Ngày Nay số 318

Thốngkê sơbộcủaBộLao động - ThươngbinhvàXãhội chobiết, ViệtNamhiệncó khoảng200.000ngườimắc chứng tựkỉ, nếu tính theocách tínhcủa tổchứcWHO, consố này chừng500.000và thực tế số lượng trẻđược chẩnđoán vàđiều trị ngày càng tăng từ năm2000đếnnay. Theo ông Nguyễn Đức Trung, nhận thức về tự kỷ mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam trong vòng chưa đầy 20 năm và các chương trình giáo dục đặc biệt hiện tập trung vào nhóm trẻ tự kỷ từ 0-10 tuổi. Trong khi đó, nhóm từ 18 tuổi trở lên, mà theo ông Trung là những người “có quá khứ bị bỏ trống”, gặp rất nhiều khó khăn hơn do thiếu khả năng hòa nhập và ngày càng trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội. Theo TS Đào Thị Thu Thủy (Đại học Thủ đô Hà Nội), vấn đề hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối loạn phát triển ởViệt Nam còn thiếu thông tin do vấn đề nhận thức của các các gia đình còn hạn chế. “Phần lớn phụ huynh đều có suy nghĩ rằng các em khó có thể học được một nghề nghiệp để lao động nuôi sống bản thân, do vậy phần lớn tập trung chủ yếu vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng là chính”, TS Thủy chỉ ra. Nhận thức của cộng đồng cũng là một trong những yếu tố vô cùng to lớn ảnh hưởng đến cơ hội được tiếp cận đến những chương trình hướng nghiệp và dạy nghề và cơ hội có nghề nghiệp của thanh thiếu niên rối loạn phát triển sau này. Cơ hội việc làm cho các thanh thiếu niên rối loạn phát triển còn ít ỏi, thiếu thông tin của nhà tuyển dụng. Đặc biệt, có ít doanh nghiệp nhận người khuyết tật trí tuệ và rối loạn phổ tự kỷ vào làm việc, tại các trung tâm. Chương trình dạy nghề, chương trình hỗ trợ việc làm mới chỉ tập trung cho các đối tượng người khuyết tật vận động, người khuyết tật về nhìn và người khuyết tật về nghe nói. Nhóm khuyết tật trí tuệ và rối loạn phổ tự kỷ trí tuệ gần như chưa được nghiên cứu và xây dựng phù hợp với môi trường sống tại Việt Nam. Cũng theo TS Thủy, việc thiếu định hướng, hướng nghiệp và dạy nghề đối với thanh thiếu niên rối loạn phát triển sẽ đem lại hệ quả tiêu cực cho chính bản thân các em và gia đình, xã hội. “Phần lớn các em rất cô đơn khi tới tuổi trưởng thành do chỉ quanh quẩn trong nhà hoặc đi lang thang. Các em có thể bị bỏ rơi, không được gia đình chấp nhận. Nhiều gia đình xảy ra mâu thuẫn, xuất hiện gánh nặng kinh tế”, bà Thủy nói. Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Đức Trung chỉ ra rằng việc nhóm người tự vực khác nhau, từ ngành viễn thông đến du lịch, tư vấn đầu tư… nhưng ông Nguyễn Đức Trung cho rằng dự án hướng nghiệp cho người tự kỷ Trái tim VAPS là thứ mình đổ dồn nhiều tâm huyết nhất, bởi nó tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng. Dưới góc độ một nhà kinh tế, ông Trung cho rằng hướng nghiệp cho người tự kỷ không nên đặt tham vọng làm giàu, mà cố gắng giúp họ tham gia vào thị trường lao động, tạo cơ hội hòa nhập. Cũng theo ông Trung, người tự kỷ chỉ có thể tiến bộ khi được tương tác với mọi người. Đặc biệt, vấn đề hướng nghiệp cho người tự kỷ hết sức phức tạp, các gia đình không nên có tâm lý“gửi con”, phó thácmọi thứ cho thầy cô. “Một bạn tự kỷ sẽ có 8 tiếng ở trung tâm, còn 16 tiếng còn lại sẽ cầnphải có gia đình ở bên”, ông Trung chỉ ra. “Hướng nghiệp cho người tự kỷ cần đi theo mô hình ‘kiềng ba chân’ với sự tham gia của gia đình, xã hội, tổ chức như nhà trường, doanh nghiệp”. Bên cạnh dự án Trái tim VAPS, hiện nay tại Việt Nam cũng đã có khá nhiều mô hình hướng nghiệp kết hợp đào tạo nghề, tổ chức sản xuất và bán hàng. Có thể kể đếnSeedCenter cóhàng trăm sảnphẩmcủangười tựkỷ, hay Vkagbe (sản phẩm trà hoa quả sấy), Hand in hand (các loại bánh), Tottochan (đồ thủ côngmỹ nghệ),... Hành trình hướng nghiệp và dạy nghề cho người tự kỷ tại Việt Nam và trên thế giới vẫn còn là cả một chặng đường dài. Thay vì chỉ tập trung“chăm bẵm”, cộng đồng cần“nuôi dưỡng”và tạo cơhội cho người tự kỷ phát triển và hòa nhập. “Giúp một bạn trẻ tự kỷ là phải nhìn vào tương lai của bạn ấy, từ đó ta mới có tâm huyết, năng lượng”, ôngTrung khẳng định. n kỷ ở độ tuổi trưởng thành bị bỏ rơi gây ra rất nhiều hệ lụy và lãng phí nguồn nhân lực cho xã hội. Dù có nhiều chủ doanh nghiệp bày tỏ thiện chí giúp đỡ, nhưng chưa chắc đã có một vị trí phù hợp, thiếu phương pháp giúp đỡ, hay không đặt trọn vẹn niềm tin nơi người tự kỷ “Do đó, cần phải của một mô hình tập trung vào người tự kỷ, lấy người tự kỷ đào tạo người tự kỷ, để tối ưu hóa nguồn vốn và thành quả, tránh rủi ro về mặt kinh tế”, ông Trung cho biết. Xây dưng tương lai Tại các nước phương Tây, đã có những người tự kỷ rất thành công, đạt tới học vị cao như tiến sĩ, hoạt động trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuật,…Người tự kỷ tại Philippines, Malaysia, Brunei cũng được đào tạo làm những công việc giản đơn lặp đi lặp lại như rửa xe, dệt thủ công, làm đồ thủ công, hay một công đoạn trong làm bánh… Rõ ràng khi được đào tạo và bố trí công việc đúng khả năng, mọi người tự kỷ đều có thể làmviệc, thậmchí làm rất tốt công việc của mình. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, mô hình hướng nghiệp hiệu quả cho người tự kỷ không phải bắt đầu khi họ đã trưởng thành, mà phải từ giai đoạn sớm hơn. Trong giai đoạn can thiệp sớm (trước 6 tuổi), trẻ tự kỷ đã phải được huấn luyện các kỹ năng giao tiếp, quản lý hành vi, chăm sóc bản thân, giải quyết vấn đề… Một trẻ tự kỷ được can thiệp sớm tốt mới có thể tiếp cận chương trình hướng nghiệp. Từng kinh qua nhiều lĩnh Kết quảkhảosát củaTrườngĐại học ThủđôHàNội trongnăm2022chobiết 65%trongsố80phụhuynh cóconởđộ tuổi thiếuniêncho rằngviệchướng nghiệpvàdạynghề cho thanh thiếuniên rối loạn phát triển là rất cần thiết. Minh“barista”là thànhviên lâunămnhất củaTrái timVAPS. Các thànhviên củaTrái timVAPS. NGAYNAY.VN 3 CHUYÊNĐỀ Số318 - ThứNăm, ngày23/3/2023

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==