Ngày Nay số 303

“thợ dạy”? người có lương tâm nếu không thể xóa bỏ tiêu cực, thường chọn cách bỏ nghề. Nguyên nhân cuối cùng và hết sức quan trọng đó là vị thế của người giáo viên trong xã hội ngày càng lệch chuẩn. Nếu theo quan niệm trước đây, nghề giáo rất được trọng thị, phụ huynh và học sinh sẽ luôn lắng nghe ý kiến của thầy, thay vì đứng ra phản biện. Hiện nay, môi trường giáo dục dần trở nên dân chủ hơn, thế nhưng lại phát sinh ra tình trạng học sinh và phụ huynh quên mất tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Giáo viên không còn được tôn trọng đúngmực như trước. “Tuy nhiên vấn đề nào cũng có hai mặt, không phải lúc nào thầy cô cũng đúng, cònphụhuynhvàhọc sinhsai. Người giáo viên muốn nhận được sự kính trọng từ học sinh và phụ huynh thì cũng phải hành xử xứng đáng”, ông Vương nói. Theo cô Trần Kim Dung, tinh thần “tôn sư trọng đạo” dùởthời nàocũngvẫncòngiá trị, nhưng chỉ tồn tại ở những môi trường xã hội và gia đình cùng tin vào nó. “Hồi còn khó khăn, mỗi dịp 20/11 học sinh đến với chúng tôi nhiều lắmlà cân cam, gói kẹo, cô trò bỏ ra ăn cùng vui. Xã hội dần sung túc hơn, những món quà tình nghĩa dần trở thành những chiếc phong bì vô cảm. Nhiều phụ huynh vì bận nên thường đưa tiền cho con trẻ tự đi gặp thầy cô. Chính việc dùng tiền để dạy con của nhiều phụ huynh khiến học sinh có cái nhìn sai lệch về quan hệ thầy - trò”, côDung chỉ ra. Trong cuốn “Nghề thầy”, nhà vănhóaHoàngĐạoThúy từng ví von: “Người thầy, cho dù chỉ là một thầy giáo làng thôi, cũng có thể là một nhà khai sáng, nhà hoạt động xã hội được dân làng nể trọng”. Trong khi quan niệmhiện đại đang thu gọn nghề giáo viên là những người truyền đạt kiến thức, thay vì là người phát triển nhân cách cho học trò. Dẫn đến kết quả là ảnh hưởng của giáo viên đối với học sinh bị thu hẹp lại, hình ảnh người thầy đang bị tầm thường hóa chỉ còn là “thợ dạy”. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và giao thoa văn hóa, môi trường giáo dục Việt Nam hiện nay đã có nhiều sự biến đổi, điều này được cảm nhận rõ nhất bởi chính những người hàng ngày đứng trên bục giảng. “Học sinh ngày nay cần sự tôn trọng và được lắng nghe nhiều hơn. Nếu giáo viên giữ khoảng cách thế hệ như cha mẹ ở nhà thì sẽ khó có được sự thấu cảm. Chúng tôi trước tiên cần làm cho học sinh tin tưởng và yêu quý mình, rồi mới nghĩ tới việc truyền đạt kiến thức”, cô Nhàn khẳng định. Người thầy về bản chất không phải là một người rao giảng thông tin, mà đóng vai trò như một cầu nối để thế hệ sau tiếp nhận tinh thần và tri thức của các thế hệ trước. Để “cởi bỏ” hết những trăn trở của giáo viên với nghề, có lẽ không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực cải cách của ngành giáo dục, mà cần cả sự thay đổi trong quan niệm và kỳ vọng của xã hội đặt lên vai người thầy. n Theo chuyên gia Nguyễn Quốc Vương, hiện tượng “thợ dạy”cũngrấtđángchúýtrong ngành giáo dục hiện nay. Khi đãđứng trênbụcgiảng, người thầy phải có ý thức rằng họ sẽ gây ảnh hưởng đối với học sinhmột cách toàn diện. “Thế nhưng, nhiều người chỉ biết núp dưới cái bóng học thuật hoặc chuyên môn thuần túymà bỏ đi chức năng giáo dục, điều này khiến các trường học dần biến thành những trung tâm luyện thi, chứ không còn là nơi dạy làm người”, ôngVương nhận định. Chia sẻ một góc nhìn khác, cô Nguyễn Thị Nhàn cho rằng khái niệm “thợ dạy” có thể hiểu theo nhiều nghĩa. “Đã là thợ tức là giáo viênphải là một người dạy học chuyên nghiệp, nhận mức thù lao xứng đáng với công sức và thành quả. Nếu coi giáo viên là ‘thợ dạy’ thì phải đảm bảo cho họ điều kiện để chuyên tâm vào việc dạy, thay vì để giáo viên phải bận tâm tới vấn đề cơm áo gạo tiền. Giáo viên không phải là những “người thợ” chỉ biết rao giảng kiến thức trong“công xưởng– trường học”bởi sản phẩmcủa chúng tôi là con người. Nếu ví nghề giáo là “thợ dạy” thì chúng tôi sẽ là những người thợ có tâm và có tình. Tâm với nghề và tình với trò”, nữ giáo viên trẻ nói. Bộ trưởngBộGiáodục vàĐào tạoNguyễnKimSơn. Tinh thần“Tôn sư trọngđạo”là truyền thống củadân tộcViệt Nam. Câu chuyện theođuổi ước mơ của thầy giáoNguyễn Ngọc Ký đãđược trao truyền xuyên suốt nhiều thế hệhọc sinh Việt Nam. Giải trình trước Quốc hội vào ngày 4/11, Bộ trưởng BộGiáo dục vàĐào tạoNguyễn KimSơn cho biết từ nay đến năm2026, cả nước thiếu khoảng 107.000 giáo viên. Để giảmsố lượng giáo viên nghỉ việc, Bộ trưởngNguyễn KimSơn cho rằng vấn đề tăng lương, nâng phụ cấp, ưu đãi, đặc biệt là đối với giáo viênmầmnon và giáo viên Tiểu học phải được thực hiệnmột cách cấp bách để giải quyết được đời sống cho giáo viên với tinh thần “có thựcmới vực được đạo”. NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số303 - ThứNăm, ngày17/11/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==