Ngày Nay số Đặc biệt

Báo chí hôm nay có thể làm được gì trong việc thúc đẩy nhận thức về giá trị của bản thân, về tương lai của chính những đứa trẻ có đôi mắt long lanh mà tôi gặp nơi vùng cao?” NHÀ BÁO NGUYỄN BÔNG MAI Thông tin về trẻ emgái ngày càng ít? Chiến dịch “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” Liên minh Giáo dục toàn cầu UNESCO phát động đã góp phần khuyến khích trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số tiếp tục học tập sau đại dịch COVID-19, đồng thời thúc đẩy trẻ em gái trở lại trường một cách an toàn khi trường học mở cửa trở lại. Chiến dịch của UNESCO đã đem tới cho xã hội các câu chuyện truyền cảm hứng của các bạn nhỏ dân tộc Tày, Thái, Êđê, H’Mông, Mường, Sán Chay, Xtiêng, Khmer, Chăm, Kinh… trên khắp mọi miền đất nước. Đó là câu chuyện của một phụ nữ Tày từng đi bộ 40 km đến trường và giờ đây đã trở thành một nữ doanh nhân thành đạt. Một cô gái dân tộc Xtiêng đã gạt đi những lời ngăn cản từ hàng xóm láng giềng và hoàn thành ước mơ trở thành nhiếp ảnh gia. Hay một nữ giảng viên dân tộc Thái đã vượt qua tuổi ấu thơ gian khó để trở thành người tích cực đi đầu trong các hoạt động trao quyền cho phụ nữ góp phần truyền cảm hứng cho trẻ em gái dân tộc thiểu số (DTTS) tiếp tục hành trình học tập để hướng về tương lai phía trước. Thế nhưng, sự tiếp nối cho những câu chuyện truyền cảm hứng trên có thể bị ngắt quãng, thành quả giáo dục trẻ em gái DTTS trong nhiều năm có thể bị xóa bỏ do tác động của đại dịch. Chủ trì tọa đàm, TS Phan Thị Thùy Trâm, Tổng Thư ký Hội Nữ Trí thức Việt Nam chia sẻ câu chuyện của một người bạn là tiến sĩ tại Mỹ và hiện đang điều hành Mạng lưới người khiếm thị Việt Nam, khi cần tìm từ khóa về giáo dục cho trẻ emgái DTTS Việt Nam, nữ tiến sĩ rất bất ngờ trước số lượng hiếm hoi những bài báo viết về chủ đề này. “Vấnđề đặt ra là, vậymức độ quan tâmcủa báo chí đến trẻ em như thế nào, tại sao thông tin về trẻ em gái càng ít hơn, và trẻ em gái dân tộc thiểu số càng ít hơn nữa. Vì sao lại có điều này? Thị hiếu, độc giả báo chí là ai? Độc giả đọc tin tức trẻ em gái dân tộc thiểu số là ai, khi bố mẹ các em cũng ít có cơ hội tiếp cận chữ phổ thông”, bà Phan Thị Thùy Trâm đặt câu hỏi. “Chúng ta có thể không suy nghĩ về những điều to tát, nhưng những việc nhỏ như một người dân tìm thông tin trên Internet không thấy cái họ cần có khiến giới báo chí suy nghĩ không?”. Đằng sau ứng xử làmột trạng thái xã hội Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Phó Tổng giám đốc Trung tâmThông tin UNESCO Đinh Các thông điệp của diễn giả Đức Hoàng đưa ra như “định kiến tồn tại ở những lời tán dương”, “Đằng sau ứng xử là một trạng thái xã hội”, “Đằng sau số phận con người là sự vận hành của từng vùng đất” khiến những người tham dự tọa đàm suy ngẫm lại cách tiếp cận đề tài thân phận vùng cao. Theo diễn giả Đức Hoàng, việc cá biệt hóa các tình huống, các nhân vật là một thói quen của báo chí. Điều đó làm cho tin tức trở nên hấp dẫn hơn, giúp tối đa hóa mức độ lan tỏa của bài viết. Nhưng điều này tạo ra hai hệ lụy: Đầu tiên, là độc giả sẽ tự dán nhãn nhân vật này là người Mông, hay Dao Đỏ hay người Nùng. Nó tạo ra một ấn tượng về việc bất khả can thiệp. “Người Mông họ thế mà bỏ học suốt”. Thứ hai, việc cá biệt hóa những câu chuyện tạo ra một phong cách can thiệp theo tình huống. “Trách nhiệm của báo chí, đó là phải xóa đi những sự cá biệt hóa và thực sự Xóa lối mòn trong tiếp cận trẻ em gái vùng cao HẢI DƯƠNG Đức Hoàng đã nêu ra những vấn đề mà báo chí Việt Nam còn vướng mắc khi tiếp cận và đặt vấn đề cho đề tài trẻ em gái dân tộc thiểu số. “Thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái DTTS” là chủ để diễn giả Đinh Đức Hoàng truyền cảm hứng khi anh tiếp cận vấn đề từ những nhóm khó khăn và không chọn cách tiếp cận từ vấn đề sắc tộc. Những câu chuyện về thân phận trẻ emvùng cao, đặc biệt là trẻ emgái, vẫn thường được báo chí khắc họa với nét uuẩn là lốimòn cầnđược xóabỏmà tọa đàm“Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ emgái” do UNESCOphối hợp cùng Tạp chí NgàyNay tổ chức vào tháng6/2022đãđặt ra. Toàn cảnhbuổi tọađàm. NGAYNAY.VN 80 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==