Đây không phải là di sản cũ. Đó là di sản của chúng tôi, nhưng nó đã được hiện đại hóa. Bà Halima Fareed, một cư dân ở thị trấn Surif nó, tôi có thể bảo tồn di sản này”, Al Miyari nói thêm. Đến nay, những người thực hành nghề thêu tatreez chủ yếu vẫn là phụ nữ thuộc thế hệ trước, họ thường tụ tập tại nhà nhau để cùng thêu thùa, cùng may vá. Có thể nói, họ là những người thuộc thế hệ còn biết và thao tác được các kỹ thuật thêu cũ. Nhiều phụ nữ thực hành nghề thêu tatreez như một sở thích, thói quen, nhưng một số khác lựa chọn sản xuất và bán các sản phẩm thêu để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống gia đình. Hiện đại hoá di sản “Nghề thủ công thêu thùa của phụ nữ trở nên phổ biến tại Trung Đông bắt đầu từ thế kỷ thứ IX”, bà Hanan Munayyer, tác giả cuốn sách “Trang phục truyền thống của người Palestine: Nguồn gốc và Phát triển” cho biết. Nhiều thập kỷ trước, thobe là trang phục thường phụ nữ Palestine mặc suốt cả cuộc đời, trong đó vài hoạ tiết sẽ được thêu thêm để biểu hiện tình trạng hôn nhân của họ. Thời gian để hoàn thiện một tác phẩm thêu tatreez thường sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại hình, chất liệu, thiết kế và cả câu chuyện mà người thợ muốn kể. Theo chia sẻ của nghệ nhân Al Miyari, có những sản phẩm có thể mất vài ngày, nhưng cũng có những mẫu phải mất đến vài tháng, thậm chí là nhiều nămđể thực hiện. Tuy nhiên, kể từ những năm 1970, hầu hết phụ nữ Palestine đã không còn thường xuyên sử dụng trang phục thobe, họ chuyển sang lựa chọn mặc những quần áo hiện đại hơn, hoặc theo phong tục chung của người Hồi giáo phổ biến ở khắp Trung Đông. Trang phục truyền thống thobe có sử dụng tranh thêu tatreez giờ đây chỉ được phụ nữ Palestine mặc trongđámcưới vànhững dịp đặc biệt khác. Ngồi bên bức tường phủ kín những cây vải, cuộn chỉ đầy màu sắc, bà Halima Fareed (58 tuổi) sinh sống ở thị trấn Surif, ngoại ô thành phố Hebron thuộc Bờ Tây, đang hoàn thiện những nét thêu cuối cùng trên chiếc vỏ gối được đặt hàng. Bà sử dụng hoạ tiết cây thông nhỏ, một trong số ít biểu tượng vẫn được giữ trong các thiết kế đồ thuê của người dân địa phương, để trang trí xung quanh mép vỏ gối. Các sản phẩm thêu ở Hebron và các thị trấn xung quanh từng được biết đến với màu sắc đặc trưng là đỏ và tím. Tuy nhiên, giờ đây, nhiều sản phẩm như vỏ gối, thảm trải sàn và đế lót ly thương mại đều được chọn làm theo màu xanh lam và xanh lá nhằm tăng tính ứng dụng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và để chúng trở nên phổ biến hơn. “Đây không phải là di sản cũ. Đó là di sản của chúng tôi, nhưng nó đã được hiện đại hóa”, bà Fareed chia sẻ. “Khi nghề thủ công truyền thống phát triển, những người thực hành sẽ nhìn nghề trong bối cảnh lịch sử và thấy mình có trách nhiệm hơn. Chúng tôi chính là sự tiếp nối di sản của thế hệ đi trước”. n ngày của phụ nữ Palestine, đặc biệt là những người sinh sống tại các vùng nông thôn. Họ là người mặc, nhưng cũng chính là người thợ làm ra những sản phẩm đó. Màu sắc và các hoạ tiết sử dụng sẽ được lấy cảm hứng từ các loài hoa, cây cối và động vật xung quanh. Một số bộ trang phục có thể Vào năm 2021, UNESCO đã công nhận tranh thêu tatreez Palestine là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Người dân Palestine xem đây là biểu tượng của niềm tự hào dân tộc, mở ra nhiều cơ hội mới để phát triển nghề truyền thống. Những bộ trang phục thobe được trưng bày trong Bảo tàng Palestine. NGAYNAY.VN 51 Sốđặcbiệt - ThứNăm, ngày20/6/2024 DI SẢN
RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==