Ngày Nay số Đặc biệt

Hạ sĩ Trường Sơn và những bài báo “từmiền Namgửi ra” Thưa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, cha ông - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, thường được biết đến như một người lính xuất sắc trên mọi mặt trận. Trên mặt trận báo chí, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh còn là một “ngòi bút” chính luận xuất sắc, vậy cơ duyên nào đã giúp “vị tướng chính trị” bén duyên với việc viết lách? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Ít ai biết được rằng ba tôi từng tiếp xúc rất sớm với báo chí kể từ thời tiền khởi nghĩa. Khi còn là một thanh niên, vì nhà nghèo, không có tiền nên ông thường đi đọc báo nhờ, tình cờ vì thế lại quen một người con gái tên Cúc – người sau này là mẹ của tôi. Năm 1937, ba tôi đi viết báo và tổ chức thành lập một tờ báo mang tên Nhành Lúa. Đây là tuần báo “Xã hội văn chương lấy sự bênh vực anh em nghèo làm tôn chỉ” và phát động quần chúng đoàn kết đấu tranh đòi tự do ngôn luận, tự do lập nghiệp đoàn báo giới. Ngoài ra, ông còn đóng góp nhiều bài viết cho các tờ báo của Đảng như Quyết Chiến, Quyết Thắng, hay Tay Thợ với tư cách Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ. Trong ký ức thời thơ ấu của mình, ông cònnhớ gì về những bài học củachamìnhdànhcho các con đối với văn chương và lịch sử? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Ba tôi để lại cho gia đình một tủ rất nhiều sách, trong đó không thiếu một số nào của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, từ số đầu tiên đến thời điểm ông qua đời, vào tháng 7 năm 1967. Tuy còn nhỏ, không hiểu gì nhiều, nhưng tôi vẫn đọc ngấu nghiến các cuốn tạp chí đó. Bây giờ tôi vẫn nhớ nguyên cảm nhận ngày xưa, sao Văn nghệ Quân đội hay đến thế. Văn hay, thơ hay, tranh đẹp, nhất là tranh ký họa chiến trường; phê bình văn học cũng hấp dẫn, có những bài phêbìnhđọc còn thíchhơn cả cuốn sách được phê bình. Có thể nói trong kháng chiến chống Mỹ, trong con mắt công chúng, giải thưởng của Văn nghệ Quân đội là danh giá nhất. Các tác phẩm của nhà văn Quân đội cũng vậy. Có thể nêu một số ví dụ như: Tiểu thuyết “Mẫn và tôi” của Phan Tứ, “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu, “Cao điểm cuối cùng” của Hữu Mai, “Mẹ vắng nhà” của Nguyễn Thi; rồi thơ, rồi nhạc, rồi họa... ở lĩnh vực nào cũng có tác phẩm vĩ đại, sống mãi với thời gian. Những tác phẩm đó cứ thấm dần, lôi cuốn, mê hoặc nhiều thế hệ, trong đó có thế hệ ba tôi và kéo dài mãi cho đến thế hệ của tôi. Hình ảnh cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ đượckhơigợi,nuôidưỡngqua những trang văn đượm tinh thần nhân ái, bồi đắp, nâng cánh cho tâm hồn người lính trong chiến tranh, gieo vàohọ tình yêu quê hương, đất nước, tính nhân văn, lòng quả cảm; tạo được lòng tin yêu trong nhân dân đối với người chiến sĩ, cả ở hậu phương miền Bắc và tiền tuyến miền Nam. Thật xúc động khi trongba lô để lại của người chiến sĩ hy sinh, có những bài thơ, bài văn chưa kịp gửi cho người thân, cho công tác cả trong lẫn ngoài quân đội. Giai đoạn hoạt động tại chiến trường miền Nam, ba tôi thường viết báo trên tờ Quân Giải phóng và ký bút danh “Hạ sĩ Trường Sơn” (nhằm tưởng nhớ người con trai đầu lòng - PV). Thậm chí người của Phòng Tuyên huấn còn chỉ đạo cán bộ tờ Quân Giải phóng tìm và mời tác giả “Hạ sĩ Trường Sơn” làm phóng viên do có nhiều bài viết xuất sắc. Trong thời gian ba tôi chuẩn bị vào Nam lần thứ hai, ông viết báo rất nhiều, vừa để đăng, vừa dự trữ để khi ông vào Nam rồi sẽ đăng, một số bài thì “viết xong để đấy”, chưa biết sẽ đăng khi nào. Trung tướng Phạm Quang Cận, Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân, kể về những lần ông tham gia chuẩn bị tư liệu và giúp việc ba tôi viết các bài báo: “Anh Thanh viết báo, không chỉ bình luận về quân sự, mà còn cả về nhiều lĩnh vực khác của nghề báo. Khi chuẩn bị các bài báo, anh còn muốn cấp dưới chúng tôi đọc kỹ và cho ý kiến: “Các cậu rà lại xem:Thứnhất, đường lối, tư tưởng, quan điểm có gì sai không? Thứ hai, lý luận, thực tiễn có gì sai không? Thứ ba, bài viết có nâng cao tin tưởng và quyết tâm đánh Mỹ của quân dân ta không?” Nhận được câu trả lời, tuy không kém phần thẳng thắn nhưng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - “Ông tướng” yêu báo chí và văn nghệ BẮC HIỆP người yêu người lính. Trong thời kỳ công tác tại chiến trường miền Nam, ngòi bút của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vẫn cho thấy độ sắc sảo qua những bài viết bàn về chiến lược đánh Mỹ dưới bút danh “Hạ sĩ Trường Sơn”. Ông có suy nghĩ gì về đóng góp của nhữngbài viếtnày tới đường lối của Cáchmạngmiền Namgiai đoạnđó, cũngnhư saunày? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Bên cạnh việc đưa các nhà báo đi thăm các địa phương cùng mình để nắm bắt thực tế, ba tôi cũng thường “trả bài” cho nhu cầu thông tin của cán bộ, chiến sĩ về đường lối đánh Mỹ. Và cũng nhờ vậy, ông cũng có rất nhiềubạnbáochí nhưcác chú Phan Quang, Hữu Thọ, Hồng Chương, Phạm Quang Cận..., Một buổi chiều mùa thu 2022, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có một buổi trò chuyện xúc động với Tạp chí Ngày Nay về người cha của mình - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, cũng như tình cảm sâu đậmmà Đại tướng dành cho báo chí và văn nghệ. ChínhủyquânGiải phóngmiềnNamNguyễnChí Thanh làmviệc tại căn cứQuânủymiền. Chủ tịchHồChíMinhvàĐại tướngNguyễnChí Thanhdự lễ khaimạcThể thao Quânđội các nước Xãhội chủnghĩa (SKDA) lần thứnhất, năm1963. Đại tướng NguyễnChí Thanh (đứng giữa hàng trên cùng) trong lễ thành lậpđoàn Thể thaoQuân đội (Thể Công). NGAYNAY.VN 6 TIÊUĐIỂM SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==