Ngày Nay số 318

Công thức cho sự hòa nhập Hạnh phúc với người tự kỷ là gì? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc khi nghĩ về cộng đồng này, rằng liệu họ có thể cảm nhận được niềm vui trong cuộc sống, khi khó có thể gọi tên cảm xúc của bản thân? Thế nhưng người viết đã chứng kiến những khoảnh khắc thực sự hạnh phúc của một nhóm 5 người trẻ tự kỷ khi họ cùng làm việc tại nhà hàng pizza VAPS Restaurant. Tại nhà hàng đặc biệt trên phố Mai Anh Tuấn, Hưng “Chef” đảm nhận công việc bếp trưởng. Vẻ ngoài to lớn, gương mặt hiền từ cùng chiếc mũ trắng và tạp dề khiến người ngoài liên tưởng Hưng với một đầu bếp chuyên nghiệp. Ở đó, có Minh “Barista”, người phụ trách pha chế và phục vụ đồ uống của nhà hàng. Chỉ bằng nụ cười trên môi, chàng trai 21 tuổi này có thể dễ dàng chinh phục được thiện cảm của các thực khách. Ở đó, có cả Tùng, 29 tuổi, người anh cả của nhóm và phụ trách thư viện. Nếu gặp ở bên ngoài, khó ai nghĩ rằng Tùng là người tự kỷ, bởi anh có khả năng giao tiếp tiếng Anh và quản lý các đầu việc trong công ty rất đáng nể. Ở đó, cũng có những cậu em nhỏ như Quang Anh và Đạt, hiện đang đảm nhiệm dự án siêu thị mini. Vì đến sau, nên Đạt vẫn còn chưa quen nhiều thứ, khi nhận ra mình đưa nhầm cho khách một món đồ, em có hành vi làm đau bản thân như một cách tự trừng phạt. Ngay lập tức, những người đồng nghiệp của em đều xúm vào động viên, Minh “Barista” sẽ bật bài “Dậymà đi”Đạt thích, còn Hưng “Chef” nhỏ nhẹ xoa tay và dặn em không cần làm đau mình. Khi tới đây, các thực khách ngay lập tức hiểu được tình cảmmà các thành viên của Trái tim VAPS dành cho nhau và các chàng trai này thực sự đã có 8 tiếng hạnh phúc mỗi ngày. “Hiện tại chúng tôi có tổng cộng 8 bạn làm việc tại đây, có bạn sẽ phụ trách nhà hàng, có bạn quản lý siêu thị, thư viện”, ông Nguyễn Đức Trung, người sáng lập và Tổng giám đốc Trái timVAPS (Dự án Tự kỷ Việt Nam), cho biết. “Mỗi người chúng tôi đều làmột mắt xích thúc đẩy bộ máy công ty phát triển”. Theo ông Trung, Trái tim VAPS là mô hình tiên phong ở Việt Nam. Khác với các mô hình đào tạo nghề cho người tự kỷ hiện nay, Trái tim VAPS không hướng tới một dây chuyền khép kín, mà người tự kỷ tại đây vừa được đào tạo nghề, vừa trực tiếp làm việc và đặc biệt là người đi trước sẽ hướng dẫn người tới sau. Tuy nhiên, việc mất nhiều thời gian đào tạo lại là điểm hạn chế của mô hình này, khi số lượng người nhận vào còn“nhỏ giọt”, khó có thể mở rộng quy mô. “Công thức cho sự hòa nhập của người tự kỷ bao gồm niềm tin, sự dìu dắt và tính nhẫn nại”, ông Trung chia sẻ, “từng mảnh ghép nhỏ sẽ cấu thành nên một người lao động tự kỷ hoàn chỉnh”. Bài toán hướng nghiệp Tại Việt Nam, Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với việc định hướng nghề nghiệp, doanh nghiệp chưa sẵn sàng chấp nhận thanh thiếu niên rối loạn phát triển khuyết tật, trong đó có tự kỷ, vào làm việc. Vấn đề hướng nghiệp cho người tự kỷ tại Việt Nam từ lâu đã là niềm trăn trở của nhiều bậc phụ huynh, thầy cô giáo và đội ngũ chuyên gia bởi thông thường các trung tâm chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật thường chỉ tập trung vào mảng can thiệp sớm và hỗ trợ học đường. Để những Minh, Hưng, Đạt có thể vận hành căn bếp một cách trơn tru, ông Trung đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức, trí tuệ mà theo ông có “vàng cũng không đánh đổi được”. Lấy ví dụ như Minh, người mất 5 tháng để nhận mặt chữ và số, giờ cậu này đã có thể tự viết hóa đơn thanh toán cho khách hàng. HUY VŨ Nép mình trong con phố nhỏ Mai Anh Tuấn ven hồ Hoàng Cầu, Hà Nội, có một căn nhà là nơi đặt “tổng hành dinh” của cả một hệ sinh thái dành cho người lao động tự kỷ bao gồm nhà hàng, siêu thị, thư viện với 100% nhân lực là người tự kỷ. NhàhàngVAPSRestaurant. với người tự kỷ là gì? NGAYNAY.VN 2 CHUYÊNĐỀ Số318 - ThứNăm, ngày23/3/2023

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==