Ngày Nay số đặc biệt Xuân Nhâm Dần

NGAYNAY.VN Xuân SỐNGXUÂN 32 1. Trời TP HCM tháng 12 lành lạnh, nắng dịu dàng, gió hiu hiu, đường phố bỗng thênh thang hơn làm cho cái nhộn nhịp thường ngày bỗng trở lên sâu lắng. Tôi nép mình trong một góc quán quen ở Quận 2 (cũ), tạm xa những ồn ào, náo nhiệt, chầm chậm nhâm nhi ly cà phê đen đá không đường mà lòng buồn rười rượi khi những giai điệu dạt dào xúc cảm của Phạm Hồng Phước ngân lên. “Thành phố bé thế thôi mà tìm hoài chẳng được/ Tìm hoài sao chẳng thấy nhau giữa chốn đông người/ Thành phố bé đến thế thôi mà tìmhoài không thấy.../”. Thấy gì? Tôi thấy My, 23 tuổi, quê Đồng Tháp, mới hôm qua còn má phấn môi son, lụa là gấm vóc, uyển chuyển nhẹ nhàng dưới ánh đèn màu trong nền nhạc lớn ở trung tâm TP HCM mà nay đã loay hoay dọn dẹp đồ đạc trong cửa tiệm và tủ quần áo chuẩn bị rời đi. “Emđi đâu”, tôi hỏi? “Dạ, em về quê. Dịch dữ quá tiệm nail của em với mấy đứa bạn ở Quận 6 cầm cự nhiều tháng nay nhưng không có khách nên đóng cửa, trả mặt bằng rồi anh ạ. Giờ tụi em tranh thủ thanh lý đồ đạc, quần áo nào còn mới thì đăng bán lại xong sẽ về, tất cả cùng về...”, My bỏ lửng câu chuyện. Chỉ mới đây thôi, khi phố xá lên đèn, My và nhiều bạn bè đồng trang lứa cũng lên đồ xúng xính, nô nức như đi trẩy hội. Cứ nghĩ lên thành phố sẽ có được cuộc sống tốt hơn, sung sướng hơn nhưng sự thật lại khiến người ta không khỏi chạnh lòng. Phận phấn son để có được cuộc sống thoải mái phải đánh đổi không ít! Bẵng đi một thời gian, lúc dịch cao trào nhất, My nhắn tin tâm sự về cuộc sống ở quê với giọng buồn buồn: “Anh dạo này khoẻ không?... Ở nhà thì em cũng ổn, em sẽ lấy chồng, chắc không quay trở lại TP HCM nữa. Thật sự tụi em không cầm cự nổi, em thấy trên mạng có nhiều bạn vay tiền mà phải quay clip thế chấp, tụi em may mắn hơn một chút khi còn có tiệm, nhưng bây giờ cũng phải bỏ thôi...”. Tôi cũng không biết phải nói gì hơn vào lúc ấy, chỉ chúc em may mắn và hạnh phúc với lựa chọn của cuộc đời! 2. Trong ký ức của một cậu bé quê như tôi, TP HCM xinh đẹp, rực rỡ, lộng lẫy và hào nhoáng lắm…! Qua những hình ảnh trên lịch treo tường, những thước phim của đài truyền hình HTV, giọng đọc trong trẻo của các chị phát thanh viên radio hay trong những lời “chém gió” của các bậc tiền bối xómnghèo…, thành phố không bao giờ ngủ, thật nhộn nhịp và phồn vinh! Đầu tháng Năm, tôi trở lại TP HCM sau kỳ nghĩ Lễ với tâm trạng miên man khi cả nước liên tiếp ghi nhận những ca nhiễm bệnh đầu tiên của đợt dịch thứ Tư. Trên truyền hình và khắp các mặt báo, con số cứ tăng dần đều, mỗi ngày mỗi lập đỉnh mới. Mạng xã hội xôn xao tích trữ khẩu trang, thuốc hạ sốt, vitamin các loại…, từ chợ thuốc tây lớn nhất TP HCM ở đường Hai Bà Trưng đến các cửa hàng nhỏ lẻ vùng ven đông đúc chưa từng thấy. Tôi vẫn nhớ, tiếng còi hụ xe cứu thương bắt đầu dồn dập hơn theo thời gian. Có những hôm ở lại cơ quan muộn, nhìn qua khung cửa sổ dưới ánh đèn vàng hiu hắt là hơn năm xe chiếc cấp cứu nối đuôi nhau chạy trên đường Điện Biên Phủ vào trung tâm thành phố đến các bệnh việnĐại họcY dược, Nhân dân 115, Phạm Ngọc Thạch, Chợ Rẫy…. Càng về giữa đêm không gian càng vắng lặng, âm thanh ấy lại càng dễ sợ hơn và vẫn ám ảnh tôi đến tận bây giờ…. Ngày qua ngày, truyền thông tăng tần suất chạy đua tin tức về số ca nhiễm, cách ly và những người xấu số. Các hội nhóm, diễn đàn chia sẻ nhiều hơn những thông tin liên quan rồi sinh ra hoang mang, lo lắng thậm chí là hoảng sợ. Người chỉ người cách phòng tránh và cả điều trị bằng đông tây y kết hợp nếu rơi vào trường hợp chẳng may, nào là xông tinh dầu xả, nấu mật ong với gừng tươi và cả ăn tỏi sống mỗi ngày. Tôi cũng nhận nhiều hơn những cuộc gọi, tin nhắn từ gia đình, người thân, bạn bè…, ai cũng chung một kiểu tâm trạng lo âu khi có người quen ở trong tâmdịch. “Hay là về quê một thời gian đi rồi vô lại”, chị Đào khuyên. Chị là cô giáo dạy ngoại ngữ cấp hai ở quê, lớn hơn tôi 6 tuổi. Đến giờ, chị vẫn lo lắng cho tôi như hồi còn bé dại! Đứng trước mối hoạ của thời đại, nhiều người chọn cách rời bỏ TP HCM về quê hoặc chí ít là đến một nơi nào đó hẻo lánh tìm kiếm sự bình an trong tâm trí. Tôi và nhiều anh, chị ở cơ quan cũng có thể làm điều tương tự. Nhưng không, chúng tôi chọn ở lại, cùng với TP HCM! Những ngày ấy, dòng người hối hảhơnrấtnhiều. Sự thong dong của những buổi chiều tà nhường lại cho dòng xe lao đi trong xé gió. “Đặc sản”ùn tắc trên Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh, Tôn Đức Thắng, Lý Tự Trọng, Nguyễn Tất Thành, Cộng Hoà, Trường Chinh…bỗng trở nên lạ lẫm trong mắt hàng triệu thị dân vốn đã quen với mùi xăng xe và khói bụi mỗi lúc tan tầm. Từ Ngã năm Chuồng Chó đến Ngã tư Hàng Xanh, từ Vòng xoay Điện Biên Phủ lan đến Vòng xoay Dân Chủ, từ Ngã sáu Nguyễn Tri Phương về Vòng xoay An Lạc… đâu đâu cũng rợp bóng sắc phục, không gian ngập một màu căng thẳng, lo âu. Các phương tiện giao thông công cộng dừng hoạt động để nhường đường cho những đoàn vận chuyển TP HCM, những con đường thân thuộc, dòng người vội vã lao đi trong tiết se lạnh của những ngày cuối năm không làm vơi đi nỗi buồn man mát đang bao trùm sau ngần ấy thời gian có dịch. Những khoảnh khắc đau thương đã tạm qua đi. Tôi không mong nó quay trở lại thêm một lần nào nữa nhưng sự thật đã để lại một vết rạn đậm sâu trong trái tim. Những ngày tháng đó! TRẦN TÂY CÔN Lực lượng y tế từkhắpnơi đổ vềhỗ trợTPHCMchốngdịch.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==