Ngày Nay số 304

NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số304 - ThứNăm, ngày24/11/2022 Từ khía cạnh nhận thức, có thể thấy dù trở thành bảo tàng sinh thái sớm tại Việt Nam và trong khu vực Đông NamÁ, nhưng Bảo tàng sinh thái Hạ Long vẫn chưa nhận được sự quan tâm xứng tầm. Cho đến hiện tại, rất ít du khách biết tới việc khu di sản thế giới này tồn tại một hình thức bảo tàng mới mẻ đến thế. Sau quá trình hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế, các hợp phần của Bảo tàng sinh thái Hạ Long dần rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, rời rạc. Với nhiều năm nghiên cứu các bảo tàng sinh thái tại Việt Nam, TS. NguyễnThị Thu Trang (Bộ VH,TT&DL) nhận định bên cạnh những tác hại về môi trường sinh thái, việc tiến hành kinh doanh tại các “bảo tàng sống” cũng dẫn đến nhiều hệ lụy về văn hóa như nhiều phương thức sinh hoạt cộng đồng được “bày bán”như một mặt hàng để đổi lấy lợi nhuận. Từ đó, tính thiêng, tập tục cũng như tính chất và chức năng vốn có của những thực hành trong cộng đồng có thể bị tác động, biến đổi. “Bảo tàng sinh thái là câu trả lời đáp ứng được đầy đủ nguyện vọng của người dân cũng như chính quyền trong bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, truyền thống, sinh cảnh. Cần có những kế hoạch cụ thể để hướng những mô hình này tới mục đích phát triển du lịch theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, có trách nhiệm với cộng đồng”, bà Trang nói.n nhiều loài động thực vật, giúp địa điểm này không chỉ có giá trị văn hóa, lịch sử mà còn có giá trị về môi trường sinh thái. Cần nâng cao nhận thức cộng đồng Những năm vừa qua đã ghi nhận sự phát triển dày đặc của mạng lưới mô hình du lịch sinh thái cộng đồng ở nhiều địa phương trên cả nước, thu hút khách du lịch, sự quan tâm của công chúng tới các khu vực vùng sâu vùng xa. Bên cạnh việc bảo tồnmôi sinh tự nhiên và các thực hành văn hóa, các bảo tàng sinh thái đã đóng góp vào việc cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho bà con. Cùng với đó, qua việc quan sát các hoạt động sinh hoạt thực tế, du khách phần nào trải nghiệm, thấu hiểu nét đặc sắc trong văn hóa bản địa. Tuy nhiên cũng cần nhìn vào thực tế rằng mô hình bảo tàng sinh thái còn ẩn chứa một số thách thức, đặc biệt trong bối cảnh vận hành tại Việt Nam. Cụ thể như trường hợp của đảo cò Chi Lăng, sau một thời gian đưa vào khai thác, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về sự xuống cấp, nguy cơ sạt lở có thể xảy đến bất cứ lúc nào của địa điểm này. Trong một thời gian dài, do chưa có các chính sách hỗ trợ đáng kể và kịp thời từ phía địa phương nên thực trạng nói trên chưa được khắc phục kịp thời. Trong cương vị Trưởng dự án Bảo tàng sinh thái tre và bảo tồn thực vật Việt Nam, TS Diệp Thị Mỹ Hạnh, giảng viên Đại học Khoa học tự nhiên, chia sẻ: “Mục đích của việc xây dựng công trình là nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học của cây tre Việt, cùng nhiều loài cây bị đe dọa tuyệt chủng ở Vùng Đông Nam Bộ”. Với những đóng góp về môi trường, Bảo tàng sinh thái Tre Phú An được trao giải thưởng Xích Đạo năm 2010 của UNDP về bảo vệ đa dạng sinh học, phục vụ cho phát triển cộng đồng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đến năm 2016, Làng Tre Phú An tiếp tục được công nhận là thành viên của Hiệp hội các Vườn thực vật nói tiếng Pháp trên thế giới. Một điểm bảo tồn theo mô hình bảo tàng sinh thái tại miền Bắc cũng rất đáng lưu tâm là đảo cò Chi Lăng Nam (Hải Dương). Đây là nơi trú ngụ của hàng vạn cá thể cò, vạc, chim nước trong không gian xanh của vùng quê thuộc Đồng bằng sông Hồng. Quần thể sinh cảnh còn hoang sơ trên đảo đã trở thành “ngôi nhà chung” của Sở hữu thiết kế mở, không gian ngoài trời của bảo tàng là nơi để du khách khám phá thiên nhiên. Nhiều khu vực của bảo tàng được sử dụng để tái hiện cảnh đẹp vùng sông nước đồng bằng Nam Bộ, vườn thực vật, khu giải trí, giúp du khách có thể tìmhiểu những sản phẩm làm từ tre hoặc liên quan đến cây tre. Đặc biệt là vườn bảo tồn gồm bộ sưu tập hơn 200 mẫu tre sống, thu thập ở nhiều vùng khác nhau từ Bắc đến Nam... mô hình điểm tại Việt Nam mà còn mở rộng ra cả khu vực ĐôngNamÁ đã thúc đẩy nhiều tổ chức, cá nhân khác xây dựng những thiết chế bảo tàng sinh thái chuyên biệt. Có thể kể đến Khu bảo tàng và bảo tồn sinh thái Tre Phú An (Bình Dương), với diện tích 10ha, nơi đây đã trở thành “ngôi nhà chung” cho hơn 300 giống tre Việt Nam, được coi là bảo tàng sinh thái về tre đầu tiên của khu vực Đông Nam Á. vào bảo tàng sinh thái ĐảoCòChi LăngNam(Hải Dương). Bảo tàng sinh thái là một thiết chế văn hóa, một dạng thức bảo vệ tính chỉnh thể của toàn môi trường sinh thái - nhân văn và những di sản đang tồn tại trong đó, với nỗ lực không chỉ hướng đến du khách mà phục vụ trước hết cho thiên nhiên và dân cư sinh sống trong không gian bảo tàng”. TS LÊ THỊ MINH LÝ - PHÓ CHỦ TỊCH HỘI DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==