Ngày Nay số đặc biệt Xuân Nhâm Dần

NGAYNAY.VN Xuân SỐNGXUÂN 30 Cảm giác bất lực trong bộ đồ bảo hộ ngột ngạt Những ngày cuối năm 2021, diễn biến dịch COVID-19 tại Hà Nội trở lên phức tạp với số camắc được ghi nhận luôn ởmức trên 1.000 trường hợp. Ở các khu điều trị bệnh nhân-đặc biệt tại BVThanh Nhàn, nơi tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 nặng của Hà Nội các điều dưỡng, bác sĩ vẫn tất bật với việc điều trị các ca bệnh. Khác với thời điểmtrước, thời giannày các nhân viên y tế đã có thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm trongđiều trị, chămsóc bệnh nhân COVID-19. Là một người thuộc nhóm bác sĩ Hồi sức tích cực người đầu tiên tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện, ThS-BS LêVănDẫn, Phó khoa Hồi sức tích cực nhớ lại: Từ tháng 8/2021 khi số ca nhiễm COVID-19 nặng được đưa vào BV Thanh Nhàn tăng thì nhóm bác sĩ hồi sức tích cực đã được điều lên khu điều trị bệnh nhân COVID-19. “Lúc đó thời tiết Hà Nội nắng nóng như đổ lửa, oi bức khủng khiếp. Tầng Hồi sức tích cực (ICU) nằm ở vị trí cao nhất của BV, nắng nóng chiếu vào, lại thêm mặc bộ đồ bảo hộ nên anh emmệt mỏi, mất nước, rối loạn điện giải. Thậm chí có những thời điểm kiệt sức anh em nằm sõng soài ra sàn. Lại thêm việc đeo khẩu trang lâu khiến loét vành tai, sốngmũi…”, BS Dẫn chia sẻ. Thời điểm ấy lực lượng y tế chưa nhiều nên mọi người làm xuyên ca liên tục. Có những lúc đang ăn trưa thì có bệnh nhân cấp cứu, anh em lại khoác đồ bảo hộ chạy vào hỗ trợ. Khi vào trong đó rồi thì công việc cấp cứu cho bệnh nhân cứ thế nối tiếp triền miên và cũng bỏ bữa, quên bữa luôn. “Suốt thời gian 1 tháng anh em ăn ở, ngủ, nghỉ trong khu điều trị nên không còn khái niệm thời gian bên ngoài như thế nào. Tuy nhiên, xác định “chống dịch như chống giặc”, anh em động viên nhau cốgắng vượt qua”, BSDẫnnói. Ngoài những áp lực về khối lượng công việc, môi trường làm việc vất vả thì các nhân viên y tế ở đây cũng phải đối mặt với cảm giác bất lực, bởi có các ca bệnh nặng, dù đã nỗ lực hết sức nhưng vẫn không thể nào cứu sống. Quá trình giành giật sự sống cho bệnh nhân và rồi chứng kiến sự sống ấy cứ tuột dần khỏi bàn tay mình, ban đầu những bác sĩ, điều dưỡng cũng không tránh khỏi cảm giác căng thẳng, trùng xuống. Nhưng rồi cảm giác ấy cũng phải nén xuống để họ tiếp tục công việc vì còn nhiều người bệnh khác đang cần... Và khi đã vượt qua được những cảm xúc ấy, họ đã tạo nên được nhiều kết quả với số bệnh nhân nặng được cứu sống, phục hồi, ra viện ngày càng tăng. Thống kê cho thấy, kể từ đợt dịch thứ 4 đến đầu tháng 12/2021 có 1.016 bệnh nhân nặng và hồi sức tích cực được điều trị tại BV, trong đó có 89 F0 nặng được cứu sống, có 1 F0 được cứu sống nhờ áp dụng kỹ thuật ECMO. Nhìn bệnh nhân thoát khỏi “cửa tử”, phục hồi và trở về đoàn tụ cùng gia đình, những mệt mỏi, áp lực đã tan biến và trở thành động lực để họ quên đi mệt nhọc, tiếp tục làmviệc. Trong số những bệnh nhân nặng được cứu sống có nhiều ca bệnh để lại ấn tượng sâu sắc với đội ngũbác sỹđiều trị bởi các bệnh nhân thật đặc biệt, cónhững tìnhhuốngđặc biệt. Buồn vui đan xen Đối với BS Ngô Thị Thảo, khoa Hồi sức tích cực thì thời gian 1 tháng tham gia điều trị cho bệnh nhân COVID-19 có thật nhiều kỷ niệm. Đó là sự hỗ trợ, quan tâm, tạo điều kiện tối đã của lãnh đạo về chuyênmôn, trang thiết bị để côngviệc củaekipđược thuận lợi; là sự san sẻ công việc giữa mọi người với nhau. Nhưng đặc biệt hơn cả là kỷ niệm với ca bệnhnặngmà giữa các bác sỹ đã phải tranh cãi rất nhiều về phương pháp can thiệp, điều trị. Và cuối cùng quan điểm của BS Thảo đã được bảo vệ, giành giật lại sự sống cho người bệnh. Đó là bệnh nhân nữ, 65 của những bác sĩ trong khu điều trị bệnh nhân Dưới nắng nóng gay gắt của mùa hè, những bác sĩ, điều dưỡng ở khu điều trị bệnh nhân COVID-19 tại thêm hao sức bởi phải mang trên mình bộ đồ bảo hộ kín mít, đi lại như con thoi trên tầng cao nhất của bệnh viện. Đó là toà nhà luôn đón nắng và... không có điều hoà. Mặc kệ dòng mồ hôi tuôn chảy, họ vẫn miệt mài với việc cấp cứu, điều trị bệnh nhân nặng để được nhìn thấy những nụ cười. HÀ DŨNG

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==