Ngày Nay số Đặc biệt

nêu ra các vấn đề có thể can thiệp một cách có hệ thống. Không còn cô bé người Mông thế này và cô bé người Nùng thế kia nữa. Viết như thế thì rất tiện: độc giả được thỏa mãn vì làm từ thiện tình huống, còn báo chí xong việc sớm.” Với đề tài trẻ em gái dân tộc thiểu số, diễn giả Đức Hoàng cho rằng báo chí có thể tiếp cận các nhân vật dưới tư cách các nhóm dân cư của những vùng miền núi khó khăn, chứ không phải dưới tư cách sắc tộc. Tức là ảnh hưởng của chính sách, môi trường kinh tế, lên cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em gái. Báo chí không nhất thiết phải là những người đưa ra lời giải trực tiếp. Nhưng ngay trong cách phản ánh khách quan, cũng có thể có những thứ trở thành đề bài – mà nếu được giải quyết sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực lên xã hội. Vấn đề, là việc ra đề bài chuẩn xác là một nhiệm vụ khó khăn ngang với lời giải, và nó sẽ cần đến nhiều công sức hơn là công việc đòi hỏi. Thay đổi nhận thức không chỉ từ vài bài báo Một điểm nhấn của buổi tọa đàm đó là câu chuyện “Những đôi mắt vùng cao” của nhà báo Nguyễn Bông Mai về hành trình 99 ngày đi xuyên qua những mảnh đất vùng cao dọc đất nước, để ghi lại hình ảnh, thân phận của những người phụ nữ, những trẻ em gái DTTS. Trong chuyến hành trình tới miền Tây Bắc, diễn giả Bông Mai bắt gặp một cô bé dân tộc Mông bế một em bé khoảng 5 - 6 tháng tuổi trên tay. Sau một lúc trò chuyện, Bông Mai bất ngờ khi biết cô bé đã nghỉ học từ năm lớp 7 để cưới chồng, còn em bé trên tay là đứa con thứ hai. Cô cũng gặp một bé gái khác, bỏ học năm lớp 8 vì bố tự tử, không có ai phụ giúp mẹ nên bỏ học ở nhà lấy chồng, sinh con. “Có rất nhiều bé gái đã không có tương lai khi bỏ lại tuổi thơ phía sau những cánh cửa nhà chồng. Câu chuyện ấy bắt nguồn cả từ những thế hệ trước cũng đã rời ghế nhà trường từ khi còn nhỏ để lập gia đình, để làm nương rẫy cho đến tận hôm nay. Vì thế họ thấy con cái mình lấy chồng, sinh con sớm cũng giống như họ, là lẽ bình thường”, diễn giả Bông Mai chia sẻ. Theo nữ diễn giả, việc góp phần vào thay đổi nhận thức củađồngbáonói chung hay của trẻ em nói riêng về cuộc sống mới không phải chỉ đến từ những bài báo mà sự ảnh hưởng đầu tiên là những người đến từ vùng đồng bằng, vùng phát triển kinh tế. Tại tọa đàm, nữ diễn giả đã đề xuất ý tưởng báo chí cần tận dụng các mạng xã hội như một công cụ để lan truyền các bài viết của mình, trực tiếp đưa những câu chuyện tới chính tay các nhân vật vùng cao và dần giúp họ thay đổi nhận thức và trân trọng giá trị mà giáo dục đem tới. “Trẻ emnông thôn, miền núi ngày nay cũng như trẻ em thành thị ôm điện thoại, mỗi ngày. Câu hỏi đặt ra: Báo chí hômnay có thể làmđược gì trong việc thúc đẩy nhận thức về giá trị của bản thân, về tương lai của chínhnhững đứa trẻ có đôi mắt long lanh mà tôi gặp nơi vùng cao? Tôi thấy tiếc vì những trang viết dài, đầy tâm huyết của rất nhiều nhà báo khó có thể đến tận tay hoặc nếu có đến thì không dễ dàng thôi thúc đồng bào thay đổi. Tôi mong muốn thấy những bài viết, tác phẩm báo chí social truyền đi thông điệp tích cực, vào nỗ lực xây dựng cuộc sống tương lai cho các emnhỏ ngay từ lúc này”, nhà báo Bông Mai nói. Vai trò kết nối nguồn lực xã hội của báo chí Những chia sẻ của các diễn giả, khách mời vốn là những cây viết kỳ cựu, tựu chung lại đều chỉ ra rằng báo chí chưa bao giờ ngừng phản ánh và đưa tiếng nói của các cộng đồng thiểu số ra trước công luận. Tuy nhiên, để những câu chuyện về thân phận của trẻ em DTTS thúc đẩy sự thay đổi thực trạng từ trang viết ra cuộc đời thì cần phải có sự chung tay vào cuộc của cộng đồng. Tham gia với tư cách khách mời, diễn viên Hoàng Xuân - đại sứ chiến dịch “Xương rồng trên cát” mong muốnđược tiếpcậncác thông tin từ báo chí về cácmảnh đời khác nhau của trẻ em gái và trẻ em DTTS để có thể nối dài sự hỗ trợ của cộng đồng với các hoàn cảnh này. Điều này rất cần thiết cho những người hoạt động xã hội như chị, có thông tin để lựa chọn các trường hợp đồng hành hỗ trợ. “Nếu báo chí đưa ra đề bài một cách đúng đắn, thì những nhà hoạt động xã hội như chúng tôi mới có cơ sở, dữ liệu để phát triển, kêu gọi, có thể cung cấp ‘cần câu’ chuẩn xác nhất thay vì đưa đến những ‘con cá’, xử lý được gốc rễ của vấn đề và hướng đến một kết quả lâu dài. Còn những bài báo kêu gọi ủng hộ thì chỉ có thể huy động quyên góp được một số tiền trong phạm vi nhỏ. Số tiền đó chỉ mang tính chất hỗ trợ tạm thời và hẳn nhiên cũng sẽ hết rất nhanh”, diễn viên Hoàng Xuân chia sẻ. Các vấn đề đặt ra để có thể trả lời thấu đáo cần có sự vào cuộc của nhiều bên, các bên thamgia, đó là chính quyền, doanh nghiệp, giới hàn lâm chuyên gia, giới hoạt động xã hội, giới báo chí truyền thông và người dân. Báo chí với vai trò phản ánh thông tin, được kỳ vọng tạo nên những sự đổi thay cho xã hội,mỗi nhàbáo làmột sứgiả trênmặt trận thông tin. Công dân đòi hỏi cần có những thông tin thực tế, đáng tin để đưa ra những lựa chọn có hiểu biết và độc lập. Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin đó. Xã hội kỳ vọng được tiếp cận cơ sở dữ liệu thông tin về trẻ emgái, trong đó có trẻ em các dân tộc khác nhau; đồng thời báo chí cần phản ánh đúng thực trạng để thu hút sự quan tâm của cộng đồng và ởmức độ cao hơn, tạo nên sự thay đổi chính sách còn bất cập, lồng ghép thực tiễn vào những chính sách nhân văn vì cộng đồng. “Công bằng thông tin – Cân bằng tin tức – Bình đẳng tiếp cận – Làm đầy dữ kiện” là 16 chữ chốt lại, kết thúc một cuộc tọa đàm đầy ắp những nội dung sâu sắc, tác động vào tâm trí mỗi nhà báo tham dự, tìm cho mình cách thức phù hợp hơn để khi tiếp cận và đưa tin về trẻ em gái ở những vùng khó khăn. Bởi, khi tốc độ và nhịp độ truyền thông đã không còn có giới hạnbởi thời gian, đằng sau tin tức là những thân phận con người. n TSPhanThị ThùyTrâm, TổngThưkýHội NữTrí thứcViệt Namchủ trì tọađàm. Trách nhiệm của báo chí, đó là phải xóa đi những sự cá biệt hóa và thực sự nêu ra các vấn đề có thể can thiệp một cách có hệ thống. Không còn cô bé người Mông thế này và cô bé người Nùng thế kia nữa. Viết như thế thì rất tiện: độc giả được thỏa mãn vì làm từ thiện tình huống, còn báo chí xong việc sớm.” NHÀ BÁO ĐINH ĐỨC HOÀNG “Nếu báo chí đưa ra đề bài một cách đúng đắn, thì những nhà hoạt động xã hội như chúng tôi mới có cơ sở, dữ liệu để phát triển, kêu gọi, có thể cung cấp ‘cần câu’ chuẩn xác nhất thay vì đưa đến những ‘con cá’, xử lý được gốc rễ của vấn đề và hướng đến một kết quả lâu dài” DIỄN VIÊN HOÀNG XUÂN NGAYNAY.VN 81 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==