Ngày Nay số 303

Cơm áo không đùa với nhà giáo Gắn bó với cây phấn và bục giảng hơn 4 thập kỷ, cô Trần Kim Dung (hiện công tác tại một trường tư thục tại thành phố Hà Nội) cho biết không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến thực trạng “chảy máu”nhân lực củangànhgiáo dục và cho rằng COVID-19 chỉ là giọt nước làm tràn ly. “Tình trạng giáo viên bỏ việc đã diễn ra từ lâu, nhưng khi trường học đóng cửa vì dịch bệnh thì làn sóng giáo viên mầm non cả tư thục lẫn công lập chuyển sang bán hàng online hoặc đi làmnghề khác trở nên rất lớn”, cô Dung nói. Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, thu nhập bình quân của giáo viên mầm non và tiểu học ra trường sau 5nămcông tác chỉ vào khoảng 4,5 triệu đồng/ tháng, đã bao gồm lương và phụ cấp. Trong khi những giáo viên mới được tuyển vào biênchế, thunhậpchỉ khoảng 3,5 triệu đồng. Với khoản lương cứng 3,5 triệu đồng mỗi tháng, nhiều giáo viên ở các vùng đô thị cảm thấy khó khăn khi phải chạy theomức sống hiện nay. Cô Dung cho biết, có không ít trường hợp giáo viên mầm non dù có gia đình, nhưng vẫn phải trả phòng trọ để về quê kiếm sống. Đó là ở thành phố, còn tại các vùng nông thôn, không ít giáo viên bên cạnh việc đi dạy vẫn phải tìm cách“trồng rau, nuôi cá”để có thêm thu nhập. Nhiều đồng nghiệp công tác trêncác vùngmiềnnúi của cô Dung cũng chia sẻ rằng họ gặp khó để bám trụ với nghề bởi thu nhập không cao, tâm lý học sinh cũng không quá mặn mà với lớp học. Sau khi xã hội mở cửa trở lại, nhiều giáo viên cũng quay lại với lớp học, nhưng cũng có nhiều người đãđi vào tậnmiềnNam làmăn nên không thể trở lại. “Nhiều giáo viên tâm sự với tôi rằng dù vẫn còn yêu nghề, nhưng nếu không có thêm cơ chế ưu đãi, hỗ trợ từ phía nhà trường và các cấp thì họ cũng không muốn trở lại làm giáo viên”, cô Dung chia sẻ. Cách thành phố Hà Nội hơn 80 cây số, cô giáo Nguyễn Thị Nhàn (trường THPT Sáng Sơn, Sông Lô, Vĩnh Phúc) cho biết đồng lương giáo viên miền núi vẫn còn chênh lệch so với thu nhập của lao động phổ thông tại các khu công nghiệp, trong khi khối lượng công việc rất lớn do số lượng giáo viên tuyển mới ngày càng hạn chế. Để nuôi hai con nhỏănhọc, côNhànvà chồng cũng phải quản lý chi tiêu hết sức chặt chẽ. Thừanhậnnghềnàocũng có áp lực, nhưng theo chia sẻ của cảhai giáoviên, áp lực đặt lên vai người thầy trong xã hội hiện đại ngày càng nặng. Ngoài công việc giảng dạy trên lớp thì giáo viên phải hoàn thành chỉ tiêu hàng năm và công việc sổ sách cho nhà trường. “So với tốc độ phát triển của nền kinh tế thì đồng lương của giáo viên tăng rất chậm. Nếu một cặp vợ chồng làm giáo viên thì khó có thể đảm bảo kinh tế để nuôi con. Bản thân giáo viên do đó sẽ phải tự bươn chải, nếu không dạy thêmhoặc làmcôngviệc khác thì không thể trang trải cuộc sống”, côNhàn nói. “Những người thợ có tâm và tình” Chia sẻ với Tạp chí Ngày Nay, chuyên gia nghiên cứu giáo dục NguyễnQuốcVương cho biết ở vùng nông thôn Việt Nam, những gia đình không có điều kiện khá giả thường có“ướcmơ nghìn đời” đó là con cái họ tốt nghiệp đại học và trở thành công chức, viên chức. “Tại sao nhiều người phải bỏ ra rất nhiều nỗ lực, công sức, thời gian để trở thành giáo viên, để rồi họ phải bỏ nghề? Ở các xã hội hiện đại, việc chuyển từ nghề này sang nghề khác đã không còn xa lạ, thế nhưng với một ngành đặc thù như giáo dục, thực trạng ngày càng nhiều giáo viên bỏ dạy làđiềuđángphải lưu tâm”, ôngVương nói. Theo vị chuyên gia, bên cạnh nguyên nhân chính là thu nhập không hấp dẫn, thì còn có ba lý do khác khiến ngày càngnhiềungười“nguội lạnh” với nghề giáo. Trước hết là môi trường làm việc và vấn đề cải cách hành chính trong giáo dục. Một nguyên nhân khác đó là hiện tượng tiêu cực trong giáo dục. Có không ít câu chuyện được đưa lên mặt báo về các giáo viên đấu tranh tiêu cực với hiệu trưởng và cơ quan chủ quản, những khuất tất trong việc thu chi và đối xử bất công với học sinh. Chuyên gia Nguyễn Quốc Vương cho rằng, nếu đấu tranh với tiêu cực đồng nghĩa với việc bị chính các đồng nghiệp cô lập thì những giáo viên ngay thẳng sẽ cảm thấy chán nản và mất niềm tin với nghề. Giữa việc phải lựa chọn im lặng hoặc làm sai, thì những BẮC HIỆP Giáo viên làmthầy hay làm Lý do nào khiến nhiều giáo viên bỏ việc? Có nhiều câu trả lời để giải đáp cho thực trạng này. Còn với những người đang bám trụ trên bục giảng, họ luôn trăn trở liệu mình sẽ giữ vai trò người thầy, hay trở thành một “thợ dạy”. Giáo viênhiệnnayđangbị bủa vâybởi nhữngvấnđề“cơm, áo, gạo, tiền”, các côngviệc không tênvà tiêu cực trongngành. Theo thốngkê củaBộGiáo dục vàĐào tạo, trongnăm học2021-2022có16.265 giáoviênnghỉ việc, chuyển việc. Trongđó, sốgiáo viêncông lậpnghỉ việc là 10.407người, sốgiáoviên ngoài công lậpnghỉ việc là 5.858người. NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số303 - ThứNăm, ngày17/11/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==