Ngày Nay số đặc biệt Xuân Nhâm Dần

NGAYNAY.VN Xuân 57 NÉTXUÂN giống với giấy viết thư pháp - PV) ở các trụ khung cửi để về tập viết. Ông tập riết đâu chừng được 5 năm, tức là năm 1998, thấy “tay nghề” ổn bèn ra đường phố Sài Gòn để viết chữ bán. “Ban đầu họ thấy lạ, nên dừng lại mua. Sau, bị mấy bà bán cà phê… đuổi vì chiếm chỗ, nên mình chạy qua chỗ khác ngồi vẽ” - ông nhớ lại. “Hồi đó ông hay viết chữ gì?” - tôi hỏi. Ông trả lời: “Chỉ loanh quanhmấy chữ“Tâm”, “Nhã”, “Đức” mà thôi”. Tôi tiếp: “Khi ấy ông viết thơ Bùi Giáng chưa?”. “Rồi. Viết rồi chớ” - ông đáp lời rất nhanh, rồi thêm vào: “Nhưng thú thật, khi ấy mình chưa hiểu, chưa ngộ, chưa chạm được lớp sâu của thơ Bùi Giáng, nên mình viết thơ Bùi Giáng không “đã” lắm”. Suốt nhiều năm liền, ông được các trường đại học mời làm triển lãm thư pháp thơ Bùi Giáng. Còn việc ngồi viết chữ ở ngoài đường, ông bảo mình bỏ hẳn từ năm 2007 đến giờ. “Vì sao?” - tôi hỏi. “Nhiều lí do lắm. Nhưng quan trọng nhất, là dần dà cuộc chơi đó không còn vui nữa” - câu trả lời của ông chìm trong làn khói thuốc trắng đục. Cuộc chơi không còn vui mà ông nói, là cuộc chơi xin - cho chữ. Ông kể, trước đó, người đến xin chữ rất am hiểu về chữ nghĩa thơ ca. Nên bày biện thêm ấm trà, ly tách. Họ vừa uống trà, vừa đàm đạo chuyện chữ nghĩa. “Viết chữ mà được đàm đạo như thế mới đã”- ông nhiều lần nhấn mạnh. Rồi sau này, người đến xin chữ, chính xác hơn là mua chữ, không có được tinh thần ấy, ông buồn lòng, mang bút nghiêng về xếp nơi gác nhà. “Nhưng không phải là mình bỏ hẳn viết thư pháp” - ông như phân trần. Mà giờ ông chỉ viết tặng bạn bè, hoặc những người mến mộ tài đức ông tìm đến, hay trong các chương trình thơ nhạc Bùi Giáng. Tôi hỏi ông thích nhất câu nào trong thơ Bùi Giáng, ông bảo nhiều, rất nhiều, nhưng trên hết vẫn là câu “người đi tôi cũng đi qua/ người dừng tôi cũng qua loa tạm dừng”. Và, trong dịp tôi đến chơi nhà, ông bày biện bút nghiêng viết tặng tôi câu đấy. Tôi hiểu, đó không phải sự ngẫu nhiên, mà ít gì đã phải trải qua cuộc chiêm nghiệm mà cả cuộc đời ông đã đi qua, rồi ngâmnga: “Xin chào nhau giữa con đường/ Mùa xuân phía trước miên trường phía sau/ Tóc xanhdù cóphaimàu/ Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng...”. n hồn cốt của thơ, thì phải là người am hiểu thơ đó. Và Bùi Hiến, đã chạm được cảm xúc trong thơ Bùi Giáng bằng hành trình như vậy. Để rồi từ khi Bùi Giáng mất vào năm 1998, thì hằng năm, vào ngày giỗ Bùi Giáng; hay các dịp thơ nhạc Bùi Giáng, người ta hay thấy xuất hiện Bùi Hiến với mái tóc dài ôm chiếc guitar và phiêu trong cõi thơ Bùi Giáng, rất bồng bềnh! 3. Như đã đề cập ở trên, sau cuộc triển lãm ảnh ở Hội An năm 1993, từ tò mò, ông tìm thấy đam mê qua từng nét vẽ thư pháp. Nhưng không có điều kiện, ông phải tựmày mò học viết. Rồi khi vào lại Sài Gòn, ông đến mấy xưởng dệt của người Quảng ở khu Bảy Hiền, để xin vải giấy (một loại vải gần hoa ấy, khái niệm “hát” và “ngâm” với ông không còn quan trọng nữa. Mà chỉ duy nhất một điều ông nghĩ tới: đọng lại gì trong tâm hồn người yêu thơ Bùi Giáng sau khi nghe ông xướng ca! “Với lại, thơ Bùi Giáng được phổ nhạc, nên có chỗ mình gọi là “hát” cũng không sao” - ông bay tỏ. Bùi Hiến bảo rằng mình biết chơi đàn và ngâm thơ từ rất sớm, sớm hơn nhiều so với thư pháp. Nhưng để gọi là cảm được, để ngâm thơ Bùi Giáng chạmđến cảmxúc trái tim người nghe, thì phải sau khi ông bắt gặp triết lý nhà phật. “Bởi thơ Bùi Giáng có tính thiền rất nhiều” - ông giải thích. Tôi nghĩ điều ông nói không sai. Chỉ cần biết đánh đàn và có chất giọng tốt, là đã ngâm được thơ. Nhưng muốn ngâm thơ hay, mà dấy lên được cái Bùi Hiếnviết thưpháp.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==