Ngày Nay số đặc biệt Xuân Nhâm Dần

NGAYNAY.VN Xuân 33 SỐNGXUÂN người đi cách ly tập trung tại các bệnh viện dã chiến vừa mọc lên ở vùng ngoại ô thành phố. Trên những chuyến xe he hé cửa là gương mặt thất thần tựa bàn tay ngâm nước đã lâu, xanh xao và nhợt nhạt. Nam phụ lão ấu ai cũng như ai, chẳng nói chẳng rằng, khẩu trang đeo tuột xuống dưới cằm, lặng imnhìnquaôkính cửa sổ, tay ôm chặt giỏ xách chất đầy quần áo cũ hãy còn nhăn nheo. Nhiều đứa bé chỉ mới chập chững biết đi nép trong vòng tay mẹ vào nơi buồn bã ấy. Hàng chục, hàng trăm rồi hàng vạn người được công bố nhiễm bệnh. Cũng từng ấy con số tăng lên lấp đầy một, hai rồi hàng ngàn căn hộ ở Khu tái định cư Bình Khánh vốn bỏ hoang được sử dụng làmnơi cách ly tập trung cho bệnh nhân COVID-19. TPHCM lúc bấy giờbao trùm một nỗi sợ hãi...! 3.Tôi lái xe chạy dọc bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vào sáng sớmmột ngày đầu tháng Bảy - thời điểm TP HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Công viên hai bờ chi chít những dải băng ngăn tụ tập, “vết thương” như khắc vào ghế đá, hàng cây..., những bước chân chậm rãi buổi sáng cũng dần trở nên xa lạ. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh các trung tâm thương mại, công sở, hàng quán ở khu vực Quận 1 đồng loạt đóng cửa tạm dừng hoạt động trong ngày đầu tiên giãn cách. Xe chuyên dụng của chính quyền rảo quanh các tuyến Đinh Tiên Hoàng, Lê Duẩn, Võ Thị Sáu, Nam Kỳ Khởi Nghĩa..., liên tục dùng loa phát thanh thông báo kêu gọi người dân ủng hộ và chấphànhnghiêmcác biệnpháp phòng, chống dịch. Đêm dần buông, bóng người càng thưa vắng. Tôi lang thang giữa cái nóng hầm hập. Một thành phố không ngủ đã lùi lại phía sau để nhường chỗ cho sự tĩnh lặng, không còn tiếng rao đêm, mất hẳn tiếng gõ hủ tiếu hay leng keng giác hơi tại nhà.... TP HCM gần 8 giờ tối chỉ còn lại những phận đời trôi dạt rong ruổi mưu sinh ở lề đường, con hẻm, bờ kênh…. Tôi giật mình trước cảnh đóng cửa tắt đèn trên đường Đồng Khởi. Phố đi bộ Nguyễn Huệ chỉ còn lại tiếng chổi tre xào xạc. Vòng xoay Điện Biên Phủ vắng hoe, lâu lâu lại vang lên tiếng chuông điểm giờ của chiếc đồng hồ lớn đặt giữa vườn hoa. Một người đàn ông nằm gọn trên chiếc xe đẩy chất đầy quần áo và vật dụng sinh hoạt cũ, cạnh bên là “cậu vàng” – người bạn đồng hành của ông trên bước đường mưu sinh. Phía xa xa, thấp thoáng bóng dáng người phụ nữ trung niên lầm lũi đẩy xe tự chế đi nhặt ve chai trong vẻ mệt mỏi, tiều tuỵ. Tôi bắt gặp hình ảnh một cụ già 70 tuổi trong chiếc quần đùi, áo ngắn tay, đi dép xỏ ngón loay hoay lục tìm những thứ còn sót lại trong hai thùng rác đặt ở ngã tư Hai Bà Trưng - Trần Cao Vân, rụt rè và liên tục cảmơn khi nhận được ít quà từ ai đó. Tôi ghé lại hỏi thămrồi gửi cụ chút tình cảm chân thành trước khi tiếp tục lao vào bóng đêmdài hun hút.... Nhưng cũng thật may, vùng đất hào sảng vẫn còn đó những “Anh Hai Nam bộ”, “Cô Ba Sài Gòn” đong đầy tình yêu thương! Những ngày này mới thấy, cái ao nước lã cũng thấmthiết như giọt máu đào! Hai tuần nữa trôi qua, dịch bệnh ở TP HCM vẫn không hề giảm xuống mà trái lại còn nghiêm trọng hơn buộc thành phố phải tăng cường các giải pháp kiểm soát sau 18 giờ, tất cả người dân ở yên trong nhà trừ cán bộ thi hành công vụ và các trường hợp khẩn thiết. Suốt ngày hômấy ở cơquan, tâm trạng tôi cứ bồn chồn, bất an khó tả khi đọc những tin tức y bác sĩ từ khắp nơi về hỗ trợ TP HCM, kế đến là các lực lượng vũ trang chi viện. Người dân tranh nhau mua lương thực thực thẩm, thuốc men... để dự trữ cho những ngày khó khăn sắp tới. Tôi nói những suy nghĩ với anh – Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu – cũng là lãnh đạo của tôi ở Văn phòng phía Nam. Anh cũng thấy điều đó và cảmnhận còn sâu sắc hơn tôi rất nhiều, “Thật sự buồn, em ạ! Không biết góp ý như thế nào thì họ mới hiểu nữa em. Nhìn bà con, đồng bào vậy anh buồn và xót lắm...”. Hoàng hôn dần buông trên những toà cao ốc, tôi lái xe trở về nhà trọ, sự cuống cuồng của phố thị làm đoạn đường thân quen như ngắn lại đôi ba phần.... Đúng giờ G, một vài tờ báo bạn bắt đầu phát trực tiếp hình ảnh camera giao thông các tuyến đường chính của thành phố. Nhìn cảnh tượng cầu Thủ Thiêm không một bóng người, đường Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, CộngHoà tĩnh lặng..., thật sự khó mà kiềm lòng. Hơn mười năm đặt chân đến thành phố học tập, sinh sống và làm việc, tôi chưa bao giờ cảm thấy hơi thở của TP HCM yếu ớt, mệt nhọc như thời khắc đó! Tôi không tài nào ngủ được, đọc tin tức trên báo rồi lướt mạng xã hội là ngập tràn hình ảnh kèm những dòng trạng thái buồn lo! Tôi lại lao ra đường để ghi lại những khoảnh khắc lịch sử này, một cảm giác lành lạnh sống lưng ập đến khi đường phố thênh thang vắng lặng chỉ còn mình tôi cùng chiếc bóng của chínhmình. 4. Tôi không nhớ rõ làmình đã rong ruổi những đâu, không đếm được bản thân đã đi qua bao nhiêu con đường, ngã tư, bao nhiêu chốt kiểm soát, điểm phong toả hay những cuộn kẽm gai “xé toạc” những buổi chiều. Tôi chỉ nhớ, bao nhiêu lần nhìn thấy là bấy nhiêu lần xót xa! Chiều chiều, đều đặn cứ hai ba ngày một lần, khi mặt trời tắt nắng tôi lại một mình tìm đến Khu cách ly và Bệnh viện dã chiến lớn nhất thành phố. Khu tái định cư Bình Khánh với hàng ngàn căn hộ vào tháng Tám, tháng Chín gần như không còn một chỗ trống. Từ dưới đất nhìn lên, trên những ban công treo đầy quần áo của người không may nhiễm bệnh. Nhiều bạn trẻ “ôm” điện thoại nhưng cũng không ít ánh mắt nhìn vào xa xăm, vô định, có người nhìn thấy tôi đang chụp ảnh, từ trên cao nhìn xuống vẫy tay chào. Tôi không nghe rõ các anh chị, cô chú nói gì vì khoảng cách quá xa nhưng vẫn nhẹ lòng khi thấy những đôi môi hé nụ mỉm chi. Mỗi lần thấy quần áođượcmang đi, cửa ban công đóng chặt lại, tức là có người vừa khỏi bệnh, tôi lại mừng thêmmột chút. Nhưng ngày vui rồi cũng qua mau. Dịch bệnh kéo dài, những hoàn cảnh khó khăn mỗi lúc lại càng tăng lên, đặc biệt là những số phận“mắc kẹt”giữa đi và ở lại. Như câu chuyện tôi đã từng kể về bà con ở phường Linh Xuân, TP Thủ Đức, “Ba tháng nay chúng tôi không nhận được một đồng hỗ trợ nào. Chúng tôi cùng nhau lên phường hỏi nhưng lại về tay trắng. Bây giờ chúng tôi chịu hết nổi rồi. Nhà báo hãy xin cho chúng tôi được về quê, chúng tôi không cần nhận tiền hỗ trợ nữa...”. Rồi những hy vọng biến thành thất vọng. Dòng người khốn cùng lại phải gồng mình tìm đường thoát khỏi TP HCM - nơi họ từng xem là “miền đất hứa”, để di tản về quê bằng mọi cách có thể khi lệnh nới lỏng giãn cách vừa có hiệu lực vào cuối tháng Chín. Dòng người bộ hành trên đường thiên lý, trên những chiếc xe máy cà tàng lỉnh kỉnh hành trang là phận đời cơ cực, trong đó có không ít phụ nữ bụng mang dạ chửa, những đứa trẻ mới chỉ vài ngày tuổi hay những vật nuôi mà họ xem là tri kỷ trên bước đường mưu sinh. Bà con ra đi mang theo nỗi sợ hãi dịch bệnh, những khốn khó nơi thị thành, mồ hôi, nước mắt và cả những u uất, buồn vương! Tôi và chúng ta chỉ có thể cảm nhận một phần rất nhỏ những nỗi niềm ấy! 5. Những ngày cuối năm, thành phố bắt đầu vận động trở lại, không còn những cuộn thép gai và rào chắn, đường phố đông đúc và ồn ào, quán xá rộng cửa hơn là những he hé trong sợ sệt trước đó…Khu tái định cư Bình Khánh cũng không còn người ở, lại trở về với vẻ xơ xác, hoang vu. Nhưng TP HCM vẫn là sự ì ạch, bí bách đến mức chán chường bởi khi màn đêm buông xuống, lại buồn tênh như ánh đèn vàng vọt. Bốn tháng là quá đủ để hình thành nên những thói quen trong tiềm thức. Mọi năm, thời điểm này đã thấy nô nức bánh quà, lịchTết và râm rang những lời hẹn hò, chúc tụng. Ngồi trong góc quán nhỏ, tôi lại nhớ da diết những mùa xưa cũ thân quen! “Rồi có những đêm mưa/ Nằm nghe câu ca rất xưa/ Từ radio phát lên, nghe thật buồn...!”. Bao giờ cho tới ngày xưa! n Tình cảmngười Sài Gòndành chonhau trongđại dịch.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==