Ngày Nay số Đặc biệt

Nếucộngđồngcònthấy di sảngắnbó, cóchức năngvănhóaxãhội đối với họthì nósẽcòntồntại mãimãi.Mộtkhi di sản bị thayđổi chứcnăngtừ hệquảbối cảnhcủacộng đồngbị thayđổi thì di sản sẽdầnbiếnmất, đó làquá trìnhrấtkhóđảongược. dòng tộc không đồng tình, cho rằng bà Phi Yến chỉ là nhân vật hư cấu, việc ghi danh một lễ giỗ từ truyền thuyết là không hợp lý, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của vị vua mở đầu triều Nguyễn. Tuy nhiên ở góc độ văn hóa dân gian, cần nhìn nhận rằng đó là sự thực hành tín ngưỡng hay có thể nói là di sản của người dân địa phương. Thực hành này có ý nghĩa về mặt tâm linh, văn hóa, xã hội đối với cộng đồng. Nếu nhìn từ góc độ văn hóa phi vật thể, hoàn toàn có thể coi đó là di sản của người dân Côn Đảo, một lễ hội đáng được tôn trọng, bảo vệ và trao truyền. Hay như trường hợp Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được ghi danh bởi UNESCO đã tạo ra một sự bùng nổ trong khía cạnh truyền thông. Điều này vô tình khiến tín đồ của một số tôn giáo, tín ngưỡng phản ứng trên quan điểm một tín ngưỡng trước đây vốn bị liệt vào dạng “mê tín dị đoan”, nay lại được “đánh giá cao hơn” tôn giáo, tín ngưỡng của họ. Trong khi đó, việc ghi danh được nhấn mạnh là để mở rộng sự đa dạng về văn hóa, nâng cao sự tôn trọng giữa các cộng đồng. UNESCO ghi danh Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là ghi danh giá trị thực của tín ngưỡng này đối với cộng đồng, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội, cũngnhư thể hiệnbản sắc văn hóa của dân tộc Việt. Chính sách để phát triển bền vững Vào năm 2001, sự ra đời của Luật Di sản văn hóa đã tạo ra công cụ pháp lý mạnh mẽ góp phần bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể. Sau 20 năm ban hành và hơn 10 năm sửa đổi, bổ sung, đến nay bộ luật đã bộc lộ những lỗ hổng, nhiều điều khoản, quy định trở nên lỗi thời, không còn bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại. Được mời góp ý cho phần di sản văn hóa phi vật thể trong Dự thảo Đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) dự kiến sẽ trình Quốc hội và thông qua vào năm 2024, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền chỉ ra một số điểm cơ bản cần thay đổi như bộ luật hiện thời còn thiếu căn cứ, chưa có tính mục đích. Các khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể chưa thực sự tương ứng với khái niệm của UNESCO, mới ở dạng định nghĩa trong từ điển. Cần đưa ra một khái niệm rõ ràng về di sản văn hóa phi vật thể trong luật nên được hiểu như thế nào để trở thành khuôn vàng thước ngọc trong công tác nghiên cứu, quản lý, truyền thông. Bên cạnh đó, một trong những điều quan trọng nhất về di sản văn hóa phi vật thể là quan tâm đến vai trò của cộng đồng sở hữu. Tuy nhiên trong luật cũ, vị trí này chưa được đề cao, cũng hầu như không được nhắc tới mà chỉ nhấn mạnh vai trò chỉ đạo của Nhà nước. Trong khi đó, theo tinh thần của UNESCO, các nhà nước nên ở vị trí định hướng, ngăn ngừa tình trạng làm sai luật, bóp méo hay thương mại hóa di sản trong cộng đồng. Nhận định về thách thức trong bối cảnh hiện tại với sự phát triển bền vững của di sản, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền chia sẻ di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng, nếu cộng đồng còn thấy di sản gắn bó, có chức năng văn hóa xã hội đối với họ thì nó sẽ còn tồn tại mãi mãi. Một khi di sản bị thay đổi chức năng từ hệ quả bối cảnh của cộng đồng bị thay đổi thì di sản sẽ dần biến mất, đó là quá trình rất khó đảo ngược. Như trong câu chuyện về một số khu vực ở Tây Nguyên, do bối cảnh khách quan của cộng đồng bản địa là canh tác nông nghiệp đã biến mất, thay vào đó là canh tác cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, khiến những lễ hội, thực hành gắn với nghề nông như Lễ hội mừng lúa mới đã bị lãng quên, mai một. Câu chuyện phát triển bền vững đối với di sản văn hóa phi vật thể cần được nhìn nhận từ nhiều góc độ, chiều kích khác nhau, tuy nhiên cần hiểu ở trung tâm mỗi hoạt động bảo vệ, phát huy di sản luôn luôn là sự hiện diện của cộng đồng chủ thể - những người đã sáng tạo, không ngừng trao truyền di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác. n NGAYNAY.VN 21 VĂNHÓA - DI SẢN SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==