Ngày Nay số đặc biệt Xuân Nhâm Dần

NGAYNAY.VN Xuân SỐNGXUÂN 18 Thật vậy, kể từ năm 2006, gần chục hồ sơ đã qua tay bà để rồi phần đa trong số đó trở thành những danh xưng được thế giới biết đến như Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Hội Gióng; Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt và Nghệ thuật Xòe Thái, và sắp tới là Nghề làm tranhDân gianĐôngHồ. Hồ sơ phải cô đọng và tinh tế Xuất thân là giảng viên Khoa Ngữ văn ĐH Tổng hợp (nay là ĐH KHXH&NV), đến năm 1996, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền nhận học bổng của Viện Harvard-Yenching để theo học chương trình thạc sĩ và tiến sĩ về Văn hóa Dân gian tại Đại học Indiana (Mỹ). Sau chín năm học tập và tu nghiệp, bà về nước, công tác tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. “Thời gian tôi về Viện trùng với giai đoạn hai làm hồ sơ ghi danh Quan họ Bắc Ninh. Có lợi thế ngoại ngữ, lại được ban lãnh đạo tin tưởng, tôi tham gia công tác dịch thuật ra tiếng Anh và chỉnh sửa hồ sơ”, PGS. TS Nguyễn Thị Hiền nhớ lại nguyên do gắn kết bà với công việc xây dựng hồ sơ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể buổi ban đầu. Với bản tính là người chỉn chu, cẩn thận, làm gì cũng nghiên cứu đến khi ra vấn đề, trong nhiều năm liền, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền bỏ tâm huyết tra cứu, tổng hợp các tài liệu về hướng dẫn làm hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Đồng thời, bà luôn để tâm quan sát những hồ sơ đã được ghi danh của các quốc gia khác, từ đấy đúc rút cách viết sao cho vừa cô đọng, vừa tinh tế, lại thể hiện đầy đủ tinh thần Công ước 2003 về Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể. Theo đó, để một di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh, quốc gia thành viên phải chuẩn bị hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO thẩm định. Hồ sơ phải trả lời và đáp ứng tốt các tiêu chí ghi danh về nhận diện, ý nghĩa và giá trị văn hóa xã hội của di sản, cũng như vai trò của cộng đồng, nhà nước trong quá trình bảo vệ di sản, góp phần vào đảm bảo tầm nhìn về di sản văn hóa phi vật thể của thế giới và tôn trọng sự đa dạng văn hóa. Để làm được những điều trên, người lập hồ sơ phải giải thích cho thế giới hiểu về di sản của nước mình, đảm bảo cung cấp đầy đủ, đáp ứng các tiêu chí ghi danh. Những tiêu chí này được giới hạn trong một số lượng từ nhất định, khoảng 150 đến 750 từ tùy nội dung. Chính vì giới hạn chặt chẽ đó, để thỏa mãn tiêu chí ghi danh, người chấp bút hồ sơ phải viết đi viết lại rất nhiều lần. Ví dụ, với tiêu chí về mô tả, nhận diện Nghệ thuật Xòe Thái bằng 250 từ, ban đầu PGS.TS Nguyễn Thị Hiền phải viết 500 từ bằng tiếng Việt. Sau đó đưa ra Hội đồng chuyên môn với sự tham gia của đại diện cộng đồng và Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia xin ý kiến, chỉnh sửa, cắt gọt còn khoảng 300. Từ đây, bà dịch ra tiếng Anh ở mức 270 từ rồi chuyển cho người bản ngữ hiệu đính. Hiệu đính về, bà xem lại một lần nữa, cắt những từ không cần thiết để cuối cùng thành quả là phần trả lời súc tích nhưng vẫn đủ ý nghĩa để các chuyên gia hiểu Xòe Thái là gì. “Làm hồ sơ căng thẳng nhất khâu này vì cần tỉ mẩn từng chữ. Đôi khi một lỗi diễn đạt, làm trái với tinh thần Công ước cũng làm trượt cả hồ sơ và nhiều nước đã rơi vào trường hợp này. Như Campuchia từng đệ trình hồ sơ về võ thuật cổ truyền, nhưng do diễn đạt sai, thay vì nói võ để tự vệ trước con người, họ lại chuyển ngữ thành “chống lại loài người”. Thế là trượt”, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền kể. Ngoài ra, còn rất nhiều tiểu tiết khác mà nếu không có cái nhìn bao quát thực tế, không nắm rõ Công ước, thì rất dễ vi phạm “cấm kỵ” của UNESCO. Cũng theo nhận xét của bà, quá trình làmhồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái, di sản mới nhất củaViệt Namvừa có tên trong Danh sách Di sản văn PGS.TS NGUYỄN THỊ HIỀN Bà đỡ mát tay của các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh Cơ duyên với việc lập hồ sơ di sản trình UNESCO được PGS.TS Nguyễn Thị Hiền tổng kết giản dị thế này: “Vốn là dân văn lại có hơn chục năm du học, việc viết với tôi không có gì khó khăn cả. Từ dịch rồi chấp bút và sau này điều hành, tôi cứ thế làm từ đó”. NGUYỆT LINH

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==