Ngày Nay số Đặc biệt

VIỆT KHÔI Dịch COVID-19 đã đẩy gần 4.500 trẻ emViệt Nam rơi vào cảnh mồ côi, theo số liệu của Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong đó có 193 emđãmồ côi cả cha lẫn mẹ. Thời kỳ chết chóc nhất của dịch bệnh đã qua, nhưng sự tang thương thì vẫn bám riết lấy số phận những người ở lại. Nhưng may mắn thay, các em không cô đơn. Tại Đà Nẵng, một ngôi trườngnội trú cho trẻemmồcôi vì COVID-19 đã được thành lập với cái tên đầy ý nghĩa: trường Hy Vọng. Tính đến nay, trường đã có gần 300 học sinh, và sẽ tiếp tục nhận thêm đến khi đủ số lượng 1.000 em. Tại Việt Nam, đây là ngôi trường đầu tiên đứng ra tiếpnhận trẻmồcôi vì COVID-19 trên toàn quốc, bất kể các em thuộc vùng miền hay dân tộc nào. Món quà từ nỗi đau Ấn tượng đầu tiên của tôi về học sinh trường Hy Vọng là sự hào phóng của các em. Chị Phương, giáo viên phụ trách y tế của trường, kể rằng mỗi ca trực đêm làmột lần chị đượchọc sinh“vỗbéo”. Cứđến phòng kiểm tra là bọn trẻ lại bật dậy, nhao nhao hỏi hôm nay cô có mệt không, rồi đổ những túi đầy bánh kẹo, bim bim, thạch... tràn lan ra bàn, đòi cô phải ăn bằng hết mới thôi. Chị Phương biết các con thương mình hay phải thức đêm làm việc, nên từ chối sao nổi lời đề nghị dễ thương ấy. Ngay cả tôi cũng không phải ngoại lệ. Trong bữa cơm đầu tiên với lũ trẻ, tôi đã ăn gấp đôi khẩu phần của mình. “Chú ăn đi! Ở đây bọn con chẳng thiếu đồ ăn đâu”, và khay cơmcủa tôi cứhết lại đầy như niêu cơmThạch Sanh. Ăn xong, mấy cậu trai lại tranh nhau mời tôi lên phòng ngủ lại, nhất quyết không cho tôi rangoài thuê khách sạn, thậm chí không cho về Hà Nội luôn. Học sinh trường Hy Vọng còn rất hào phóng về tình cảm. Các em đối xử với nhau như anh chị em ruột thịt, dù chỉ vài tuần trước vẫn còn là những người xa lạ. Cùng học, cùng chơi, cùng lao động, cùng nghịch ngợm và cùng chịu phạt. Các anh chị lớn luôn quan tâm và hướng dẫn từng chút một cho những em bé hơn, từ việc gấp chăn màn, giặt quần áo đến trồng rau, tưới cây, dọndẹpnhà ăn... Đâu đâu cũng đầy ắp những tiếng cười nói giòn tan như bắp rang. Vừa nghe giọng Hà Nội, lúc sau đã thấy giọng Nghệ An, Hà Tĩnh vang lên, rồi đến giọng Huế, giọng Sài Gòn… xen vào, không thiếu âm sắc của vùng miền nào. Mọi khoảng cáchvềđịa lý, văn hóa, tuổi tác... giữa các học sinh dường như không tồn tại ở đại gia đìnhHyVọng. “Thi thoảng tôi cũngnhận được những bức thư ‘tỏ tình’ từ mấy đứa nhỏ. Các con cảm ơn mình vì đã chăm sóc lúc các con ốm, vì đã lắng nghe các con tâm sự, rồi còn nhắc nhở mình phải giữ gìn sức khỏe nữa. Còn bé tí mà thật biết cáchquan tâmđếnngười khác!”. Và tôi tưởng như vậy là mình đã hiểu hết về những sinh của trườngHyVọng. Còn Quang Anh đã nhiều đêmmất ngủ sau khi bị tiếng còi xe cứu thương đánh thức. Vì ba lần xe cứu thương đến nhà em, là ba lần emphải chia tay vĩnh viễn những người thân yêu của mình. Quang Anh đã trải qua những tháng ngày phải sốngđơnđộc trong ngôi nhà chỉ vài tháng trước vẫn còn đông đủ thành viên. Âm thanh réo rắt liên hồi và ánh đèn đỏ quạch của xe cứu thương vẫn ám ảnh em đến tận bây giờ. Nhưng thật may mắn, những mất mát ấy đã không đánh gục những đứa trẻ Hy Vọng, mà lại là nguồn động lực để các em tiếp tục sống, tiếp tục hy vọng và trao đi yêu thương. Những “người thầy” bé nhỏ Anh Hoàng Quốc Quyền, Giám đốc dự án Trường Hy Vọng, luôn rất tự hào về học sinh của mình. Nhiều em chỉ vừa mới nhập học vài tuần trước, nhưng giờ đã quen với nếp sinh hoạt theo kỷ cương quân đội của trường. Đáng mừng nhất, nhiều em đã sẵn sàng mở lòng chia sẻ và biết thấu hiểu, đồng cảm với những số phận cùng cảnh Những đứa trẻ hào phóng của trường Hy Vọng đứa trẻ ấy, cho đến khi được nghe các em chia sẻ những câu chuyện thầm kín nhất về những người cha, người mẹ đã khuất củamình. Nhật Quang ngập ngừng đưa tôi xembức ảnh về người cha đã khuất mà cậu luôn để đầu giường. Trong đợt dịch cao điểm hồi tháng 9 năm ngoái tạiTPHCM, cảQuangvà cha đều nhiễm bệnh. Nhưng chỉ có Quang chiến thắng được con virus quái ác. Cha đã ra đi ngay trong vòng tay của cậu, chỉ kịp để lại lời trăng trối rằng hãy chăm sóc mẹ và em giúp ông. Phải vài ngày sau, thi thể của ông mới được đưa đi hỏa táng. “Đây là chiếc gối ngày xưa ba em hay dùng”, Quang chỉ vào chiếc gối đặt đầu giường,“không có nó, em không ngủ ngon được.” Mẹ của Đức Hải dương tính với COVID-19 khi mang thai em gái cậu được gần 9 tháng. Càng gần ngày sinh, bệnh tình của bà càng nặng. Bác sĩ bảo gia đình phải chọn cứu một trong hai. Hải và bố cầu xin bác sĩ hãy cứu lấy cả hai mẹ con. Nhưng sau ca mổ đẻ, chỉ có emgái Hải vượt qua được cửa tử. Hải đã thay mẹ pha sữa, vệ sinh, thay tã, ru em ngủ suốt hơn một năm trời trước khi trở thành học Tôi chưa từng nghĩ những đứa trẻmồ côi vì COVID-19 ấy lại có thể cho đi nhiều thứ đến vậy. Mất mát đã không thể đánh gục được các em, mà lại là nguồn động lực để các em tiếp tục sống, hy vọng và trao đi yêu thương... NGAYNAY.VN 84 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==