Ngày Nay số đặc biệt Xuân Nhâm Dần

NGAYNAY.VN 6 Xuân SỨCMẠNH VĂNHÓA Thêm vào đó, trong đổi mới, hầu hết các thành tựu lý luận đều được hiển thị bằng các giá trị như dân chủ, công bằng, văn minh...Trên thực tiễn, các giá trị ở tầm văn hóa của CNXHởViệt Nam đang được hiện thực hóa, vừa là những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử lại vừa là những động lực chính trị tinh thần để thúc đẩy, định hướng sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Với ý tưởng đó và trong “không gian văn hóa” của “Ngày Nay”, chúng tôi xin được trình bày một cách cơ bản nghiên cứu này. 1. Những giá trị ở tầm văn hóa của chủ nghĩa xã hội. 1.1.Về các giá trị ở tầm vănhóacủaCNXH. Giá trị ở tầm văn hóa là để phân biệt với giá trị thông thường (như giá trị của hàng hóa). Các nghiên cứu cho biết: giá trị ở tầmvănhóa làđểbiểu đạt những lợi ích phổ quát, những điều đáng tôn trọng, những khát vọng phát triển hướng thiện mà mọi người đều coi đó là chuẩn mực chi phối cách suy nghĩ, niềm tin, hành vi, tình cảm của con người. Hệ giá trị này thường được hàm chứa trong một học thuyết, là quan niệm của một quốc gia hoặc có thể là của cảmột thời đại. Giá trị thông thường của một vật hay hàng hóa nào đó có thể thay đổi tùy theo quy luật cung cầu, có thể giảm dần qua hao mòn vô hình và hữu hình. Nhưng giá trị ở tầm văn hóa thì ngày càng được bồi đắp, hoàn thiện, hiển thị và tăng lên sức hấp dẫn, chi phối con người. - Chủ nghĩa xã hội khoa học là một tầm tư tưởng mới để hiện thực hóa những giá trị nhân loại. Nghiên cứu lịch sử tư tưởng nhân loại, những giá trị lớn màmọi thời đại cùng quan tâm đều được diễn đạt dưới các phạm trù văn hóa - chính trị như công bằng, bình đẳng, dân chủ, tự do... Đó cũng chính là những lý tưởng mà tất cả các học thuyết về giải phóng xã hội đều hướng tới. Vấn đề lớn nhất của mọi học thuyết trướcMác là thiếu cơ sở thực tế để hiện thực hóa các giá trị, lý tưởng trên. Những căn cứ về tính bản thiện, lòng bác ái, “quy luật của tạo hóa”... mà các nhà không tưởng đưa ra không đủ để thuyết phục người ta tin và làm theo chủ nghĩa nhân đạo. Các giải pháp kêu gọi lòng nhân ái, nêu gương thực hành hay đề xuất các nhà nước thống trị cải cách pháp luật, v.v. đều bế tắc trước thực tế bất công, bất bình đẳng, phi nhân tính... Khi bàn về những giá trị và lý tưởng của CNXH khoa học, C.Mac và Ph.Angghen vẫn tiếpnối những giá trị của nhân loại như công bằng, bình đẳng, dân chủ, tự do... Hiển nhiên là trong thời đại mới và từ góc nhìn khoa học, chủ nghĩa Mác - Lênin đã bổ sung thêm những nội hàm mới cho các lý tưởng truyền thống. Chẳng hạn muốn côngbằng thực sự và với mọi người thì công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội phải là nền tảng cơ bản. Muốn bình đẳng, dân chủ thực chất thì quyền lực nhà nước phải thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động chứ không phải thuộc về một nhóm người có của. Giải phóng con người thoát khỏi những chế ước của tự nhiên, áp bức bóc lột của xã hội là mục tiêu cao nhất của CNXH khoa học. Đó là một xã hội CSCN mà trong đó, “mọi người được phát triển tự do” và “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người”. Với những đóng góp ấy, chủ nghĩa Mác - Lênin đã nâng các giá trị của CNXH khoa học lên tầm văn hóa. - Chủ nghĩa Mác - Lênin về giá trị ở tầmvăn hóa của XHCN. Giá trị của CNXH là sự kết tinh của lịch sử văn minh nhân loại, của văn hóa truyền thống và hướng tới tương lai. Những giá trị văn hóa của CNXH nằm trong “dòng chảy” của lịch sử văn minh nhân loại, bao gồm cả sự kế thừa “phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích luỹ được”1 và đổi mới sáng tạo. Khi tiếp cận với những giá trị XHCN người ta không thấy lạ lẫmkhi lý luận đó cũng bàn về những vấn đề muôn thuở của giải phóng và phát triển xã hội; của sự tiếp nối không ngừng cuộc đấu tranh để đạt tới “cái chân, cái thiện, cái mỹ”và qua đó từng bước đạt tới lý tưởng công bằng, bình đẳng, dân chủ và tự do... Nó cũng hàm chứanhữnggiá trị lịch sử - văn hóa của cácquốcgia - dân tộc. Lê nin khẳng định: Mỗi một nền văn hoá dân tộc đều có những thành phần của một nền vănhoá dân chủ và xã hội chủ nghĩa, là với ý nghĩa này. Hướng vận động nhất quán của quá trình này là từ những di sản của quá khứ, từ những “vật liệu”hiện tại, để tỷ mỷ và kiên định xây dựng một hệ giá trị mới với lao động, công bằng, bình đẳng, hòa bình và tự do...làm nguyên tắc cho xã hội tương lai. Nhân dân là chủ thể lớn nhất trong sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn hóa của CNXH. Trong cách nhìn của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhân dân chính là chủ thể sáng tạo mọi giá trị văn hóa và CNXH, chứ không phải là công trình của các bậc vĩ nhân hay thiên sứ. Những giá trị của một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ và tự do cũng do chính đông đảo nhân dân dưới sự lãnh đạo của “một giai cấp đang nắm tương lai trong tay”- GCCN, cùng xây dựng nên trong chế độ mới. Họ cũng là người trực tiếp thụ hưởng những thành quả văn hóa vật thể và phi vật thể của xã hội. Hòa trong khối nhân dân đông đảo ấy sẽ xuất hiện những tầng lớp tinh hoa. Đó là những trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ chân chính nhận lãnh sứ mệnh thể hiện khát vọng vươn tới của con người ở các lĩnh vực chính trị, khoa học, văn hóa nghệ thuật... CNXH chỉ thực sự thắng lợi khi những giá trị của nó đã trở thành văn hóa. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã luận chứng cơ sở hiện thực cho sự giải phóng nhân loại, từ đó những giá trị cao đẹp của CNXH được hiện thực hóa và đạt tới một trình độ mới trong giải phóng con người. Mặt khác, việc tạo cơ sở và xác định trên đời sống hiện thực những giá trị XHCN, theo các nhà tư tưởng macxit, cũng phải là công việc thường ngày, liên tục và ở khắp mọi lĩnh vực. Khi việc tôn trọng những giá trị cao quý ấy, làm theo nómột cách tự nhiên như nhu cầu, như thói quen bình thường trong cuộc sống mỗi người và trở thành chuẩn mực chung của cả xã hội. Khi ấy, những giá trị XHCN đã trở thành văn hóa. Và theo Lê nin, đó mới là thời điểm cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH. 1.2. Hồ Chí Minh về những giá trị văn hóa của CNXH ở Việt Nam. Việt Nam muốn thực hiện công bằng, bình đẳng, dân chủ thì trước hết phải giành được độc lập, tự do. Hồ Chí Minh đi tìmđường cứu nước từ thực tế đen tối của đất nước mất độc lập tự Hiện thực hóa những giá trị ở của Chủ nghĩa Xã hội trong đổi Việc nghiên cứu về CNXH đã được tiếp cận trên nhiều hướng, như một tổng kết lý luận gần đây: “chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ.” Tuy vậy tiếp cận CNXH từ hệ giá trị - một góc độ rất đặc trưng của văn hóa học, lại đang cần được mở rộng, đào sâu và nhất là đang thiếu các nghiên cứu liên ngành. Từ góc độ này chúng ta sẽ thấy được sự gần gũi thiết thực mà vẫn bao quát và có tính “sâu rễ, bền gốc” khi nhận thức các giá trị của CNXH ở tầm văn hóa. PGS.TS NGUYỄN AN NINH CNXHởViệtNamđã thểhiện ranhưmột hệ giá trị ở tầmvănhóa, đang trở thànhhệđộng lực có tácđộng thúc đẩy, địnhhướngcho quá trìnhphát triển nhanhvàbềnvững. Đất nướcđãđạt được những thành tựu to lớn, cóýnghĩa lịchsử, phát triểnmạnhmẽ, toàndiệnsovới những nămtrướcđổimới.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==