Ngày Nay số đặc biệt Tết Quý Mão

Đôi lần, tôi chợt băn khoăn, sống chậm là một tâm lý tất yếu hay một trào lưu nhất thời? Thật khó lý giải rành mạch, nhưng giữa kinh tế thị trường, ai cũng đủ khôn ngoan để nhào theo dòng chảy hội nhập với cái tham vọng lương thiện sẽ không bị xã hội bỏ rơi. Phương pháp “chụp giựt cho nhanh, tranh thủ cho kịp” trở thành sự lựa chọn có vẻ hợp tình hợp lý của phần lớn cư dân nuôi mộng lập thân lập nghiệp nơi phố xá đua chen. Biết làm sao được, khi thác lũ lợi danh có khả năng cuốn trôi mọi khuôn mặt dè chừng và nhấn chìm mọi ánh mắt ái ngại. Không ai muốn đến sau, không ai muốn về muộn. Ngược lại, cũng không ai muốn lạc lõng, không ai muốn bơ vơ. Vì vậy, trong vòng quay bất tận của số phận, những người nhạy bén đã manh nha ý thức được rằng, cuộc đời này không chỉ kiếm tiền, kiếm tiền và kiếm tiền. Bước chân của hạnh phúc vốn rất lặng lẽ, chúng ta không đuổi bắt hạnh phúc, mà phải cảm nhận được những rung động hạnh phúc! Người tinh tế có thể mưu cầu hạnh phúc ở nét cười một đồng nghiệp trong thang máy cao ốc. Người khéo léo có thể mưu cầu hạnh phúc ở bàn tay một người quen vẫy chào phía ngã ba đường. Người sâu sắc có thể mưu cầu hạnh phúc ở tiếng bi bô một đứa bé dưới mái nhà bình yên! Với một người biết hưởng thụ nhân gian thì không có sự phân biệt sống chậm và sống nhanh. Sống chậm để được sống nhanh, và sống nhanh để có cơ hội sống chậm. Tôi quan sát xung quanh và thú vị rút ra bài học đơn giản, người càng thành đạt thì ranh giới giữa sống chậm và sống nhanh càng mong manh. Sống nhanh để chiến thắng thời gian nhọc nhằn và bóng tối âm u, rồi lại sống chậm để chiêm ngưỡng khoảnh khắc vụt hiện và ánh sáng lung linh. Thật ngượng ngùng, nếu hai chữ “sống chậm” được mang ra làm mỹ từ che chắn cho sự lười nhác, sự ù lỳ, sự thụ động. Trong nhịp điệu ồn ào, người sống chậm đồng nghĩa với người biết thưởng thức cuộc sống. Bỏ ra 5 phút ngắm một màu hoa tình cờ bên ô cửa, bỏ ra 10 phút nghe một bài hát yêu thích gợi nhớ miền đất ghi dấu kỷ niệm, bỏ ra 15 phút nhìn một đám mây trắng Đếnmột lúcnàođó, có thể là trưởng thành, có thể làmệtmỏi, đứa trẻ ngàynàonằngnặc thoát lymái ấmsẽmongmỏi được trởvềđểngồi bên mâmcơmấmápcóđông đủngười thân. Saumột giai đoạndài tônsùng lối sốngcánhân, phương Tây cũngbắt đầu làm quenvới khái niệm“gia đình là tất cả” bềnh bồng trên bầu trời xanh thẳm… có vẻ như chỉ dành cho những người lãng mạn, nhưng thực chất đó là sự thong dong của một người bận rộn. Chúng ta hối hả một giây để hoàn tất công việc nhiều áp lực, thì cũng cần trả lại một giờ cho cơ thể được thư thái. Thế kỷ 21 chuộng tốc độ, nhưng thế kỷ 21 tôn vinh giá trị cá nhân. Tôi luôn cho rằng, một con người đích thực vừa tự nguyện làm một mắt xích của cỗ máy công nghiệp vừa tích cực tìm kiếm ý nghĩa tồn tại của bản thân. Do đó, sống chậm để được yêu thương, sống chậm để được hờn giận, sống chậm để được thanh thản và sống chậm để được cống hiến! Tôi tham khảo nhiều tài liệu nước ngoài, thấy nhiều quốc gia ra sức khuyến khích sống chậm. Một phần nhân loại tiến bộ đã coi nguyên tắc sống chậm như một phép di dưỡng tinh thần. Những bức bách của áo cơm hiện đại khiến nhiều người căng thẳng, dẫn đến bệnh trầm cảm hoặc triệu chứng hoảng loạn. Tuy nhiên, không ít người đã ngộ nhận về sống chậm. Người không hành động gì, cứ thờ ơ hoặc ngơ ngác để năm tháng vụt qua một cách lãng phí có phải là người sống chậm không? Xin thưa, hoàn toàn không phải. Mặt khác, nguy hại hơn là sự sống chậm bằng... hình thức. Không ít người mạo danh sống chậm để biện minh cho thái độ kỳ quặc hoặc hành vi thiếu trách nhiệm. Một công chức sống chậm có quyền ngồi rung đùi uống cà phê trong giờ hành chính chăng? Một nhà kinh doanh sống chậm có quyền trễ hẹn giao dịch với khách hàng chăng? Tất cả chỉ là nguỵ biện, nếu sự sống chậm của ai đó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cộng đồng! Tuổi trẻ, ai cũng có khát vọng tung cánh, rời khỏi gia đình để tranh đua với xã hội. Nói theo ngôn ngữ có vẻ võ hiệp một chút là“chí tại thiên hạ”. Dù cưng chiều đến mấy, cũng không bố mẹ nào nỡ bắt con mình quanh quẩn hiên nhà. Thế nhưng, đến một lúc nào đó, có thể là trưởng thành, có thể là mệt mỏi, đứa trẻ ngày nào nằng nặc thoát ly mái ấm sẽ mong mỏi được trở về để ngồi bên mâm cơm ấm áp có đông đủ người thân. Sau một giai đoạn dài tôn sùng lối sống cá nhân, phương Tây cũng bắt LÊTHIẾU NHƠN bên bếp lửa giao thừa N G A Y N A Y . V N 50 VĂNNGHỆ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==