Ngày Nay số Đặc biệt

Điều đáng ngạc nhiên, đây không phải là sự kiện được thực hiện một cách chuyên nghiệp bởi tổ chức, cơ quan nào, mà là “sân chơi” được tạo nên bởi người trẻ. 1. Sự kiện“Bách Hoa Bộ Hành” ra đời nhằm chia sẻ và giới thiệu thành quả nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức tiêu biểu về trang phục truyền thống, điểm chung là họ đều rất trẻ. Tất cả cùng tôn vinh, trình diễn các sản phẩm cổ phục chất lượng và dạo quanh hồ Hoàn Kiếm. “Bách Hoa Bộ Hành” đã góp phần quảng bá, đưa Việt phục đến gần hơn với người dân cũng như du khách nước ngoài. Như một màn pháo hoa rực rỡ, Bách Hoa đã “đánh động” cả những trái tim xa xứ. Nhờ loạt bài viết về người trẻ và phong trào Việt phục, tôi đã làm quen được với Bùi Hải My, 28 tuổi, thạc sĩ chuyên ngành Nghệ thuật, Văn hoá và Di sản tại Đại học Maastricht, người gốc TP HCM và hiện đang sinh sống tại Hà Lan. Hai tháng sau sự kiện, Hải My đã có một chuyến hồi hương, du lịch xuyên Việt để tìm kiếm tư liệu cho công trình nghiên cứu của mình. 2. Có một câu nói khá nổi tiếng được nhắc đến nhiều trong các bài viết di sản: Cách tốt nhất để bảo tồn các di sản văn hoá là cho chúng một đời sống trong xã hội hiện đại, thay vì trưng bày và bảo vệ trong lồng kính. Đồng quan điểm, Hải My và nhiều người trẻ đang từng bước hiện thực hóa việc đưa những trang phục Việt cổ quay về với cuộc sống một cách đời thường, dung dị nhất. Ở lễ nhận bằng thạc sĩ, Hải My chọn khoác lên mình tấm ngũ thân vải sa vân mây, lót tím, cúc áo từ đá mặt trăng của nhà mốt Thủy Trung Nguyệt. Bộ cánh đã gây ấn tượng và khơi dậy sự tò mò cho giáo viên và bạn bè quốc tế, vốn đã quen mắt với hình ảnh áo dài. Suốt chuyến hồi hương, cô cũng luôn mặc Việt phục, từ ngũ thân tay chẽn Lãnh Mỹ A của mẻ, hay Chiêu Văn Các – tập trung vào nghiên cứu chất liệu đương đại. Tất cả họ đều mong muốn kiểu dáng, màu sắcViệt phục được đại chúng hoá, phổ biến hơn, và được những con người Việt Nam khoác lên như thường phục, như cách họ mặc áo phông, quần jeans hàng ngày. 3. Di sản được coi là tài sản văn hóa vô giá đối với cộng đồng, đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước. Tuy nhiên, đây cũng là những vật báumongmanh khónắmbắt và rất dễ“xói mòn”. Tại các hội thảo di sản trong nước, vấn đề thiếu hụt nhân lực chất lượng cao đã được nêu lên đầy trăn trở. Dù vậy, dễdàngnhậnthấynhững gương mặt thường xuất hiện trong các hội thảo này đều là những “cây đa”, “cây đề” trong nhà mốt Great Việt Nam, đến áo vải thêu của Chiêu Văn Các, ngũ thân tơ sống của nhà mốt Đông Phong. Hải My không ngần ngại “lăn lê” cùng nhóm phóng viên Ngày Nay băng qua những con phố nhỏ Hà Nội bất kể nắng mưa, thưởng thức đủ món đồ ăn dân dã mà không chút nao núng, lo sợ bộ cánh quý giá ámmùi. My kể, dọc hành trình từ Nam ra Bắc, cô đã gặp và nói chuyện với rất nhiều bạn trẻ nhiệt huyết, những cá nhân đứng đằng sau thành công của các thương hiệu nổi tiếng trong cộng đồng người trẻ yêu Việt cổ phục, như Đông Phong - miệt mài tìm tòi cách dệt, nhuộm thủ công, Thuỷ Trung Nguyệt - trung hoà giữa hai trường phái cũ và mới, Gấu Béo – chú trọng sản xuất Việt phục theo hướng hàng loạt vàmới Giữa cái nắng chói changmùa hè, Hà Nội chứng kiếnmột cơn lốc hoa rực rỡ hơn bao giờ, dệt nên bởi những tấmáo ngũ thân, giao lĩnh, áo dài…khoác trênmình hàng trămnam thanh nữ tú. HàMy trong trangphục ngũ thân tại lễ tốt nghiệpởHà Lan. Ảnh: Kondou, DoãnQuang. HàMy trênhành trình xuyên Việt tìmkiếmtư liệunghiên cứu. Ảnh: Kondou, DoãnQuang. Người trẻ Việt Nam hành trình di sản TUẤN LINH NGAYNAY.VN 78 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==