Ngày Nay số đặc biệt Xuân Nhâm Dần

NGAYNAY.VN Xuân SỐNGXUÂN 22 “Tôi có lẽ vẫn đang ở trong một cơn mê sảng khác, lớn hơn, so với giấc mơ về kiến trúc Một Cột trước đây”, Trần Trọng Dương chia sẻ. Vốn được đào tạo về Hán văn, chữ Nôm, tiếng Việt lịch sử và kinh điển Nho giáo, những tri thức này được dùng để nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam, tuy nhiên, với Trần Trọng Dương, Hán Nôm là một kho tàng vô tận của văn hóa truyền thống, không chỉ ghi chép về thi ca, ca dao, hò vè, tuồng chèo, bảo quyển,... mà còn ký tái muôn vàn khía cạnh khác nhau của lịch sử văn hóa Việt Nam, từ triết học, tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo, cho đến bản đồ, địa lý, thiên văn, toán học, y dược học, quân sự, lịch pháp... Tư liệu có gì thì Trần Trọng Dương làm nấy. Từ việc chỉ có làm văn chương, dịch thuật Hán Nôm, anh dần tự mở rộng mình để quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lịch sử kiến trúc Phật giáo Việt Nam: “Tôi từng tái lập ngữ âm của tiếng Việt thời Nguyễn Trãi, xem Nguyễn Trãi phát âm như thế nào, nói thứ tiếng Việt như thế nào, từ những cứ liệu hết sức cụ thể của chữ Nôm”, Trần Trọng Dương nói. “Nên khi thấy những kiến trúc như chùa Một Cột, như cột đá chùa Dạm (nặng trên 50 tấn), có đủ cả hệ thống lỗ ngàm, nên tôi ngay lập tức trào lên ý định phải tái lập được kiến trúc thời Lý từ những cứ liệu đó. Đó thực sự là một thử thách thú vị để có thể xuyên không, đi ngược về quá khứ nghìn năm, để tái lập lại phong cách vàng son, phong cách hoàng gia của kiến trúc chùa tháp thời Lý Trần”. Trần Trọng Dương nhớ, thầy của anh thầy Nguyễn Hùng Vĩ từng có những thảo luận rất nóng với nhà nghiên cứu mĩ thuật cổ Nguyễn Du Chi vào năm 1999 về cột đá chùa Dạm. Thầy Vỹ bảo, đó phải là phế tích của một công trình kiến trúc, chứ chẳng phải là linga-yoni (dương vật cắm trên âm vật) của văn hóa Champa hay văn hóa dân gian gì cả. Nghiên cứu chùa Dạm thì phải giải thích từ Phật giáo, chứ lấy văn hóa dân gian hay Hindu giáo vào để giải thích thì đó là một sai lầm quan trọng về phương pháp luận. “Năm 2011, thầy dẫn tôi cùng sử gia Tạ Chí Đại Trường, nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo Lê Quốc Việt, và một số người khác nữa đi điền dã chùa Dạm. Tôi nhớ, bác Trường, tóc đã bạc, chân đã run, lần đầu được ra Bắc để xem hiện vật thật. Ông ngỡ ngàng khi thấy một cây cột đá lừng lững giữa ngổn ngang cây cỏ và đá. Khi nghe giải thích về cây cột, và trực tiếp nhìn thấy hệ thống lỗ ngàm, ông buột mồm: “Tôi sai rồi, không phải linga, tôi sẽ viết một bài sửa sai để cảm ơn mọi người”. Sau đó, bác Trường đã đăng vài viết trên tạp chí Xưa và Nay để đính chính cho việc ông khẳng định cột đá chùa Dạm là một mukha-linga (linga tạc rồng- biểu tượng cho hoàng đế) của hoàng Phỏng dựng về kiến trúc thời Lý, PGS. TS Trần Trọng Dương quan tâm đến Hoàng thành Thăng Long, đến các công trình kiến trúc được xây bằng đức tin của các Phật tử Hoàng gia thời Lý, từ chùa tháp Sùng Thiện Diên Linh (Long Đọi) của vua Lý Nhân Tông, chùa Ngưỡng Sơn Linh Xứng của Lý Thường Kiệt, đến chùa Dạm của bà Ỷ Lan, chùa Diên Phúc của Thái úy Đỗ Anh Vũ... Với anh, có quá nhiều việc phải làm, từ xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (bigdata), nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu biểu tượng, đến phỏng dựng mô hình, phỏng dựng VR3D, và đưa ra xây thực, phục dựng ngoài đời. VIỆT QUỲNH PGS.TSTrầnTrọngDươngvà công trìnhnghiên cứuđượcmôphỏng của anh. Bước vào lịch sử, chạm vào quá khứ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==