Ngày Nay số Đặc biệt

giới. Báo chí cũng chưa phản ánh đúng và đủ về sự nặng lòng của người trẻ Việt Nam dành cho di sản quê hương. Hải My nhận định: “Nơi nào cũng vậy, ‘người trẻ’ thường bị nhận định là hời hợt với di sản, trong khi ‘người già’ thì gắn với ấn tượng ‘bảo thủ’, ‘cố hữu’, thậm chí nhiều người xem những sự nghiên cứu và nỗ lực của đám trẻ là chuyện trẻ con”. Có lẽ, hai bên vẫn thiếu đi một tiếng nói chung, một cây cầu kết nối. Bản thân tôi từng đến tham quan triển lãm cá nhân của thương hiệu Thủy Trung Nguyệt. Các bộ trang phục trong triển lãm đều do đội ngũnhàmốt dàycôngnghiên cứu, phục dựng. Những phụ kiện đi kèm như hài, đồ trang sức, ô được sưu tầm từ các làng nghề, hoặc phỏng dựng, mua lại từ nước ngoài sau nhiều năm lưu lạc. Cũng có những món đồ mà Nga Nguyễn (sn 2000) - founder của Thủy Trung Nguyệt phải bay từ Hà Nội vào Nam để lấy trực tiếp, vì người bán không đồng ý gửi bưu điện những cổ vật, vì sợ thiếu an toàn trong khâu vận chuyển. Sau khi nghe thuyết minh sản phẩm có niên đại lâu nhất tại triển lãm là một chiếc quạt 80 năm tuổi và một chiếc ô 100 năm, một nghệ sĩ trung tuổi đã nhận xét khá thẳng thừng: “Đây chỉ là đồ cũ, chứ sao mà là đồ cổ!”Lời nhận xét cóphần gai góc giữa triển lãm dường nhưđã đào sâu thêmchiếc hố giữa hai thế hệ. 4. Thực ra, thời nào cũng có nhiều bạn trẻ quan tâm tới di sản. Từng xuất hiện những bài viết về Nguyễn Đức Lộc (nhà mốt Ỷ Vân Hiên) lặn lội vào Huế, tìm gặp mệ Công Tôn Nữ Trí Huệ - kho di sản sống từng làm gối xếp cho cung đình triều Nguyễn – để được chỉ dạy cách làm gối xếp thủ công. Cộng đồng mạng cũng rất thích thú theo dõi những bài đăng đầy tính sáng tạo, trẻ trung, dí dỏm của đội ngũ admin trang facebook Di tích Nhà Tù Hỏa Lò. Nhờ sức lan tỏa của cộng đồng mạng, “địa chỉ đỏ” vốn chỉ nổi tiếng trong mắt cựu binh lại trở thànhmột điểmdu lịch thú vị trong mắt người trẻ và công chúng. Hay câu chuyện chàng trai tuổi đôi mươi Nguyễn Trí Quang với dự án số hóa 3D các di sản kiến trúc, mỹ thuật, xây dựng Bảo tàng ảo về cổ vật Việt Nam. Số lượng người trẻ tham gia những diễn đàn di sản trênmạngcũng lênđến con số hàng chục, hàng trăm ngàn người ở những diễn đàn nổi tiếng như“Đình làngViệt”, “Di sảnViệt”,“Việt phục hội”… Câuhỏi đặt ra là: Làmcách nào rút ngắn lại khoảng cách giữa hai thế hệ, kết nối và đầu tư hiệu quả, để sự nhiệt huyết của tuổi trẻ lấpđầy vàonhững chiếchố“thiếuđi nhânsựchất lượng cao”trong ngành. 5. Sau quá trình học tập tại Maastricht cùng bạn bè từ Hà Lan, Tây Ban Nha, Ý, Mỹ, Hải My cũng có những đúc kết riêng cho mình về sự tương đồng và khác biệt giữa người trẻ Âu - Mỹ và người trẻ Việt Nam trong mối tương quan với văn hóa - di sản. Theo đó, giới trẻ Âu - Mỹ nhìn chung có nền tảng kiến thức phổ thông khá chi tiết và rộng rãi về di sản, văn hoá, nghệ thuật, thông qua các hoạt động ngoại khoá các môn Lịch sử, Nghệ thuật, Kiến trúc,…Nhómđối tượng này được tiếp cận tri thức di sản từ sớmvà có hệ thống, có điều kiện xây dựng nền tảng căn bản, từ đó nhìn lại quá khứ và phát triển đến tương lai. Trong khi đó tại Việt Nam, học sinh có đammê với nghệ thuật sớm được tiếp cận thông tin trong những giờ Mỹ thuật trên ghế trung học cơ sở, nhưng sau đó lại có quãng đứt gãy ở cấp III. Ở cấp học cao hơn, một số đại học bắt đầu xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao trình độ và nguồn nhân lực chuyên môn về quản lý di sản, như Khoa Di sản Văn hóa của Đại học Văn hóa, hay Khoa Các khoa học liên ngành của Đại học Quốc gia Hà Nội. Do sự thiếu thốn thông tin mở, khó tiếp cận được những nguồn tư liệu quý, di sản quốc gia, nên phần đông người trẻ Việt Nam buộc phải tự mày mò xem sách cổ, tranh cổ, trao đổi, học hỏi, và tranh luận để kiếm tìm tri thức chuyên sâu. Đôi khi “khó lòng mà xác định thông tin tìm được là đúng hay sai, sự việc mình tin vào có bao nhiêu phần chắc chắn”, Hải My nhận xét. Vấn đề khai thác di sản ở mỗi nước khác nhau, và thế hệ trẻ mỗi nước cũng rất khác. Hà Lan và các quốc gia Âu - Mỹ nói chung có nhiều dânnhập cư, nêndi sản trong xã hội còn đóng vai trò trung gian trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như chống phân biệt chủng tộc, hoà nhập cộng đồng, toàn cầu hoá, bình đẳng,… Trong khi đó, Việt Nam hầu như không tồn tại những vấn đề kể trên, việc người trẻ quan tâm đến di sản là sự quan tâm đơn thuần, mongmuốn làm sống dậy, nổi bật những thành tựu của ông cha ngày trước. Niềm đam mê với văn hóa di sản, lòng tự hào tự tôn dân tộc trong lớp trẻ luôn sẵn có và ngày càng được thể hiệnmột cáchmãnh liệt hơn. Tình yêu di sản của người trẻ không còn là những lời ca đơn lẻ, mà đang cùng hòa âm để ngày một vang vọng, để di sản thực sự “có một đời sống”bền vững trong xã hội. “Sức nước ngàn năm” đang có sẵn, những nhà quản lý di sản có thể sử dụng dòng chảy đó thế nào? n BáchHoaBộHành. Cách tốt nhất đểbảo tồn các di sản vănhoá là cho chúng một đời sống trong xãhội hiện đại. Ảnh: Kondou, DoãnQuang NGAYNAY.VN 79 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==