Ngày Nay số 352

NGAYNAY.VN 12 CHUYÊNĐỀ Số352 - ThứNăm, ngày23/11/2023 Tiềm năng chờ đánh thức Lễ hội Thiết kế Sáng tạo là hoạt động thường niên của Thành phố Hà Nội nhằm triển khai Kế hoạch thực hiện các sáng kiến gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hoá, khẳng định vị thế tiên phong của Hà Nội ở tầm quốc gia, hội nhập với xu thế kinh tế sáng tạo quốc tế. Với chủ đề “Dòng chảy”, năm nay lễ hội tập trung vào ba trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo; nhằm hướng tới dòng chảy huyết mạch kết nối giá trị lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội của Thủ đô, tuyến trải nghiệmcủa Lễ hội nhấn mạnh vào sự kết nối hai bên bờ sông qua cầu Long Biên lịch sử, đồng thời làmnổi bật các giá trị văn hóa lịch sử tại các quận, huyện. Bên cạnh đó, chính sách di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô đã và đangđể lại nhữngdi sản công nghiệp giàu tiềm năng chờ được đánh thức. Đây là cơ hội để tạo ra những trải nghiệmbiếndi sản công nghiệp thành tổ hợp văn hóa sáng tạo, tạo ra dịch vụ, sản phẩm mới và thu hút đầu tư, thực hiện chiến lược phát triển Công nghiệp văn hoá Thủ đô, hướng đến phát triển bền vững. Với tầm nhìn chuyển đổi này, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm là điểm nhấn của Lễ hội nămnay - có tiềmnăng trở thành tổhợpvănhóa sáng tạo mới vô cùng hấp dẫn giới trẻ của thành phốHà Nội. Chia sẻ về ý tưởng lễ hội, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao&Du lịchHà Nội ĐỗĐình Hồngchobiết nội dungcác sự Dòng chảy di sản hợp lưu cùng sáng tạo nghệ thuật kiệnxoayquanhchủđề“Dòng chảy” nhằm kết nối sáng tạo và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, hướng tới sự phát triển của ngành Công nghiệp văn hóa sáng tạo dọc hai bên bờ sôngHồng. “Hà Nội không chỉ mong muốn tạo ra một lễ hội sáng tạo trong 10 ngày mà còn muốn gìn giữ các hoạt động sáng tạo đó, gắn chúng với các khônggian cụ thể củaThủ đô để từ đó tính đến chuyện phát triển bền vững, hướng đến dòng chảy di sản trong Thành phố sáng tạo”, ông Đỗ ĐìnhHồng nhấnmạnh. Theo đó, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 quy tụ hơn 200 đơn vị, nhà sáng tạo vànghệ sĩ thuộc cácđối tượng khác nhau trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo, đặc biệt là nhiều nghệ sĩ trẻ đã đang tích cực tham gia ý tưởng và đồng hành cùng chương trình. Xuyên suốt từ ngày 17 đến 26/11, chuỗi sự kiện của lễ hội dự kiến có hơn 60 hoạt động văn hóa với 4 công trình giới thiệu kiến trúc, hơn 20 trưng bày và triển lãm, hơn 20 hội thảo, tọa đàm trong đó có 5 hội thảo quốc tế, 9 hoạt động giới thiệu nghệ thuật, chuỗi sự kiện cộng đồng, hội chợ sáng tạo được tổ chức tại tuyến địa điểm chính của Lễ hội là Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Tháp nước Hàng Đậu và vườn hoa Vạn Xuân; Ga Long Biên; Ga Gia Lâm và các hoạt động, sự kiện văn hóa trên địa bàn các quận huyện thị xã tại Hà Nội. Bản sắc nghệ thuật Thủ đô Một trong những điểm nhấn độc đáo của Lễ hội Thiết kếSáng tạoHàNội 2023chính là đêmkhai mạcmãnnhãn tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Hà Nội. Ra đời cách nay gần 120 năm, Nhàmáy Xe lửa Gia Lâm từng đóng vai trò quan trọng trong lịch sử ngành đường sắt. Việc nhắc lại lịch sử và sáng tạo trong không gian của nhà máy là dịp để công chúng cảm nhận rõ hơn chủ đề “Dòng chảy” của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo nămnay. Với ý tưởng gợi lên ước vọng của cộng đồng, của những nhà sáng tạo, chương trình nghệ thuật bao gồm hai chương với chương một Đến hẹn lại lên, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 mang theo kỳ vọng thổi làn gió mới vào những hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại Thủ đô Hà Nội. THÁI QUÂN Tác phẩmVọngâmbiểudiễn tại đêmkhaimạc Lễhội Thiết kế Sáng tạoHàNội 2023. Vẻđẹpmới củadi sảnThápnướcHàngĐậu.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==