Ngày Nay số Đặc biệt

Tiếp theo trang 7 Trên cương vị là vị tướng phụ trách công tác chính trị-tư tưởng trong quân đội, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã có những đóng góp, yêu cầu, hay nói vui là “lời đặt hàng” nào cho giới văn nghệ sĩ quân đội? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, ba tôi hay gặp các văn nghệ sĩ và “đặt hàng”: “Văn nghệ viết về Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc hay lắm, nhưng chưa đủ. Quan trọng nhất lúc bấy giờ là viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam”. Ông tâm sự: “Phải đi vào mặt trận, phải sống với người chiến sĩ, từ đó tìm tấm gương để viết về họ cho toàn dân thấy”. Nhưng đến khi cuộc chiến tranh chống Mỹ đã lên đến đỉnh cao, ta đang thừa thắng xông lên để giành những thắng lợi quan trọng, trước khi quay trở lại miền Nam chiến đấu (1967), ông lại nói thế này: “Tôi sắp quay trở lại miền Nam. Miền Nam cần gì? Một là miền Nam cần người, hai là cần gạo, ba là cần văn nghệ - vì văn nghệ không phải vật chất nhưng nó có sức mạnh hơn cả một sư đoàn”. Từ lời kêu gọi của ba tôi, mỗi một văn nghệ sĩ đều cảm thấy mình đang “nợ” miền Nam một tác phẩm từ ngòi bút của mình. Ông nói những lời tận đáy lòng như thế, bởi ông là người trực tiếp đánh Mỹ ở miền Nam, ông sắp vào Nam đánh Mỹ và ông cần ở văn nghệ sĩ những tác phẩm“vì miền Nam” như thế. Ông đã giữ đúng lời nói của mình cả trên mặt trận quân sự đánh Mỹ và mặt trận văn nghệ “tiếp lửa” cho cách mạng. Ông từng nói với chiến sĩ:“Vào chiến trường tìm ra phương án đánh Mỹ”, và với văn nghệ sĩ cũng thế: “Vào tận chiến trường mới tìm ra câu chuyện đánh Mỹ, chân dung người chiến sĩ…” Đầu năm1967, ba tôi chuẩn bị vào Nam. Những ngày ít ỏi cuối cùng ở miền Bắc, ông bận rộn với nhiều cuộc họp, tối nào cũng về nhà muộn. Nhưng ông vẫn dẫn tôi đến gặp các cô, chú ở Văn nghệ Quân đội. Trong các lần gặp trước, ông thường nghe là chính, nhưng trong hai cuộc gặp này, ông nói nhiều hơn. Ông nói về cuộc chiến tranh chống Mỹ, kể những câu chuyện chiến đấu ở miền Nam. Ông đọc những vần thơ, đoạn văn từ miền Bắc gửi vào được phát trên Đài phát thanh Giải phóng, đăng trên các báo ở chiến trường. Ông muốn văn nghệ sĩ hiểu hơn về mối quan hệ giữa người chiến sĩ ở chiến trường với quê hương, gia đình: điều quan tâm nhất của chiến sĩ trên chiến trường là lo hậu phương đói nghèo; lo hợp tác xã không đủ gạo chia cho xã viên, lo con không được đi học… Do đó, văn nghệ sĩ hãy viết về sự lớn mạnh của hậu phương miền Bắc, để người chiến sĩ thấy cuộc sống đang tốt đẹp dần lên ở quê nhà, để rồi họ yên tâm chiến đấu. Và ông nói nhiều về việc văn hóa, văn nghệ phải làm gì trước những biến động sắp tới của cuộc kháng chiến; làm gì để tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho những cuộc chiến đấu quyết liệt sẽ xảy ra. Tôi còn nhớ câu nói của ông với văn nghệ sĩ: “Viết gì thì viết. Đừng viết cho riêng mình hay về những người xa lạ. Hãy viết về những người chiến sĩ, viết để người chiến sĩ có thêm lòng dũng cảm, thêmmưu trí, thêm quyết tâm đánh thắng kẻ thù trên mặt trận”. Ông chỉ yêu cầu có thế thôi. Đó là sự tin tưởng và cũng là “đặt hàng” của ông, của chiến trường miền Nam đối với các nhà văn - chiến sĩ. Có lẽ đấy là tình cảm và những điều ông mong đợi ở Văn nghệ Quân đội nói riêng, và ở văn hóa nghệ thuật nói chung trước giai đoạn lịch sử mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong hành trang ông mang vào chiến trường miền Nam có phần rất lớn về văn hóa, văn nghệ. Bởi ông coi văn hóa, văn nghệ là sức mạnh to lớn, góp phần tạo nên chiến thắng trên chiến trường. Cũng trong giai đoạn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh công tác tại Tổng cục Chính trị QĐND đã xảy ra vụ việc Nhân văn-Giai phẩm. Trong quá trình giải quyết vụ việc này, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã giữ vững bản lĩnh chính trị như thế nào và đối xử với những người bạn trong giới văn nghệ sĩ ra sao? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Một trong những câu chuyện cảm động nhất đậm nhất về tình người của ba tôi về giai đoạn đó là những cuộc gặp và nói chuyện với nhà văn Trần Dần. Câu chuyện bắt đầu từ đầu những năm 1990, khi đó tôi vừa từ chiến trường Campuchia về, hay ra Hà Nội công tác. Gia đình tôi chơi thân với nhà văn Chu Lai, tôi coi như người anh. Có lần anh nói với tôi: “Các ông Hoàng Cầm, Trần Dần tuy ‘dính’ Nhân văn - Giai phẩm, nhưng quý trọng ông Thanh lắm, cứ hỏi thăm em suốt, mong có lần được gặp nhưng chú ở Campuchia nên anh không biết nhắn ai”. Chu Lai kể, Trần Dần có viết một truyện ngắn, nhan đề “Người ký lệnh bắt tôi đã cứu sống tôi như thế nào?”, trong đó kể khi bị xử lý vì vụ “Nhân văn”, chính ông Thanh là người ký quyết định kỷ luật Trần Dần. Chán nản, oán trách quân đội vì những gì ông đã làm cho quân đội mà bị đối xử thế này, tuyệt vọng vì nghĩ không còn đường sống, Trần Dần tự tử. May mà có người phát hiện sớm, cứu được. Tự tử không thành, ông lại dính thêm tội nữa là không nhận thức sai lầm, chống đối tổ chức…, càng thêm tiêu cực, chán nản. Ngạc nhiên thay, vài hôm sau nghe báo cáo, ông Thanh đến tận nơi thăm Trần Dần. Hai ông nói chuyện riêng, ông Thanh lựa lời: “Đúng là anh có công lao đóng góp cho kháng chiến, cho Cách mạng, và anh có tài. Nhưng anh sai là rõ ràng, chuyện anh phải chịu kỷ luật của quân đội là đương nhiên, sòng phẳng. Nhưng anh nghĩ ngắn. Anh nên chấp nhận hình phạt, phải vượt qua nó để quay lại với cuộc đời, để có cuộc sống tốt đẹp hơn, để tài năng của anh tiếp tục đóng góp cho xã hội, cho kháng chiến. Sở dĩ tôi nói vậy vì tôi coi anh là bạn và trọng cái tài của anh”. Sau cuộc gặp đó, Trần Dần đã có ước vọng sống trở lại, ông hiểu phải cố sống để vượt qua kỷ luật, để quay trở lại đời thường, đóng góp tài năng của mình cho xã hội. Câu chuyện rất dung dị, có thế thôi mà sao tôi nhớ mãi. - Xin trân trọng cảm ơn Thượng tướng! n Đại tướngNguyễnChí Thanhdựhội nghị Chi bộ8, ĐoànHồngHànăm1960. Đồng chí NguyễnChí Thanh (phải) và các đồng chí củamìnhở chiếnkhuBình-Trị-Thiên (1947). ChínhủyquânGiải phóngmiềnNam NguyễnChí ThanhởKà-Tum, TâyNinh, năm1966. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - “Ông tướng” yêu báo chí và văn nghệ NGAYNAY.VN 95 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==