Ngày Nay số Đặc biệt

Bây giờ nhớ lại tôi cứ tự ngạc nhiên, tại sao đang ở với Ba trong căn biệt thự to (hồi ấy nhà tôi ở 74 Phan Đình Phùng, saumới chuyển về 6 Hoàng Diệu), có sân vườn, tiện nghi..., bỗng chuyển đến ở căn nhà cấp bốn, không có nhà vệ sinh, nhà tắm (chung nhau trong khu tập thể) mà chúng tôi không hề thấy gì khác biệt, chỉ thấy rất vui khi được ở gần với mẹ, tuy đôi khi lại rất nhớ Ba và Hà Nội. Căn phòng cómột cái bàn ở giữa nhà, bốn chiếc ghế, chúng tôi ăn cơmvà học bài ở đó. Mẹ ngủmột giường, tôi và chị Vũ Anhmột giường, KiênTrungmột thời gian sau Bamới cho xuống thì ba chị em ngủ chung. Thỉnh thoảng ba tôi xuống thăm, nếu đi về trong ngày, ông ngồi ăn chung ở cái bàn đó, còn nếu ở lại vài hôm thì sang ở nhà kháchThành uỷ bên kia đường. Về sau, chắc thấy bất tiện (mỗi lần như thế, các chú bảo vệ cứ đứng chật cả sân chơi bóng chuyền của cơ quan trước căn phòngmấymẹ con), họ chuyển gia đình tôi sang ởmột phòng trong căn nhà chúTrần Kiên, chủ tịch thành phố, cũng ở đường ĐinhTiên Hoàng. Tôi học lớp 1 và lớp 2 ở trường NguyễnTri Phương, đến cuối năm64 lại về Hà Nội đểmẹ quay về Namchiến đấu. Dẫu ngắn ngủi nhưng quả thật hai nămở thành phố cảng là quãng thời gian tôi hiểu được phần nhiều thế nào là cuộc sống của trẻ emđường phố, cũng lang thang ở những ngõ hẻm, leo trèo ở bất cứ nơi nào có thể leo trèo được, thỉnh thoảng giả giọngmiền Namđể hù bọn trẻ phố khác (hồi đó cómấy trường học sinhmiền Namnổi tiếng là‘’gấu’’), rồi đánh nhau, rồi némđá những đôi yêu nhau trong bóng tối... Nhưng chuyện tôi muốn kể là vềmột cậu bạn tên làThắng, Viêt kiều hồi hương từThái Lan. Thực raThắng học lớp với chị Vũ Anh, hơn tôi ba tuổi, đáng nhẽ phải gọi anh nhưngThắng không cho, mình là bạn bè thôi, Thắng bảo thế. Mà bạn cũng chỉ nhỉnh hơn bọn tôi tý xíu, không giống các anh lớp trên. Nhómchúng tôi cómấy đứa, bây giờ tôi chỉ nhớ: Hưng (con chú Kiên CT), Quân, Thanh, còn vài đứa chỉ nhớmặt, lạ thế. Thắng dạy tôi biết ăn cánh hoa phượng, biểu tượng của Hải Phòng, ngon nhất là cánh có điểm týmàu vàng, có tý sữa, Thắng bảo thế. Tôi ăn thấy chua chua, nhưng nhìn bạn ăn, mắt limdim, miệng xuýt xoa, thì tự nhiên thấy ngon hẳn lên. Vì thế chỉ khi nào có bạn tôi mới xơi món đó. Rồi bạn dậy tôi đập hột bàng lấy nhân. Trong cơ quanThành uỷmỗi lần lẻn vào là chúng tôi đập lấy đập để, đến khi nghe tiếng chú bao vệ thì ù té chạy, để lại phía saumột bãi ngổn ngang vỏ bàng. Tôi vẫn nhớ có lần chơi bóng đá ở vỉa hè, tôi đá hụt bóng, ngã lăn quay. Cả bọn cười ré lên thích thú. Tôi vừa đau vừa quê, nhưngThắng chạy tới đỡ tôi dậy và hỏi: Thành đau không? Nhìn gươngmặt xót xa của bạn tôi như thấy cơn đau chạy sang bạn hết, sao lại có thể kỳ lạ đến vậy. Rồi một hôm, trong bữa ăn, chị Vũ Anh nướcmắt lưng tròng nói với mẹ : mẹ ơi, mẹ có thể xin bạnThắng về nuôi được không hảmẹ, bạn ấy khổ lắm. Nghe chị kể tôi mới biết, Thắng hồi hương theo gia đình chú ruột, bốmẹ sẽ về sau. Nhưng vì lý do gì đómà gia đình bạn không hồi hương được nữa và từ đó ông chú và gia đình đối xử rất tệ. Thắng không được ngủ trên giường, nằm, ăn, học...dưới đất. Quần áo thì nhét dưới gầm giường con gái của chú, cùng tuổi,cùng họcmột lớp. Đến trường, người emkia diệnmỗi hômmột bộ, quần áo củaThắng thì bẩn thỉu nhàu nát. Tôi mới chợt nhớ ra cách đómấy tuần, gọi tôi ra cửa, mặt buồn buồn, Thắng hỏi: nhàThành có gì ăn không? Tôi mang bát cơm to có thức ăn ra (vì bạn nhất định không vào nhà), và tôi chưa bao giờ thấy ai ăn ngon và nhanh như thế. Thì ra là bạn đã bị bỏ đói nhiều ngày. Vài ngày saumẹ tôi buồn rầu nói: mẹ đến phường, quận, (lúc đó là tiểu khu và khu thì phải), đặt vấn đề nhưng họ bảo: Không được đâu chị ơi, họ là người ruột thịt, có gì để tụi tôi khuyên nhủ, động viên. Chứ họ không để cho cháu về sống với chị đâu. Chị em tôi buồn lắm. Riêng tôi, cứ để dành ít bánh, ít kẹomỗi khi mẹ cho để đưa cho bạn. Nhưngmỗi lần như thế Thắng bao giờ cũng bắt tôi (và cảmọi người) cùng ăn. Nhìn ngón tay bạn bẻ đều từngmẩu bánh tôi cứ nghèn nghẹn trong lòng, và nghĩ: lần sau nhất định xin mẹ nhiều hơn. Tôi nhớ nhất hômcả bọn đang ngồi chơi, một con chim sẻ non bất ngờ rớt từ trênmái nhà xuống. Còn gì vui bằng. Đứa thì bảo buộc nó vào bao diêmcho kéo ‘’xe bò’’, đứa thì bảo vặt hết lông đi cho nó lớn cũng không bay được... Tôi cầmcon chim, thấy nó run bần bật, như hiểu cái gì khủng khiếp đang đợi nó. Thắng bước đến, lấy con chim trong tay tôi, chomình nhé, bạn nói. Rồi bàn tay bé nhỏ của bạn vuốt nhè nhẹ, nhè nhẹ lên đầu chú chim. Con chim tự nhiên hết run, mắt cứ chớp chớp nhìn ân nhân củamình. Tôi chợt hiểu, tất cả những đứa chúng tôi không ai hiểu thế nào là cơn lạnh lẽo, đau đớn của sự cô đơn khi không có sự bao bọc của gia đình như bạn tôi, người bạn vẫn còn non nớt như chú chimkia. Đếnmột ngày gầnTết, Thắng tạt qua nhà tôi, mình đi ăn kemđi, bạn rủ. Tôi ngạc nhiên vô cùng. Kem làmón ăn ngon nhất đời đối với tôi khi đó, nhưng giữa mùa đông lạnh đến thế, vàThắng làm sao có tiền? Đợi týmình thửmoi lợn đất nhé, (tôi có con lợn đầy xumọi người mừngTết), tôi bảo bạn. Không, tớmời, bạn vừa nói vừa kéo tôi đi. Gần nhà tôi có cửa hàng kemHồng Bàng, lâu lắmmẹmới cho ăn trong những ngày hè nóng nực. Chúng tôi mỗi đứa hai cây kem, cũng là lần đầu tiên với tôi được ănmột lúc như thế, vừamút, vừa nói cười, vừa run vì lạnh. Lúc đưa tôi về nhàThắng cứ vẫymãi đến khi không còn nhìn thấy tôi nữa. Mùa hè năm1961 tôi và chị Vũ Anh lên tàu hoả xuống Hải phòng để sống cùngmẹ. Mẹ tôi sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, khoa Báo chí, về nhận công tác ở Báo Hải Phòng. Hoa đỏ Phượng LÊ KIÊN THÀNH Toànbộ các tranhminhhọa trongấnphẩmNgàyNay sốđặc biệt nàyđược các biên tậpviên củaNgàyNay thực hiệnbằng côngnghệTrí tuệnhân tạo (AI - Artifical Intelligence). NGAYNAY.VN 50 VĂNNGHỆ SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==