Ngày Nay số 318

NGAYNAY.VN 16 Số318 - ThứNăm, ngày23/3/2023 GIÁODỤC MINH ANH Xóa sổ hồ sơ giấy Mỗi năm, ngành giáo dục đón hàng triệu học sinh mới nhập học tiểu học, hàng triệu học sinh tốt nghiệp THPT. Chỉ tính nhẩm riêng từng trường đã thấy khối lượng học bạ phải lưu trữ lớn như thế nào. Học bạ giấy vô hình tạo ra áp lực “đè nặng” lên giáo viên, chưa kểgây lãngphí thời gian, dễ xảy ra sai sót, nhầm lẫn. Việc quản lý học bạ của nhà trường cũng trở nên cồng kềnh, thậm chí nhiều trường đã xảy ra chuyện thất lạc, mất mát dữ liệu. Để giải quyết gánh nặng này, ngành giáo dục đã yêu cầu tất cả các trường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi từ học bạ giấy sang sử dụng hoàn toàn học bạ điện tử để giảm thiểu thủ tục hành chính phiền hà, đồng thời tăng tính công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng giáo dục. Theo đó, với sự giám sát thông qua việc ứng dụng công nghệ, học bạ điện tử phát huy vai trò và đảm bảo tính minh bạch, tránh các tiêu cực về đánh giá, điểm số. Đặc biệt với cấp THPT, học bạ điện tử sẽ giúp các trường đại học, cao đẳng tin tưởng, mạnh dạn hơn khi sử dụng phương án xét tuyển thông qua học bạ. Nhiều năm trở lại đây, phần mềm trực tuyến không còn là khái niệm mới mẻ trong các hoạt động giáo dục. Từ năm học 2018-2019, ngành giáo dục Hà Nội đã triểnkhaimiễnphí phầnmềm sổ liên lạcđiệntửtới tất cảphụ huynh học sinh cấp tiểu học, THCS và THPT nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin điện tử... Đại dịch được ví như “phép thử” buộc ngành giáo dục phải chuyểnmình. Với đội ngũ giáo viên trẻ và lớp giáo viên có chút kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin thì việc tiếp cận với việc vận hành học bạ điện tử khá thuận lợi và dễ dàng. Bên cạnhđóvẫn cònmột số lượng không nhỏ một bộ phận giáo viên có tuổi cũngnhư cóphần hạn chế về kiến thức công nghệ thông tin sẽ khó để có thể vận hành được. Một vấn đề khác, tài chính hạn hẹp là thách thức đối với hầu hết các trường công lập trong vấn đề cân nhắc và lựa chọn phần mềm ứng dụng triển khai học bạ điện tử. Nhà giáo ưu tú Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ cho biết, tính đến nay, có 188/569 trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ sử dụng học bạ điện tử (đạt 33%). Theo lộ trình, 100%các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ triển khai sổhọc bạ điện tử trong các năm học tiếp theo. Ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk cho biết, học bạ điện tử đang triển khai trên địa bàn tỉnh nhưng chưa hoàn thành, vẫn có những trường chưa thực hiện được. Việc thực hiện học bạ điện tử gặp khó khăn, vướng mắc vì gặp vấn đề về kinh phí thực hiện, ngànhphải xinđược chủ trương kinh phí để đồng bộ hóa việc thực hiện. Với những đơn vị không có kinh phí phải cố gắng xã hội hóa để nhanh chóng đảmbảo yêu cầu này. “Không riêng ngành giáo dục, bất cứ một lĩnh vực nào khi đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cũng cần kinh phí để triển khai”, ôngHiệpchia sẻ trăn trở. Ngoài vấn đề về kinh phí, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk cho biết, khó khăn triển khai học bạ điện tử còn đến từ nhận thức chưa đầy đủ của đội ngũ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. “Từ trước đến nay, chúng ta sử dụng và quen với học bạ giấy, khi có sự thay đổi, đổi mới bao giờ cũng sẽ có những nhận thức trái chiều nhau” , ông Hiệp nói. Theo TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc triển khai học bạ, sổ điểm điện tử đang diễn ra chủ yếu trên quy mô trường hoặc địa phương. Cần thiết để tạo ra một hệ thống trên cả nước, nhưng để vận hành nhịp nhàng một hệ thống với khối lượng dữ liệu lớn cần nhiều năm hoàn thiện. Được biết Cục Công nghệ thông tin và Vụ Giáo dục ĐH đang phối hợp hoàn thiện hệ thống công nghệ, cơ sở dữ liệu. Bộ GD&ĐT đã hoàn thành, nghiệm thu cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục ĐH và sẽ từng bước kết nối, tích hợp với các cơ sở dữ liệu, nhiệm vụ khác. n giữa gia đình và nhà trường nhanh chóng, hiệu quả. Học bạ điện tử cũng đã được triển khai trênđịa bànHàNội nhiều năm nay, nhưng khi đi thi đại học, rất nhiều trường đại học vẫn yêu cầu học sinh phải trình học bạ… giấy. Lý do là hệ thống học bạ điện tử hiện chưa được cập nhật đồng bộ trên toàn quốc, có trường đã áp dụng nhưng có trường chưa được triển khai. Nhiều tỉnh, thành như Hải Phòng, Nghệ An, TP HCM, Khánh Hòa, Tiền Giang... đã sử dụng ứng dụng học bạ điện tử nhưng vẫn duy trì học bạ giấy. Theo cô giáo Hồng Lý (TP Việt Trì, Phú Thọ), tỉnh PhúThọ đã và đang từng bước triển khai học bạ điện tử từ năm học 2022-2023. Tuy nhiên, học bạ điện tử mới chỉ ứng dụng trong nội bộ từng trường, chưa tạo kết nối ngoài trường, ngoại tỉnh. Và song song với sổ học bạ điện tử, hầu hết các trường vẫn sử dụng học bạ giấy để ghi điểm và nhận xét học sinh. Trên cả nước, do chưa thể triển khai đại trà, thống nhất nên học bạ điện tử chưa phát huy hết lợi ích và ưu điểmsẵn có. Trong mục tiêu chuyển đổi sốgiáodục năm2023 của TP.HCM, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM cho hay, ngành giáo dục thành phố sẽ tập trung hướng đến hoàn thiện dữ liệu của ngành, đẩy mạnh chuyển đổi số giáo dục.“Năm 2023 sẽ triển khai văn phòng điện tử, không sử dụng hồ sơ giấy. Triển khai chữ ký số cho toàn thể giáo viên. Mục tiêu chuyển đổi số là phải đơn giản, dễ dàng chứ chuyển đổi số mà khó khăn thì chưa đạt yêu cầu”, ông Hồ Tấn Minh nói. Không chỉ là chuyện của giáo viên Số hóa ngành giáo dục không phải đến bây giờ mới được chú trọng, tuy nhiên, qua 2 năm qua, khi phải đối diện với đại dịch COVID-19, nhu cầu số hóa toàn diện lại càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Từ tuyển sinh online, dạy và học online, nộp học phí trực tuyến cho đến sổ liên lạc điện tử, học bạ Ảnhminhhọa. Chuyển đổi số giáo dục bắt đầu từ học bạ điện tử Trong mục tiêu chuyển đổi số giáo dục năm 2023, rất nhiều tỉnh thành đã đặt ra kế hoạch cụ thể, triển khai chữ ký số đến toàn bộ giáo viên, tiến tới triển khai học bạ điện tử, học bạ số. Từ trước đến nay, chúng ta sử dụng và quen với học bạ giấy, khi có sự thay đổi, đổi mới bao giờ cũng sẽ có những nhận thức trái chiều nhau. Ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==