Ngày Nay số đặc biệt Tết Quý Mão

NGUYỄNMỸ LINH (từ Paris, Pháp) Nếu như nhiều năm trước, việc mua cổ vật hầu như chỉ loanh quanh trong nước, giới buôn đồ cổ truyền nhau từ nhà này sang nhà kia, từ tay này truyền tay khác, đôi lúc đi xa hơn là bán cho các nhà sưu tầm nước ngoài, thì giờ - việc tham gia đấu giá đồ cổ tại các sàn đấu giá lớn và mang nó về Việt Nam đã là khá thông thường. Một sự thông thường đángmừng. Sự thông thường này đánh dấu một sự thay đổi trong nhận thức của người Việt, rằng chúng ta hoàn toàn có thể mơ về việc đón lại những món đồ quý của người Việt Nam đang lưu lạc để đưa về trong nước, nó cũng đánh dấu một sự trưởng thành trong nhận thức, rằng đồ cổ không chỉ còn là thú chơi cá nhân, là tài sản để lưu giữ như tiền, như vàngmà nómang thêmmột ý nghĩa khác nữa – là bảo vật của dân tộc, các cá nhân hoàn toàn có thể tham gia vào việc tìm kiếm và lưu giữ như một vốn quý của lịch sử và văn hoá cần được gìn giữ. Cùng với điều đáng Một vài năm trở lại đây, cùng với xu hướng đưa tranh Đông Dương của các danh hoạ về nước là việc đưa các cổ vật trở về cố quốc. pháp vào Pháp, Anh, Hà Lan được đem ra trưng bày hoặc bán. Làn sóng mua cổ vật và đưa về hồi hương cũng làm giá cổ vật tăng lên vượt bậc. Tại phiên đấu giá của nhà đấu giá độc lập Millon được tổ chức vào ngày 31/10/2022 tại Paris, một tấm thẻ bài bằng vàng ròng thời nhà Nguyễn, đã được gõ búa với giá 680 ngàn euro, nghĩa là cao hơn 10 lần so với một cổ vật tương tự được gõ búa cách đây hơn 3 năm. Nếu như ngày xưa, chỉ có một số rất ít người Việt được coi là dân sưu tầm lâu năm và có máumặt mới đi lùngmua cổ vật tại nước ngoài, thì ngày hôm nay, tại các sàn đấu giá của Paris, đã thấy rất nhiều nhà sưu tầm trẻ, hoặc những người đại diện đấu giá thay cho các nhà sưu tầm trong nước. Nhiều sàn đấu giá tại Paris, chỉ hơn 10 năm trước còn là những sàn đấu giá cỡ vừa và nhỏ, nay nhờ vào làn sóng săn lùng cổ vật và nghệ thuật châu Á mà trở nên tầm cỡ hơn, doanh số tăng vượt bậc. Những cuốn catalogue sản phẩm đấu giá được xuất bản bằng tiếng Việt của nhà đấu giá Aguttes, Linda Trouvé là một minh chứng cho sự sôi động của thị trường nghệ thuật Việt Nam trên các sàn đấu tại Pháp và sự lớn mạnh của thị trường này. 20 triệu euro là doanh số của một nhà đấu giá độc lập cho riêng thị trường nghệ thuật Việt Nam vào năm 2022 – một con số ngoạn mục, sau hai năm COVID-19 mà ai cũng nghĩ là mọi hoạt động liên quan đến mua bán nghệ thuật sẽ có phần giảm sút. Tính chất của những cuộc săn lùng cổ vật và nghệ thuật châu Á để đưa về hồi hương này khá đa dạng, tuy thế nhìn vào mặt tích cực thì vẫn phải thấy - cổ vật về với cố quốc là một điều thuận lẽ và có lợi ích lâu dài cho công cuộc bảo tồn di sản của Việt Nam. Cũng trong những ngày cuối năm vừa qua, việc chiếc ấn Hoàng đế chi bảo của Việt Nam được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp tổ chức để thương lượng đưa về Việt Nam trước khi lên sàn đấu giá Millon có thể nói là một thắng lợi lớn của ngành bảo tồn di sản trong nước. Việc đón nhận một cổ vật quan trọng của Việt Nam bị lưu lạc do biến thiên của lịch sử, không chỉ mang lại lợi ích cho ngành bảo tồn di sản mà còn góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam đối với giới sưu tầm và bảo tồn di sản thế giới. Trước khi việc thương thuyết được diễn ra, rất đồng cùng chiêm ngưỡng. Bảo vật khi ấy chuyển từ hình thái tài sản cá nhân được lưu giữ như một thú vui và đầu tư khôn ngoan thì trở nên hữu ích hơn một bậc là nâng cao hiểu biết cho cộng đồng. Công cuộc đưa cổ vật về trong nước - tất nhiên cũng như tranh của các hoạ sĩ Đông Dương không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Đầu tiên phải kể đến việc cổ vật và nghệ thuật của các nước châu Á ngày một có giá, điều này đi cùng với trào lưu săn lùng cổ vật để đưa về cố hương của nhiều nhà sưu tầm châu Á. Người Nhật tìm đưa về Nhật, người Trung Quốc tìm đưa về Trung Quốc. Sau Thế chiến thứ hai, cổ vật của các nước thuộc địa theo chân đoàn quân viễn chinh cùng những người rời bỏ quê hương sang các nước thực dân thuở ấy. Ngày hôm nay, rất nhiều tác phẩm hội hoạ hoặc đồ cổ có nguồn gốc từ các gia đình “hồi hương” - theo nghĩa đã phục vụ cho chế độ thuộc địa và được cấp giấy tờ để nhập tịch hợp Các chuyêngia trực tiếpnghiên cứu, đánhgiáhiện trạng và tính xác thực của ấnHoàngđế chi bảo tại Pháp. Những con đường để bảo vật có sức sống Sauhành trình ly kỳ ấn vàngHoàngđế chi bảo đã trở vềViệt Nam. Mặt dưới ấn HoàngĐế Chi Bảo. mừng trên là những bảo tàng tư nhân cũng ra đời. Dù còn ít nhưng đã bắt đầu xuất hiện. Điều này cũng cho thấy một xu hướng nhận thức mới của những người Việt Nam có điều kiện về vật chắt, rằng họ đã mơ về một ngày, cùng với Luật Di sản đã được sửa đổi để ai cũng có thể sở hữu và mang cổ vật từ nước ngoài về, thì họ có thể trưng bày ra những di sản văn hoá ấy cho cộng N G A Y N A Y . V N 18 VĂNHÓA - DI SẢN

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==