Ngày Nay số Đặc biệt

nhờ chúng tôi tư vấn cách giải quyết. Sau khi được tư vấn, chị ấy bình tĩnh hơn và quyết tâm tố cáo chồng mình lên cơ quan công an. Sau đó, con gái chị cũng được tổng đài tư vấn tâm lý một thời gian để ổn định, trở lại với cuộc sống bình thường”, chị Thủy nói. Xoa dịu “vết sẹo” thể xác và tinh thần Chia sẻ về công việc thầm lặng phía sau chiếc điện thoại chị Ngân thở dài… cho rằng công việc của các chị càng bận thì càng… buồn, bởi lẽ như thế cũng có nghĩa là ở ngoài kia tình trạng trẻ em bị bạo hành, xâm hại càng nhiều. Chị Ngân cho biết thêm, Tổng đài 111 làm việc 24/24 giờ kể cả nghỉ lễ Tết, chia làm 3 ca tại các tỉnh thành Hà Nội, An Giang, Đà Nẵng. Tại Hà Nội có 5 người trực một ca và luân phiên nhau trực ca đêm để không bỏ sót một vụ việc đáng tiếc nào xảy ra. “Vào những ngày Tết, chúng tôi vẫn phải túc trực 24/24 giờ. Kể cả khi mọi người đón giao thừa thì với nhân viên trực tổng đài chúng tôi vẫn làm việc bình thường”, chị Ngân nói. Điều khiến chị Ngân cùng các đồng nghiệp của mình “ấm lòng” nhất là tình người sau mỗi lần ngăn chặn được một vụ việc nào đó xảy ra, giúp đỡ được một ai đó vượt qua khó khăn: “Có nhiều người sau khi được nhân viên tư vấn, ngăn chặn những vụ việc có thể xảy ra đã gọi điện gửi lời cảm ơn, gửi bưu thiếp tri ân vì đã hỗ trợ cho họ. Khối lượng công việc nhiều nhưng đó cũng là động lực để chúng tôi cố gắng”, chị Ngân mỉm cười. Còn chị Nguyễn Thu Thủy thì chia sẻ, thời gian qua có rất nhiều vụ việc đau lòng xảy ra với trẻ em, đặc biệt nhất có thể kể đến là vụ mẹ kế và bố đánh bé gái ở Thành phố Hồ Chí Minh đến tử vong. Hai kẻ thủ ác đã hầu tòa, nhưng nỗi đau còn mãi với những người thân của bé. “Nếu như trước đó, hàng xóm, người quen, những người xung quanh… nghi ngờ có thể gọi một cuộc điện thoại đến tổng đài thì biết đâu cục diện sẽ khác, một cuộc gọi thôi cũng có sự thay đổi được nhiều vấn Cănphòngnhỏ chưađầy 20m2 lànơi tiếpnhậnnhững cuộc gọi tưvấn xử lý các tìnhhuốngbạohành trẻ emtừđườngdây nóng111. đề, thay đổi số phận một đứa trẻ”, chị Thủy chua xót. Chia sẻ về công việc của những “người hùng thầm lặng” phía sau đường dây nóng, ông Nguyễn Công Hiệu, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn dịch vụ truyền thông Cục Trẻ em, đơn vị quản lý Tổng đài điện thoại quốc gia Bảo vệ trẻ em cho biết: Mỗi năm đơn vị tiếp nhận hơn 500.000 cuộc gọi liên quan đến bảo vệ quyền lợi của trẻ. Tổng đài 111 cũng đã xử lý giải quyết, phối hợp cùng cơ quan chức năng ngăn chặn hàng nghìn vụ việc. Ông Hiệu cho biết thêm, dịch bệnh COVID-19 đã tác động rất lớn đến mối quan hệ trong các gia đình và cũng là nguyên nhân khiến các vụ việc bạo hành trẻ em tăng lên đáng kể. “Nhiều vụ việc đau lòng gần đây hầu như cơ quan chức năng không biết. Chính vì vậy, theo tôi việc đánh giá được nguy cơ cực kỳ quan trọng. Nếu cán bộ chuyên trách địa phương kiểm soát tốt, người dân chỉ cần báo tin thì muộn nhất khoảng một tiếng đồng hồ, công an khu vực, cán bộ Phòng Lao động Xã hội đến làm việc ngay”, ông Hiệu nói. Phó giám đốc Trung tâm tư vấn dịch vụ truyền thông, Cục Trẻ em cho hay, hiện nhân viên tư vấn Tổng đài 111 tại các vùng đang quá tải bởi số ca can thiệp quá nhiều trong khi nhân lực mỏng. “Chúng tôi mong muốn thời gian tới có đủ nguồn nhân lực, vật lực để chúng ta đánh giá được trẻ nằm trong nhóm nguy cơ, nguy cơ cao. Từ đó, chúng ta quản lý được nhóm trẻ này để tránh được việc đau lòng mà hầu như năm nào cũng có. Ông Hiệu cũng vô cùng mong mỏi, người dân sẽ có trách nhiệm hơn với cộng đồng, đừng thờ ơ trước những sự việc mà mình nhìn thấy, nghe thấy. “Mọi người chỉ cần làm một việc rất đơn giản đó là thông báo với cơ quan chức năng, thông báo Tổng đài những gì mắt mình nhìn thấy, nghe thấy về những trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo hành... Như vậy, người dân đã hoàn thành trách nhiệm của mình với xã hội, việc còn lại cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận, xử lý”, ông Hiệu chia nói. n NGAYNAY.VN 87 KẾTNỐI SỐĐẶCBIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==