Ngày Nay số Đặc biệt

Một khi theo thể thao chuyên nghiệp, các vận động viên nên giữ tư tưởng “thắng không kiêu, bại không nản’’. HÀ THU DẬU Trong thập niên 90, với sự lên ngôi của bóng chuyền khu vực gồm Thái Lan, Philippines, Indonesia, Thu Dậu đã cùng đồng đội tạo nên thời kỳ hào hùng khi ba lần đưa tuyển Việt Nam tới trận chung kết SEA Games các năm 1994, 1997, 1999. Với đội bóng chuyền nữ Bưu Điện Hà Nội, chị góp côngmangvềhai cúp quốc gia trong các năm 1996, 1998. Ngoài ra, Thu Dậu cũng đạt nhiều cúp, huy chương của các giải vô địch trong và ngoài nước khác. Một tượng đài vang bóng Hà Thu Dậu kể bản thân đến với bóng chuyền như một cú rẽ ngang không báo trước của định mệnh. Đó là năm 1986, chị trượt đại học. Sở hữu chiều cao 1m76 “quá khổ” lại chưa có nghề nghiệp gì, chị được anh trai giới thiệu đi tập bóng cho khuây khỏa rồi cuối cùng đầu quân cho đội CảngViệt Trì. Tình cờ là vậy và cũng chưa nghĩ sẽ theo nghiệp bền lâu, thế nhưng cô gái trẻ Thu Dậu lại nhanh chóng khẳng định được mình trong địa hạt thể thao. Xuống Hà Nội thi đấu năm 1991, đến năm 1994 chị chính thức có tên trong đội tuyển quốc gia. Dấu mốc đặc biệt nhất trong đời “quần đùi áo số”củaHàThuDậuchính là thời điểm chị chuyển sang thi đấu cho đội Bưu điện Hà Nội. Đây cũng là đội bóng chị gắn bó cho tới khi giải nghệ vào năm1999. Giai đoạn thi đấu của Thu Dậu gắn liền với thời kỳ bóng chuyền Việt Nam chuyển mình từ bao cấp sang mở cửa. Lúc đó xã hội chưa coi thể thao là một ngành nghề Trải lòng về thời kỳ thi đấu đỉnh cao, Hà Thu Dậu cho biết vận động viên phải chai sạn với thành tích. Trong thể thao, khi thắng nói gì cũng đúng còn thua thì thi đấu hay đến mấy nói gì cũng sai. Đó là cái giá phải trả cho những giờ phút được tung hô. Bóng chuyền là môn tập thể, mười mấy người ra sân nhưng chỉ đôi ba người được vinh danh và sẽ tới lúc cả những người đó cũng bị quên lãng. Cái chính là bản thân vận động viên nhận được bài học từ những gì mình trải qua trong thể thao, cả tốt lẫn dở. Thu Dậu không sao quên được trận áp chót chị cống hiến trong màu áo tuyển quốc gia. Năm 1999, bóng chuyền Việt Nam vốn đang đứng thứ ba Đông Nam Á, được mời thi đấu giải Tiền SEA Games tại Thái Lan. Toàn đội quyết tâm vượt qua bán kết để vào chung kết gặp chủ nhà. Tuy nhiên trước trận đấu cuối, do một số sơ xuất, tuyển Việt Nam thắng hai hiệp đầu rồi để đội bạn lội ngược dòng trong hai hiệp sau. Giữa thế trận tưởng như vô vọng, Hà Thu Dậu đã cùng các thành viên trong đội dồn hết ý chí lẫn sức lực để giành về chiến thắng ngọt ngào 17 - 15. “Cuộc đời tôi thi đấu đã nhiều nhưng cảm xúc trong ngày hôm ấy thật lạ. Trước khi bước vào hiệp quyết định, tôi nhìn lên khán đài, thấy lá quốc kỳ bé được các cổ động viên trân trọng cầm trên tay, rồi nghĩ rằng nếu thua trận này thì mình không xứng đáng với nó nữa. Giây phút ấy cực kỳ thiêng liêng và tôi thấy quốc ca, quốc kỳ sao lại đáng yêu, xúc động đến thế”, tay đập lừng danh nghẹn ngào thuật lại. “Tôi chai sạn với thành tích và thường quên đi mình của ngày hôm qua” nên nghe tới vận động viên, người ta thường nghĩ đến điềugì đó xa lạ và phùphiếm. Nhưng trong thế giới tưởng trải đầy vinh quang và hoa hồng ấy, điều kiện ăn ở, tập luyện của các nữ vận động viên lại chẳng thể bằng một góc của hiện tại. Vượt qua gian khổ của những ngày tháng khắc nghiệt, trầy trật tập trên mặt sân xi măng rắn như đá bằng chân đất và không có bịt gối, những “cô gái vàng” của thập niên 90 như Thu Dậu, Cẩm Thúy, Bùi Hương, Hường “Mường”... vẫn được lớp hậu bối thường trực nhắc đến với không ít sự kính nể. DIỆU LINH - THÚY HÀ “Bóng chuyền là cuộc đời tôi, tôi là người may mắn được nghề yêu và cũng yêu nghề”, Hà Thu Dậu - chủ công số 1 của đội tuyển Việt Nam nămnào đã chia sẻ về sự nghiệp lẫy lừng, bền bỉ trong suốt 35 năm từmột “quái kiệt” của thể thao đỉnh cao cho đến nữ huấn luyện viên được nhiều thế hệ học trò trọng vọng. Tayđậpnổi danhHàThuDậu. NGAYNAY.VN 68 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==