Ngày Nay số Đặc biệt

Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, việc hạn chế hay việc cấm trẻ em, cấm học sinh tham gia môi trường mạng là không phù hợp. Quan trọng là chúng ta phải tạo ‘vaccine số’ cho trẻ em để các em có thể tăng sức đề kháng, sức phòng ngừa, tự bảo vệ được mình, tự phân loại được những nội dung nào là phù hợp với lứa tuổi...”. BÀ NGUYỄN THỊ NGA, PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC TRẺ EM (BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI) Trong công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, internet trở thành một phần tất yếu của cuộc sống giới trẻ, nhưng bên cạnh những lợi ích tích cực, môi trường mạng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, độc hại có thể “giết chết”một đứa trẻ. Con dao hai lưỡi Như một con dao hai lưỡi, ngoài giúp trẻ học tập, tìm hiểu và khám phá thế giới, không gian mạng vẫn luôn tìm ẩn nhiều hiểm nguy không thể lường hết được. Nó có sức tác động mạnh mẽ đến cả thể xác và tinh thần của một đứa trẻ. TS.BS Ngô Anh Vinh, Phó trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: “Sau dịch COVID-19 kéo dài suốt 2 năm, số lượng trẻ đến khám các bệnh về tâm thần có liên quan đến mạng xã hội tăng lên, thậm chí một số ca khá nghiêm trọng. Nhiều trẻ phải điều trị tại bệnh viện liên quan đến nghiện mạng xã hội; với những bệnh cảnh khá đặc biệt. Một số trường hợp trẻ vào viện khi đã có hành động tự tử”. Theo TS.BS Ngô Anh Vinh, việc nghiện mạng xã hội ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể chất như: Trẻ bỏ ăn uống, không ngủ thậm chí chơi game, sử dụng mạng thâu đêm suốt sáng dẫn tới cơ thể gầy gò, ốm yếu, suy kiệt; mệt mỏi, bơ phờ… Trẻ còn có thể có một số biểu hiện về mặt tâm lý, tâm thần như: Bị rối loạn cảm xúc, hay cáu gắt, mệt mỏi, hay buồn ngủ, thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Một số trường hợp nặng, tình trạng nghiện mạng xã hội kéo dài, có thể dẫn tới rối loạn tâm thần như: Lo âu, trầm cảm… lúc đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Hầu hết các trẻ nghiện mạng xã hội, sử dụng mạng thâu đêm suốt sáng hay bị rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ, việc học tập sa sút, dễ bỏ học, trốn học… Một số trường hợp trẻ xem các nội dung trên mạng xã hội nhiều nên các hình ảnh, thông tin đó sẽ tác động đến tâm lý của trẻ; nhiều trẻ bắt chước theo các hành động trên mạng; học theo những hành động kích động, bạo lực, thậm chí có thể liên quan tới các vụ án hình sự. Cũng là hệ quả của mùa giãn cách – khoảng thời gian trẻ con được trao cơ hội tiếp xúc nhiều với mạng internet, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em111 đã tiếp cận những ca tư vấn, hỗ trợ trẻ em khi gặp hậu quả sử dụng mạng xã hội gia tăng đột biến. Theo bà Lê Thị Thảo, Phó trưởng Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111: “Trong ba năm trở lại đây, trẻ em tiếp cận và sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều hơn. Việc học online và giải trí trên mạng gia tăng và đi kèm nguy cơ trẻ em bị xâm hại trên môi trường. Số liệu thống kê qua Tổng đài 111 cho thấy, tính từ năm 2020 đến nay, trẻ em và người lớn chăm sóc trẻ gọi đến để trao đổi về những cái trường hợp trẻ bị xâm hại trên mạng có xu hướng tăng. “Năm 2020, tỷ lệ trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng chiếm khoảng hơn 2% trong số những cái cuộc gọi tư vấn và can thiệp chuyên sâu. Đến năm 2021, tỷ lệ này chiếm khoảng 3,5% và chỉ trong sáu tháng đầu năm 2022 thì tỷ lệ này Nếu sử dụng mạng xã hội đúng mục tiêu, đúng thời điểm, vừa phải, internet thậm chí còn có ích cho trẻ, đặc biệt với trẻ vị thành niên đang cần tìm hiểu kiến thức xã hội. Nhưng ngược lại, nếu trẻ dùng vô tội vạ và không có kỹ năng vào mạng an toàn, internet sẽ là “thuốc độc” khiến chúng sa ngã, mất phương hướng. Bà Nguyễn Phương Linh, cho trẻ em để tăng đề kháng trên môi trường mạng HẢI THANH đã được hơn 4%”, bà Lê Thị Thảo đưa ra những con số thực tế. Số lượng trẻ em có thể là nạn nhân tình trạng xâm hại trên mạng tăng cao gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh về việc phải xây dựng những thói quen, phương pháp giáo dục, phòng ngừa mới để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng một cách an toàn, thích ứng với cái sự thay đổi của thời đại. Nhiều chuyên gia khuyến cáo, cần phải nâng cao kỹ năng cho trẻ khi dùng internet, đây được ví như là “vaccine số” giúp bảo vệ trẻ emkhi thamgiamôi trườngmạng. “VACCINE SỐ” NGAYNAY.VN 88 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==