Ngày Nay số Đặc biệt

Ba tôi từng tiếp xúc rất sớm với báo chí kể từ thời tiền khởi nghĩa. Khi còn là một thanh niên, vì nhà nghèo, không có tiền nên ông thường đi đọc báo nhờ, tình cờ vì thế lại quen một người con gái tên Cúc - người sau này là mẹ của tôi” THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH cũng có hơi thận trọng (e tác giả “tự ái”), “Người Bình luận” nổi tiếng của chúng ta lại “bò ra” sửa tiếp, rồi mới cho phép đề‘từmiềnNamgửi ra”. “Ông tướng” yêu văn nghệ Sau khi được bổ nhiệmvào vị trí ChủnhiệmTổngcụcChính trị (TCCT), Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người đã đặt nền móng cho hoạt động văn hóavăn nghệ trong quân đội. Ông không trực tiếp làm văn nghệ, nhưng lại rất yêuvàhiểubiết về vănnghệ, vì sao lại nhưvậy? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Cách đây 20 năm, tôi về làng Niêm Phò gặp các o, các chú cùng thời với ba, nghe họ kể về ông Nguyễn Vịnh (tên ba tôi lúc sinh thời) rất yêu ca hát, kể về những đêm ông tham gia đập lúa dưới trăng cùng dân làng, những lần ông tham gia hò đối đáp với những điệu hò tự nghĩ, tự sáng tác, tự hò kéo dài không dứt. “Ông Vịnh là người hò hay nhất làng. Làm khỏe, hò cũng khỏe” - mọi người kể với tôi như thế. Hầu hết những người mà tôi hỏi chuyện đều nói về ba hễ nói chuyện là khó mà dứt được, đặc biệt là chuyện văn nghệ. Với ông Thanh không bao giờ hết chuyện, một là chuyện Bác Hồ, hai là chuyện miền Nam, ba là chuyện nông thôn, bốn là chuyện văn nghệ. Có lẽ vì thế mà sau này theo Cách mạng, kinh qua nhiều cương vị công tác khác nhau, nhưng ba tôi luôn say mê văn nghệ và thể thao. Khi làm Chủ nhiệm TCCT ởViệt Bắc, ông đã thành lập Đoàn văn công TCCT, sau ngày giải phóngThủ đô 1954, một trong những việc ông rất quan tâm và thực hiện bằng được là thành lập Đoàn Thể thao quân đội (Thể công). Trong thời gian đầu làm công tác tuyên huấn, ông cũng phải tự mày mò tìm hiểu báo chí, văn nghệ. Ông mời các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ, họa sĩ tới giảng cho mình biết thế nào là thi ca, văn học, hội họa. Để quản lý văn nghệ và thể thao, ông nghĩ ngay đến giao lưu quốc tế với các nước XHCN. Những ca sĩ, biên đạomúa, nhạc sĩ quân đội đã được gửi đi Trung Quốc học tập từ những năm 50. Còn giải thể thao quốc tế đầu tiên của nước nhà sau ngày giải phóng Thủ đô là của Quân đội: Giải bóng đá Quân đội các nước XHCN (SKDA), tổ chức năm 1959 tại Hà Nội, được Bác Hồ đích thân đến khai mạc và xem hết cả hai trận khai mạc và trận chung kết. Từ ký ức về ba, tôi không quên những điều học được về vai trò của văn hóa nghệ thuật. Có lần, tôi hỏi ông:“Văn nghệ làgì ạ?”Ôngđáp:“Là văn hóa và nghệ thuật. Văn nghệ Quân đội là văn hóa và nghệ thuật của Quân đội”. Được biết, trong quá trình làm công tác tuyên huấn, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và giới văn nghệ sĩ đương thời giữ mộtmốiquanhệhết sứckhăng khít. Ông có còn nhớ về những kỷ niệm ít người biết về Đại tướngvà các vănnghệ sĩ? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Khi tôi còn nhỏ, ba thường đưa tôi đến trụ sở Tạp chí Văn nghệ Quân đội ở địa chỉ số 4 Lý NamĐế. Đây là ngôi nhà cổ, kiến trúc Pháp, rất đẹp, thậm chí là đẹp nhất so với các biệt thự ở Hà Nội còn giữ lại được cho đến bây giờ. Ba tôi đề nghị cấp choTạp chí Văn nghệQuân đội. Tôi hỏi ông: “Vì sao các chú ấy lại ở ngôi nhà đẹp thế?” Ông cười: “Văn nghệ là phải đẹp. Văn nghệ Quân đội lại càng phải đẹp”. Hồi ấy, ba rất bận, nhưng mỗi khi có thời gian rảnh, thường là chiềuChủnhật, ông lại đạp xe từ số 34 đến số 4 Lý Nam Đế. Ở đó, ông có nhiều bạn là văn nghệ sĩ - chiến sĩ, đặcbiệt, cóngườiđồnghương là bác Thanh Tịnh. Hai người có thể gác chân lên nhau để kể chuyện quê hương. Bác Thanh Tịnh cũng thường qua nhà tôi, gọi bà nội tôi là mệ. Ba tôi đến thường không báo trước, nhưng khi ông có mặt, các bạn của ông trong Văn nghệ Quân đội gọi nhau về, một lúc sau là tụ tập đông đủ. Nhiều cán bộ Văn nghệ Quân đội quê ở miền Nam, tập kết ra Bắc, sống xa gia đình, nên giữa ba tôi với những nhà văn - chiến sĩ có sự đồng cảm lớn là nỗi nhớ quê hương. Trong những câu chuyện, không lần nào họ không nhắc về quê hương miền Nam, về những kỷ niệm đầy gian khổ, nhưng rất đỗi tự hào. Trong trí nhớ của tôi, các buổi gặp nhau, thường chỉ có ấm nước chè với chiếc điếu cày, gói thuốc lào. Đôi khi có thêm vài điếu thuốc lá của ba tôi chia cho các chú. Nhưng chuyện trò thì rất sôi nổi, có khi đến tận khuya. Hai chủ đề họ thường nói, là chuyện về văn nghệ và chuyện đánh Mỹ. Họ trò chuyện, tranh luận rất say sưa với niềm đam mê vô tận về cuộc kháng chiến chốngMỹ cứu nước cũng như hoạt động văn hóa, văn nghệ trong Quân đội. Tôi còn nhỏ, không hiểu gì về chiến trận hay văn chương, mà vẫn say mê ngồi nghe. Nhà thơ Thanh Tịnh có lẽ là người thân thiết với ba hơn cả. Ông hơn ba tôi vài tuổi, và rất có uy tín trong giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ, mặc dù ông ít làm thơ, chỉ ca dao hò vè, độc tấu thì không ai sánh kịp. Ông Xuân Thiêm, cán bộ Tạp chí Quân đội lúc bấy giờ kể: “Anh Thanh rất thấu hiểu những nỗi niềm của Thanh Tịnh. Có lần anh nói với tôi: ‘Gắng trông nom săn sóc anh ấy. Chúng ta có chung số phận là người dân mất nước, đứng lên giành lại nước. Nhưng từng người lại có hoàn cảnh riêng, chẳng ai giống ai. Anh Thanh Tịnh đi theo Cách mạng phải bỏ một số thú vui, thói quen cũ tất phải tìm đến thú vui mới, sở thích mới như thích đi đây đó, thích sưu tập cổ vật chẳng hạn. Anh ấy tuổi cao nhiều bệnh lại gặp chuyện không vui về gia đình, chắc chắn không thể thanh thản, nhẹ nhàng như anh em trẻ được”. Sau khi ba tôi mất, có những buổi chiều bác Thanh Tịnh đi bộ đến nhà tôi, khoác cái áo dạ của lính Pháp dài lụng thụng sát đất, ngồi một lát rồi về. Ông kể có lần ba tôi đến thămông, mặt buồn lắm, gặngmãi bamới cất lời:“Buồn hungThanhTịnhơi. Chiềunay bị mạ mắng”. “Mắng răng?”. “Mạ nói: ‘Thanh ơi, mi mần đến Đại tướng mà có mỗi một việc đưamạ về thămquê cũng không đặng”. Quanhữngcâuchuyệnba tôi và các văn nghệ sĩ trao đổi với nhau lúc “trà dư tửu hậu”, dù chưa hiểumấy về văn hóa, vănhọcnghệ thuật, nhưngấn tượng của tôi về các nhà vănở căn nhà số 4 Lý Nam Đế thời đó là những người tài hoa, nổi tiếng, rất nghệ sĩ, nhưng cũng rất “lính”. Họ nói rất hào hứng, rất nhiều về chiến trường, như những người lính vừa từ đó trở về, quân phục còn đượm mùi khói súng. Xem tiếp trang 95 ChínhủyquânGiải phóngmiềnNamNguyễnChí Thanh làmviệc tại căn cứQuânủymiền. ChínhủyquânGiải phóngmiềnNamNguyễn Chí Thanh làmviệc tại căn cứQuânủymiền. NGAYNAY.VN 7 TIÊUĐIỂM SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==