Ngày Nay số Đặc biệt

nối kiên trì nếu em nằm xuống, các bạn của em chưa ai thay em làm được tất cả những việc này. Kết nối những nguồn lực, kết nối những con người để cùng làm điều tốt đẹp, không chỉ cần hảo tâm, mà còn cần rất nhiều kiên trì và niềm tin”. Cao Trung Hiếu – Tổ hợp thanh xuân Giới trẻ Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ hội nhóm. Nếu những năm 90, mô hình quán cà phê sinh viên từng lan khắp từng cổng trường đại học, từng khu ký túc xá, tới từng con phố lớn nhỏ. Thì những năm 2000 xuất hiện các tổ hợp quán xá – hiệu thời trang – triển lãm nghệ thuật – câu lạc bộ cùng sở thích (kèm hướng dẫn kỹ năng nhiều bộ môn nghệ thuật). Một thập niên qua, khi smart-phone, mạng xã hội và trà sữa lênngôi, sựgắnkết của giới trẻ đột ngột biến đổi theo chiều hướng khác. “Một thế hệ cúi đầu” là cách nhiều người sử dụng khi nhìn những người trẻ mắt không thể rời màn hình điện thoại, ngay cả khi họ rủ nhau “đi cà phê”, ngồi kín xung quanh bàn. Các nhà văn hóa thưa vắng người lui tới, các lớp dạy nhạc, khiêu vũ, võ thuật… từng thu hút thanh niên bao thế hệ, giờ không thể gomđủ số học viên. Trong bối cảnh ấy, Kofi xuất hiện ở Hà Nội như một chuyến tàungược về quá khứ. Tận dụng diện tích bỏ không đã lâu năm củamột xí nghiệp cuối ngõThổQuan, CaoTrung Hiếu xây dựng nên Kofi và gọi là Hội quán. Nguồn thu là bán nước giải khát, nhưng Hội quán Kofi mang lại cho những khách hàng trẻ tuổi sự giải tỏa. Bên nhau, họ chơi guitar, trống, kèn, ca hát nhảy múa. Những sản phẩm thủ công được bày bán, những chiến dịch hoạt động xã hội nhỏ được phát động và lan tỏa bền bỉ. Nhanh chóng, những “ông bà chủ” khác sát cánh bên Hiếu, bên Kofi, tiếp tục mở rộng, làm phong phú thêm các hoạt động của tổ hợp được gọi là 60SThổQuan (Sixty Square). Đó đã là điểm hẹn náo nhiệt và lành mạnh của giới trẻ Hà Nội trong suốt 3 năm, cho đến khi phải trả lại mặt bằng. CaoTrung Hiếu dọn đồ đi, nhưng tấmbiển hiệu Kofi vẫn mang theo. Một hội quán Kofi khác được mở tại Trung Tự, và nhữngnămtiếp theo là các cơ sở tại Đà Nẵng, Hội An. Đó là mô hình kinh doanh? Đúng. Nhưng đó là tinh thầnmà những người trẻ trong sáng dành cho nhau. Kofi của Cao Trung Hiếu, đại diện cho hàng trăm, hàng nghìn hội quán trẻ đang sinh hoạt sôi nổi từNamraBắc.Thế hệ GenZ, và tiếp theo nữa, sẽ có nhiều nơi để sinh hoạt đúng năng lượng và sức trẻ củamình. Họ kết nối với nhau bằng năng lượng của thanh xuân. Ngô Thị Hồng Nhung - 9 năm không đứt bữa 9 năm trước, khi tình cờ tới Mường Tè, Lai Châu, Ngô Thị Hồng Nhung tình cờ biết một khoảng trống của chính sách hỗ trợ giáo dục. Ởnhững điểm trường tại bản, vì không phải trường nội trú, nên trẻ không được hỗ trợ kinh phí ăn ở của ngành giáo dục. Về lý thuyết, những điểm trường bản dành cho học sinh đi học tại chỗ(cấptiểuhọc, trunghọc cơ sở), vì thế trẻ có thể đi học rồi trở về nhà trong ngày. Tuy nhiên thực tế không hẳn vậy, ở miền núi dân cư sinh sống rải rác trên địa bàn rất rộng, vì thế nhiều học sinh phải vượt cả ngày đường mới tới được trường học. Điều kiện sống của người dân còn khó khăn, trẻ đi học chỉ được cho ít gạo tự nấu ăn trưa, còn thức ăn thì kiếm trong rừng, thường xuyên là rau rừng chấmmuối ớt. Ngay cả nhữngđứa trẻnhà ở gần trường cũng đói, sau buổi học sáng, nhiều trẻ về nhà và khôngquay lại tiếp tục buổi học chiều vì đói mệt. Trở về xuôi, Hồng Nhung trăn trởmãi, cuối cùngnghĩ ra môhìnhCơmtrưa cho trẻđến trường. Cô tính ra mỗi phần ăn ngoài gạo phụ huynh góp, cần có thịt, có rau, theo vật giá địa phương khoảng 7 nghìn đồng. Mỗi tháng (trừ ngày nghỉ), để một học sinh được duy trì 1bữaăn trưamỗi ngày, cần 150 nghìn đồng. Nhung vận động mọi người đóng góp theo các gói, tối thiểu 150 nghìn đồng là được 1 tháng/học sinh, nhiều hơn thì góp 3 tháng, 6 tháng, 1 năm… Suốt 9 năm, đến giờ Ngô Thị Hồng Nhung đã có mối quan hệ chặt chẽ với Phòng giáo dục huyện MườngTè, với giáo viên nhiều điểmtrường tại bản trênkhắp địa bànhuyện. Mỗi nămhàng trăm học sinh được ăn bữa trưa có thịt, 9nămlàhàngvạn học sinh đã được hỗ trợ ăn ngon để tới trường. Những nhà hảo tâm đến, rồi đi. Những cộng tác viên đến, rồi đi. Hồng Nhung vẫn kiên trì với chương trình của mình. Hai nămdịch COVID-19 hoành hành, việc quyên góp rất khó khăn, để đảm bảo lời hứa không để trẻ đứt bữa, có những lúc quỹ tài chính không còn xu nào. Hồng Nhung lại xoay xở bán hàng online, và tất nhiên cả bỏ tiền túi (vốn đã chẳng nhiều nhặn gì). Vậy mà như năm 2021, một mình cô vận động được 500 triệu đồng, đổi lấy những bữa cơm trưa đủ chất cho học sinh huyệnMườngTè. “Cũng phải thông cảm cho những người thiện tâm, con đường này quá dài và không biết bao giờ kết thúc. Đã có những lúc emnản lòng, muốn rời bỏ âmthầm. Nhưng chỉ một cuộc điện thoại của các thày cô trên ấy, em lại mở máy tính, gửi thư mời cho mọi người, rao bán cái này các khác, rồi hạnh phúc thấy những tinnhắnbáo tiềnvề tài khoản. Dù chỉ dăm chục một trăm…”. Ngô Thị Hồng Nhung chưa bao giờ thống kê tổng số học sinh đã được cô “mời cơm trưa”, bao nhiêu đứa trẻ đã từ đó mà theo đuổi việc học lên cao hơn nữa.n Suốt 9năm HồngNhung nỗ lực không đểđứa trẻnào bị bỏđói. Kofi củaHiếu làmột tụđiểm kết nối các nghệ sĩ trẻ. NGAYNAY.VN 77 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==