Ngày Nay số Đặc biệt

Không ai cần một nữ HLV trong nhà! TheoHàThuDậu, thể thao rèn cho chị một tính cách sắt đá, nhưng để dung hòa và cảmnhậnđược hạnhphúc thì không dễ chút nào. Chị luôncốgắngcânbằng mọi thứ trong cuộc sống. Trên sân bóng, Thu Dậu không nghĩ đến chuyện chồng con và khi bước chân về nhà, chị không để tâm đến bóng bánh. Bởi không ông chồng nào cần một huấn luyện viên quát tháo ở trong nhà, cũng như không có vận động viên nào cần một bà mẹ cằn nhằn trên sân. Xa rời sự nghiệp thi đấu đỉnh cao để toàn tâm với gia đình, sau khi sinh người con đầu lòng, HàThuDậuhầunhư không đả động đến chuyện tập luyện trong vòng bốn năm. Quãng thời gian đó chị làm công việc văn phòng tại Bưu điệnHà Nội, sau giờ hành chính làm một bà mẹ chăm con, đưa đón con như bao bà mẹ khác. Nhưng khi máu thể thao đã ngấm vào huyết quản, chị sớm nhận ra những thángngàynày tẻnhạt đối với mình. Mùa xuân thứhai trong sự nghiệp thi đấu của Thu Dậu mở ra khi chị có cuộc gặp đầy duyênnợvới người“thầy ruột” NguyễnMạnh Hùng vào năm 2003. Sau cuộc nói chuyện dài, ThuDậunhận thấy cả tuổi trẻ chị đã cống hiến cho thể thao, nênnếu từbỏ theo công việc khác, chắc chắn không thể làm tốt như sự nghiệp từng gây dựng trong hàng chục năm được. Chính lúc này, chị khao khát quay trở lại. Một bà mẹ ngày hôm trước còn tay bế tay bồng, hôm sau đã trở lại làm một tuyển thủ là không hề đơn giản. Thậm chí đã có lúc chị nghĩ mình sai, quán tính của người mẹ, người vợ trong gia đình khéo chị về nếp cũ. Trong những tháng hội quân đầu tiên, Thu Dậu gạt nước mắt nhớ chồng, nhớ con. Nhưng rồi sự bắt nhịp trong màu áo mới, sự xã hội hóa mạnh mẽ của nền thể thao nước nhà, Hà Thu Dậu chứng kiến cuộc thay da đổi thịt của bóng chuyền Việt Nam. Từ trang thiết bị, hệ thống sân tập cho đến đời sống vận động viên được chăm lo cải thiện, chính những điều này đã níu chân chị. Trong cuộc phỏng vấn diễn ra vào 12 năm trước, Hà Thu Dậu nói chị may mắn hơn nhiều chị em khác bởi những tưởng phải đoạn tuyệt với bóng chuyền thì lại được quay trở lại để dìu dắt thế hệ sau. Trong khi bạn bè cùng lứa với chị, sau những năm tháng đam mê cống hiến, họ buộc phải giã từ sân bóng dù tình yêu thể thao ai cũng như ai. Cho đến nay, những điều trên vẫn đúng với Thu Dậu. Chị luôn cảm thấy hạnh phúc trong một gia đình có chồng con hết mực yêu thương, tạo điều kiện đểmẹ, vợ theo đuổi công việc dành chomình chứ không phải bó gối làm một nhân viên bàn giấy. Gia đình nhỏ đối với Hà Thu Dậu không phải điều nêu ra để so sánh hay kể lể mà như nước, như không khí, cần thiết để chị sống. Với chị, mỗi giai đoạn đời, từng người lại đặt ra một ưu tiên khác nhau, gia đình hoặc sự nghiệp. Nhưng tựu chung, cả hai điều ấy cái nào cũng cần và thiếu mặt nào thì bất hạnhmặt đó. Hai vị trí trên sân Được hỏi về sự khác nhau giữa hai vị trí: một trong sân, một ngoài sân, Hà Thu Dậu cho biết ở cương vị vận động viênchỉ cầnchuẩnbị sức khỏe cho tốt, tinh thần thoải mái, thi đấu thăng hoa trước hết vì mình, đểgiữphongđộ, chứng tỏ tôi là vận động viên này, vận động viên kia. Dẫu vậy, giây phút vinh quang trong thể thao thường ngắn, còn lại là những năm tháng vất vả khổ luyện, đau đớn chấn thương kéo dài suốt cuộc đời mà chẳngmấy ai biết đến. Truyền thông và khán giả thường chỉ chú ý tới những ngôi saođang lên, khôngmấy người muốn nghe chuyện vụn vặt của các vận động viên không còn tạo ra thành tích hoặc đã hết thời. Chính vì thế, ý nghĩ “hay là từ bỏ” luôn thường trực trongđầucủa các vậnđộngviên. Đặcbiệt khi họ mắc chấn thương, phong độ sa sút hay thậm chí là bị “ghẻ lạnh”. Hà Thu Dậu chiêm nghiệm từ chính đời mình để rồi đúc kết: một khi theo thể thao chuyên nghiệp, các vận động viên nên giữ tư tưởng “thắng không kiêu, bại không nản’’. Còn trong thực tế phải cân bằng được bản thân, lúc buồn không tuyệt vọng, lúc vui không thái quá. Những người không cân bằng được, để cái tôi trôi theo cảm xúc, rất khó bám trụ được với nghề. Còn khi chuyển sang công tác huấn luyện, cái khó chị nêu ra là phải xác định được vai trò của bản thân, bởi các học trò trên sân không cần nghe thầy kể lể về quá khứ của mình. Theo Hà Thu Dậu, lúc ấy huấn luyện viên buộc phải quên bản thân mình của ngày hôm qua, không được nhớ trước đây mình từng thi đấu như thế nào, đạt thành tíchgì. Làmhuấn luyện làphải mềmdẻo, khéo léo, lựa lời nói để vận động viên phục mình, chứkhông thểgiữcái tôi cũ rồi mang ra đôi co với học trò. Mỗi sáng thức dậy, Hà Thu Dậu luôn tự nhủ phải bỏ đi vinh quang ngày hôm qua. Chị toàn tâm quan sát vận động viên hôm nay ra sao, cần ăn uống như thế nào, sự tương tác giữa các vị trí chủ chốt trên sân. Cũng chính ở trong vị trí một nữ huấn luyện viên, chị hiểu có những điều không phải lúc nào cũng nói ra được và thường nhớ lại trước đây khi ra sân bản thân có tâm lý gì, em nào giống, em nào khác, ai cần hỏi han, ai cần cho không gian riêng. Đồng thời, chị cũng cố gắng chiều chuộng những mong muốn của các em để tạo tâm lý thoảimái nhất, đểdùkhông nói ra nhưng vẫn thấy có sự quan tâm. “Trong một trăm quả ăn điểm hôm ấy, có một quả đánh ra vì mình là hạnh phúc lắm rồi”, ánh mắt Thu Dậu ngời sáng. n HLVHàThuDậubên các học trò củamình. HàThuDậuvàPhạmThị KimHuệ. NGAYNAY.VN 69 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==