Ngày Nay số Đặc biệt

BàĐinhThịNhưHoa- trưởngphòngKiểmđịnh, Trung tâmỨngcứukhẩncấpkhônggianmạngViệtNam (VNCERT/CC) trực thuộcCụcAntoànthôngtin(BộThông tinvàTruyềnthông) chobiết, tạiViệtNamcó82%trẻem độtuổi 12–13tuổi sửdụng internet; trẻđộtuổi từ13 –14tuổi sửdụng internet là93%; trẻ từ16–17tuổi sử dụng internet chiếm97%.Dođó, bảovệ trẻemtrênmôi trườngmạng làvấnđềcấpthiết. Viện trưởngViệnViệnnghiên cứu quản lí và phát triển bền vững MSD cho biết: “Chúng tôi không khuyên cha mẹ kiểm soát trẻ, vì không thể kiểm soát một cách thái quá, cũng không thể thờ ơ. Mà cha mẹ hãy đồng hành cùng con em mình. Cha mẹ mỗi ngày đều có thể hỏi han và dành thời gian cho con để xem hôm nay con sử dụng internet thế nào, có những vấn đề gì, có những rủi ro gì? Và cha mẹ là người sẵn sàng ở bên cạnh để hỗ trợ và giúp đỡ các em. Bản thân các mạng xã hội lớn như là Facebook hay Tiktok cũng có quy định đối với cả người dùng là trẻ em. Nếu các em sử dụng chung tài khoản với bố mẹ, có nghĩa là các em sẽ tiếp cận luôn cả những cái cái thông tin dành cho người lớn, chưa phù hợp với độ tuổi. Do đó, người lớn hãy đọc hướng dẫn cộng đồng của những mạng xã hội khi có những tiêu chuẩn cộng đồng phù hợp”, bà Nguyễn Phương Linh nói. Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng “vaccine số” Nhiều chuyên gia khuyến cáo, cần phải nâng cao kỹ năng cho trẻ khi dùng internet, đây được ví như là ‘vaccine số’ giúp bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng. “Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, việc hạn chế hay việc cấm trẻ em, cấm học sinh tham gia môi trường mạng là không phù hợp. Quan trọng là chúng ta phải tạo ‘vaccine số’ cho trẻ em để các em có thể tăng sức đề kháng, sức phòng ngừa, tự bảo vệ được mình, tự phân loại được những nội dung nào là phù hợp với lứa tuổi và biết các địa chỉ cần thông báo, phản ánh khi tiếp xúc những nội dung, clip mà không tuân theo tiêu chuẩn cộng đồng của các nhà mạng hoặc vi phạm cái quy định của pháp luật Việt Nam”, đó là quan điểm của bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). Theobà NguyễnThị Nga, trong thời gian vừa qua, đặc biệt là từ năm 2021 cho đến nay, khi có Quyết định 830/ QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo lành mạnh trênmôi trườngmạng giai đoạn 2021 - 2025 , Việt Nam đã thành lập mạng lưới ứng cứu và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng bao gồmmột số cơ quan quản lý nhà nước đến từ một số đơn vị của Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, một số doanh nghiệp cung cấp các cái sản phẩm trên môi trường mạng, cơ quan báo chí và một số tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội hoạt động liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em tại Việt Nam. “Chúng tôi cũng đề nghị các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công an đồng thời làm việc với các nhà mạng mà chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam để kiểm tra, xử lý, đặcbiệt làđã cónhữngnội dung mà chúng tôi yêu cầu tháo bỏ, gỡ và chặn toàn bộ những cái nội dung vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời A05 của Bộ Công an xử lý đối tượng cũng như là tổ chức đã đăng tải. Sự phối hợp giữa các đơn vị là chặt chẽ, kịp thời của các cơ quan chức năng đã giúp ngăn chặn những hình ảnh có nội dung xấu độc và vi phạm theo cái quy định của Việt Nam. Chúng tôi cũng nhận được sự hợp tác rất tích cực từ một số đơn vị, doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm trên môi trường mạng”, bà Nga cho biết. Bà Nga nhấn mạnh, để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, công tác phòng ngừa là quan trọng nhất. Công tác truyền thông nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, cho giáo viên, cho cha mẹ và cho chính trẻ em luôn được các cơ quan chức năng chú trọng. “Trong năm 2022, chúng tôi đang xây dựng quy trình phối hợp giữa Tổng đài 111 với các cơ quan chức năng trong việc tiếp nhận và xử lý các thông tin phản ánh từ người dân, cũng như chính trẻ em gọi điện phản ánh đến Tổng đài. Cũng trong năm nay, Cục Trẻ em phối hợp với Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam tăng cường tuyên truyền kiến thức cho trẻ em qua các cuộc thi an toàn thông tin với gần 600.000 em tham gia”. Những bước đi ấy đang góp phần tạo những liều ‘vaccine số’ cần thiết cho trẻ em tiếp cận mạng internet một cách an toàn và hiệu quả nhất. n NGAYNAY.VN 89 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==