Ngày Nay số đặc biệt Tết Quý Mão

dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra. Nhà nước là của dân, do dân và vì dân; mọi công dân đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước, có quyền kiểm soát đối với đại biểu của mình. Chế độ chính trị do dân làm chủ thì người dân phải có nghĩa vụ đối với Nhà nước. Người chủ thì phải chăm lo việc nước như việc nhà, tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ. Vì là người chủ nên phải có nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ của công, có nghĩa vụ học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt. Chế độ chính trị do dân làm chủ vừa là mục tiêu của CNXH vừa là động lực của sự phát triển. Dân chủ và thực hành dân chủ thật sự, rộng rãi là cái thìa khóa vạn năng, thúc đẩy xã hội tiến bộ và phát triển. Chủ tịchHồ Chí Minh cho rằng, để một xã hội phát triển nhanh, lành mạnh, bền vững phải có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Nhưng nhân tố có ý nghĩa quyết định là con người. Bởi vì, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, mọi việc đều do người làm ra; Đảng là mỗi chúng ta; mọi sự thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy, để hiện thực mô hình phát triển Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chú trọng nhân tố con người, nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Với Người, cán bộ cần những tố chất về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn, trí tuệ, phong cách công tác, lãnh đạo… Đó chính là động lực của sự phát triển. Trên phương diện kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, chế độ chính trị XHCN phải dựa trên nền kinh tế phát triển cao với lực lượng sản xuất hiện đại, công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà. Trên cơ sở kinh tế XHCN ngày càng phát triển, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xóa bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến chế độ sở hữu. Theo Người, trong thời kỳ quá độ tồn tại bốn hình thức sở hữu chính: “Sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân. - Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động. - Sở hữu của người lao động riêng lẻ. - Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản”. Trên phương diện văn hóa - xã hội: Cách mạng tư tưởng - văn hóa là một cuộc cách mạng trong cách mạng XHCN. Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng xây dựng và phát triển nền văn hóa mới đầy đủ các yếu tố về tâm lý, luân lý, xã hội, chính trị. Nền văn hóa đó phải dựa trên nền tảng kinh tế, nhưng đồng thời lại tác động tích cực trở lại kinh tế. Không những thế, tiếp cận theo quan điểm phát triển, văn hóa có sứ mệnh to lớn, soi đường cho quốc dân đi, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa phải để lên hàng đầu để biến nước Việt Nam lạc hậu thành một nước tiên tiến. Ở đây, vai trò của văn hóa được nhận diện trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, mà hàng đầu là nhanh chóng đào tạo cán bộ cho tất cả các ngành hoạt động. Bởi vì, muốn xây dựng CNXH, trước hết phải có con người XHCN; muốn có con người XHCN phải có tư tưởng XHCN. Người còn chỉ rõ, văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng mình. Văn hóa phải làm cho mỗi người và mọi người hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên được hưởng. Văn hóa mới của nước nhà lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở. Cùng với văn hóa, các chính sách xã hội cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng. Người chăm lo hạnh phúc của đồng bào nói chung, trong đó đặc biệt lo toan chongười nghèo“làm cho người nghèo thì đủ ăn và ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”; quan tâmđến sự bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ; đến thiếu niên nhi đồng, thương binh, các gia đình liệt sĩ, gia đình và người có công với cách mạng, đồng bào các dân tộc ít người, đồng bào tôn giáo. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, CNXH là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về mặt giải phóng con người, trước hết khỏi sự bất công. Vì vậy, Người rất quan tâm tới quyền con người, đạo đức, lối sống, tâm hồn, nhân cách. Nền văn hóa đó phải “lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”. Vì vậy, văn hóa phải “sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ; phải “làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do”. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng, mà yếu tố hàng đầu là tâm lý dân tộc. Một dân tộc phải có tâm lý độc lập tự cường và mỗi người phải biết hy sinhmình làm lợi cho quần chúng thì mới xứng đáng hưởng độc lập, tự do. Nền văn hóa Việt Nam, về mặt chính trị là đề cao dân quyền, về mặt xã hội là quan tâm tới phúc lợi của nhân dân. Đó chính là nội dung mới của nền văn hóa, và vì vậy nền văn hóa đó đậm tính nhân văn, tính dân tộc. Cốt lõi và hạt nhân của văn hóa là con người. Con người là chủ thể, là sản phẩm của văn hóa, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”. Bản chất của mô hình xã hội mới là phải xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Đó phải là những con người có đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần và năng lực làm chủ, có kiến thức khoa học kỹ thuật, nhạy bén với cái mới, có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có tinh thần trách nhiệm vì nước vì dân, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Tóm lại, mô hình phát triển Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh xác lập được khái ở cụm từ: độc lập, tự do, hạnh phúc là hình ảnh của một xã hội mang bản chất nhân văn. Xã hội đó bao quát tất cả các mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, đạo đức, xã hội và con người. Tuy nhiên, nếu xem xét sự nhất quán trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng từ những ngày đầu khi Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no đến khi cách mạng thành công, hướng đếnmục đích tự do, hạnh phúc như là giá trị cao nhất, thì bản chất của mô hình phát triển Việt Nam, xét đến cùng theo quan điểm Hồ Chí Minh là một xã hội giàu có hơn và quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn, công bằng, hạnh phúc hơn so với chủ nghĩa tư bản Để hiện thực hóa mô hình phát triển Việt Nam, Đại hội XIII của Đảng xuyên suốt từ đầu đến cuối đều toát lên một tinh thần là phải khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Khát vọng phát triển đất nước thể hiện trong Văn kiện Đại hội XIII là sự phản ánh khát vọng của non sông, đất nước ta hiện nay. Đây là sự gặp gỡ và thống nhất không tách rời nhau giữa ý Đảng với lòng dân.n Chủ tịchHồChíMinhđãdự cuộc họp củaBộChính trị bànvềquy hoạchThủđôHàNội năm1959. Nhiều lầnChủ tịchHồChí Minhkhẳngđịnh“nước ta lànướcdânchủ, địavị caonhất làdân, vì dân là chủ. Trongbộmáy cách mạng, từngười quét nhà, nấuănchođếnChủ tịch một nướcđều làphân công làmđầy tớchodân”. N G A Y N A Y . V N 65

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==