bảo vệ môi trường, những phong trào, hoạt động xanh. UNESCO cũng ghi rõ: “Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà đã và đang có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường, quản lý rác thải thông qua các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về giảmthiểu rác thải, tổ chức phân loại rác tại nguồn, thực hiện phong trào “Hạn chế sử dụng túi nilon, nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”, mô hình“Biến rác thành tiền”, phát động chương trình giảm thiểu sử dụng các sản phẩm nhựa dùngmột lần tại các cơ quan, đơn vị, trường học, các cơ sở kinh doanh dịch vụ… Đặc biệt, mỗi tháng một lần vào chủ nhật cuối cùng của tháng, toàn huyện phát động sự kiện“Ngày Chủ nhật xanh” để thu gom rác với sự hưởng ứng đông đảo của người dân”. Nhưng vẫn không đủ và chưa“đủ nhanh” để chạy khỏi rác. * * * Quay lại câu chuyện của Lai Châu, trên đường lên đỉnh Nùng Nàng - một nơi được du khách nhận xét là điểm ngắm thành phố đẹp nhất về đêm – cậu lái taxi kể, Lai Châu cứ vắng khách quanh năm thế này thôi, chẳng có mùa nào là mùa du lịch. Nếu có lễ hội thì đông hơn một chút, nhưng kể từ đại dịch, đã chẳng có sự đông vui nào. Thành phố Lai Châu rất đẹp, đường rộng thênh thang và sạch sẽ. Những dãy nhà với nền xanh của rừng và trắng của mây rộng dài vươn ra ngoài tầm mắt. Thành phố cũng rất tiện nghi, siêu thị cuối phố nơi tôi ở to lớn gấp chục lần những cửa hàng tiện lợi ở thủ đô. Hẳn nhiên, sự tiện lợi đến cùng với những túi nilong và đồ nhựa dùng một lần. Du khách có thể sẽ hài lòng với sự nhanh gọn và đầy đủ quen thuộc ấy. Còn Lai Châu sẽ phải chạy đua với rác thế nào? Kế bên Quảng trường Lai Châu là công viên Hồ Thủy Sơndiễmlễ, xanhmát. Nhưng một góc hồ, cá chết nổi trắng, mùi xú uế nồng nặc. Thế mà khi tôi hỏi nguyên do, cậu phóng viên trẻ Lai Châu lại ngơ ngác: “Có cá chết à chị?” Có phải Hồ Thủy Sơn quá rộng, hay Lai Châu quá lớn, hay việc bảo vệ môi trường nơi đây vẫn chưa được quan tâmđúngmực? Tôi tìm những bài báo cũ, lại nhận ra đây cũng không phải là một vấn đề mới, mà đã được đưa tin từ tận… 2013. Ở thời điểm ấy, bà Trần Thị Truyền – Công nhân Công ty TNHH số 10 đã nói: “Được Công ty giao thu dọn rác quanh hồ Thủy Sơn tôi thấy các hộ kinh doanh quanh khu vực hồ thường xả rác xuống hồ làm bẩn lòng hồ làm mất cảnh quan và gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng”. Hồ công viên Thủy Sơn được hoàn thiện năm 2009, vốn là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh với tác dụng điều hòa không khí, tạo điểm nhấn cho cảnh quan đô thị. Và đến 2022, tôi vẫn thấy cá nổi trắng trên hồ. Chuyện bảo vệ môi trường không phải một vấn đề quá xa, mà đáng lý đã cần thực hiện cách đây cả chục năm rồi. Hiện giờ, dù lượng du khách ít ỏi, nhưng Lai Châu vẫn chưa thể xử lý triệt để vấn nạn ô nhiễmmôi trường. Một tương lai hấp dẫn du khách chắc chắn sẽ kéo theo nhiều vấn đề. Ít ra thì, câu chuyệndu lịch và môi trường của Lai Châu vẫncònđiểmsáng, bởi những thế hệ mầm non – mai sau sẽ làm chủ vùng đất này – đang được dạy cách yêu bản sắc quê hương và ý thức về môi trường một cách đúng đắn, bởi những cô giáo yêu nghề nhưThanh. Khi Lai Châu trở thành một miền lễ hội vui tươi, có lẽ những đứa trẻ ấy đã kịp lớn và có thể vững tay bảo vệ màu xanh quê hương mình. Trong khi đó, những “người lớn”có thể làm gì để đất dưới chân các con không chìm trong rác? * * * Về Hà Nội, nửa đêm không ngủ được, tôi nhắn tin choThanhhỏi, giờcác concần nhất là gì Thanh nhỉ? Tin nhắn rất nhanh được gửi đến: “Vẫn là giày dép, khẩu trang, gối chiếu để các con ngủ. À, cả bút chì nữa chị ạ.” Bút chì, cho những em bé vùng cao, tậpvẽ về cuộc sống, về gia đình, về cái đẹp và cả tương lai của chínhcác em.Tôi nhất định sẽ gửi cho Thanh những cây bút ấy. n Các conđược đến trường, học cách yêubản sắc quêhương và ý thức vềmôi trườngmột cáchđúngđắn. Khi Lai Châu trở thành mộtmiền lễhội vui tươi, có lẽnhữngđứa trẻ ấyđãkịp lớnvàcó thể vững taybảovệmàu xanhquêhươngmình. NGAYNAY.VN 75 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==