Ngày Nay số 304

W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ VietnamToday TRANG 4 - 5 SỐ304 (24/11 - 1/12/2022) Một cá thểgấuđược giải cứuvàđưađến Trung tâmcứuhộgấuViệt Nam tại xãHồ Sơn, huyệnTamĐảo,VĩnhPhúc chămsóc. Ảnh: TrọngChính của những chú gấu khuyết tật “Trường mầmnon”

Đại diện các quốc gia đã tái khẳng định cam kết đảm bảo ít nhất có một nămgiáo dục mầmnonmiễn phí, phù hợp với Mục tiêu Phát triển Bền vững SDG 4 – Giáo dục chất lượng (Quality Education), đảmbảomột nền giáodụchòanhập, bìnhđẳng, chất lượng và cơ hội học tập suốt đời cho tất cảmọi người. Nghiên cứu về khoa học thần kinh và khoa học xã hội cho thấy 85% sự phát triển của não bộ diễn ra trong năm nămđầuđời. Đặcbiệt, banăm đầu đời là giai đoạn sống còn để đánh thức tiềm năng của trẻ. Nhằm kêu gọi sự chú ý đến giai đoạn phát triển quan trọng này và đổi mới các cam kết đối với việc chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ, hơn 2.500 đại biểu từ147quốcgia thành viên UNESCO đã tập trung tại Hội nghị toàn cầu về Chăm sócvàGiáodụcMầmnon, bao gồmcácnguyên thủquốcgia, bộ trưởng, nhà giáo dục và chuyên gia trong ngành. Bà Audrey Azoulay, Tổng Giámđốc UNESCOnhận định: “Đầu tư vào thời thơ ấu là bước đi quan trọng để giảm bất bình đẳng xã hội, vốn bắt đầu ngay cả trước khi những đứa trẻ được sinh ra. Trong một thời gian dài, mầm non là một điểm mù trong chính sách công. Tăng tài trợ, cả trong nước và quốc tế, sẽ tạo ra sự khác biệt cho các thế hệ tương lai.” Văn kiện cuối cùng của hội nghị -“Tuyên bốTashkent” được các quốc gia thông qua vào ngày cuối cùng của hội nghị, tái khẳng định quyền được hưởng nền giáo dục mầm non của tất cả trẻ em, và kêu gọi các bên liên quan quan tâmnhiều hơn đến giáo dục môi trường để đảm bảo rằng các em được nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững bắt đầu ngay trong những năm đầu đời. Theo Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ nhỏ ở cấp độ toàn cầu và phát triển các giải pháp chung cho những vấn đề này là rất cấp UNESCO ước tính rằng cần có thêm 9,3 triệu nhà giáo dục toàn thời gian để phổ cập giáo dục mầm non vào năm 2030. Những thách thức khác baogồmsựphânmảnh chính sáchvà thiếucungcấpdịchvụ công. Vào năm 2023, UNESCO sẽ làm việc với các đối tác của mình để xác định các tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về chứng nhận chuyên môn của các nhà giáo dục mầm non, giống như những tiêu chuẩn đã tồn tại đối với giáo viên tiểu học và trung học. UNESCO cũng sẽ lên kế hoạch hợp tác với các đối tác, bao gồm UNICEF và Ngân hàng Thế giới để xuất bản báo cáo toàn cầu về giai đoạn mầm non để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách công, ước tính công bố hai nămmột lần.n UNESCO kêu gọi các nước ưu tiên giáo dục mầm non trong chính sách công QUỲNH HOA bách. Ông Shavkat kêu gọi đưa giáo dục mầm non trở thành chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh về tương lai của Liên hợp quốc vào năm 2024. Một báo cáo của UNESCO chuẩn bị cho hội nghị cho thấy: trên toàn cầu, tỷ lệ tham gia giáo dục mầm non đã tăng đáng kể trong 10 năm, từ 46% năm 2010 lên 61% vào năm 2020. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia ở nhóm thu nhập thấp chỉ ở mức 20%, trong khi phân bổ ngân sách cho giáo dục mầm non ở các nước này chiếm 2% tổng ngân sách giáo dục. Hiện nay, cứ bốn trẻ dưới năm tuổi thì có một trẻ chưa từng được học mẫu giáo, chiếm 33 triệu trong tổng số 134 triệu trẻ. Một trong những trở ngại là thiếugiáo viênmầmnon và người chăm sóc có trình độ. Tại Hội nghị UNESCO về Chăm sóc và Giáo dục Mầm non tại Tashkent, Uzbekistan từ ngày 1416/11/2022, các quốc gia thành viên của UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc đã cam kết đầu tư ít nhất 10% tổng chi tiêu giáo dục quốc gia cho giáo dục mầm non, đồng thời đảm bảo mức lương và điều kiện làm việc của nhân viên mầm non ít nhất ngang bằng với lương của giáo viên tiểu học. Hội nghị Thếgiới về Chămsóc vàGiáodụcMầmnon tại Uzbekistan. NGAYNAY.VN 2 UNESCO Số304 - ThứNăm, ngày24/11/2022

HANI Sự kiện được khai mạc vào 17/11/2022, với sự tham gia của bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO, và ông Kyriakos Mitsotakis, Thủ tướng Hy Lạp. Trong hai ngày 17 và 18/11/2022, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về các chủ đề như ưu tiên dành cho châu Phi, khả năng phục hồi của Di sản Thế giới trước biến đổi khí hậu, du lịch bền vững và số hóa. Có ba thách thức lớn đối với tương lai của Di sản Thế giới được nhận định là cần ưu tiên giải quyết. Tính riêng biệt, bản địa 50 năm sau khi được thành lập, Công ước Di sản Thế giới đã được 194 Quốc gia thành viên phê chuẩn, mang lại cho Công ước một phạm vi thực sự phổ quát. Công ước Di sản Thế giới đã mở đường cho việc ghi nhận 1.154 di sản tại hơn 167 quốc gia, công nhận sự đa dạng tuyệt vời của di sản văn hóa và thiên nhiên. Tuy nhiên, sự khác biệt đáng kể về địa lý vẫn tồn tại trong Danh sách Di sản Thế giới. Trong khi một số quốc gia có hơn 50 di sản được ghi nhận, có những quốc gia lại không có di sản nào, đó là trường hợp của 12 quốc gia châu Phi tham gia Công ước. Toàn bộ châu Phi chỉ sở hữu 9% số Di sản Thế giới. Tính riêng biệt cũng đòi hỏi phải có sự tham gia nhiều hơn của người dân địa phương và bản địa, những người có thể tham gia đầy đủ vào quá trình từ việc lập hồ sơ đề cử các di sản để ghi danh, cũng như bảo tồn và phát triển những di sản về lâu dài. Khả năng tiếp cận Việc ghi danh vào Danh sách Di sản Thế giới nhằm thể hiện sự công nhận đối với hệ giá trị phổ quát nổi bật của những di sản đó, và chia sẻ đến toàn nhân loại. Mục đích chính của Công ước là đảm bảo rằng những di sản đó được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tương lai. Mặc dù chia sẻ và truyền tải là hai trụ cột của Di sản Thế giới, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo rằng tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có thể thực sự tiếp cận được các di sản này. Nhằm đáp ứng được thách thức này trong những năm tới, UNESCO, các quốc gia thành viên cũng như cộng đồng quốc tế định hướng ứng dụng các công cụ kỹ thuật số mới. Sự bền vững Ngày nay, có 52 Di sản Thế giới thuộc diện đang gặp nguy hiểm. Gần một nửa trong số đó nằm trên lục địa châu Phi. Các nước này đã yêu cầu hỗ trợ triển khai các biện pháp bảo vệ khẩn cấp. Đối mặt với nhiều áp lực của con người bao gồm phát triển đô thị, khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường, du lịch quá mức, và xung đột vũ trang, tất cả các Di sản Thế giới đều cần được bảo vệ tốt hơn. Biến đổi khí hậu đã trở thành mối đe dọa số một đối với các di sản thiên nhiên thế giới, tác động tiêu cực đến 34% số di sản và 70% các di sản biển. Đến năm 2100, dự tính một nửa số sông băng Di sản Thế giới và tất cả các rạn san hô Di sản Thế giới có thể biến mất.n 50 NĂM CÔNG ƯỚC DI SẢN THẾ GIỚI: Thành tựu và Triển vọng Được thông qua vào giữa tháng 11/1972, Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới đang bước sang tuổi 50. Nhân dịp này, UNESCO và Hy Lạp đã đồng tổ chức hội nghị quốc tế tại Delphi với nội dung chính là nhìn lại những thành tựu của Công ước, xem xét những thách thức mà Công ước phải đối mặt trong thế kỷ 21 và lập biểu đồ cho những bước đi trong tương lai. Việt Namđã có8di sảnđượcUNESCOcôngnhận làdi sản thiênnhiênvà vănhóa thếgiới, trongđó có5di sảnvănhóa, 2di sản thiênnhiênvà 1di sảnhỗnhợp (Danh thắngTràng An). DI SẢN THẾ GIỚI QUA NHỮNG CON SỐ 1.154 di sản trongDanhsáchDi sảnThếgiới củaUNESCO: 897 di sảnvănhóa 218 di sản tựnhiên, 39 di sảnhỗnhợp (cảvănhóavà tựnhiên). 43 di sảnxuyênbiêngiới, nằmtrên lãnh thổcủahai quốcgia trở lên. 52 di sảnhiệnnằmtrongdanhsáchđanggặpnguyhiểm. Trong 50 năm, bađịađiểmđãbị xóakhỏi DanhsáchDi sảnThếgiới. Di sản thếgiới cómặt ở 167 quốcgia. CôngướcDi sảnThếgiới đãđược 194 quốcgiaphê chuẩn. NGAYNAY.VN 3 UNESCO Số304 - ThứNăm, ngày24/11/2022

NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ Số304 - ThứNăm, ngày24/11/2022 Bước vào khuôn viên rộng 12 ha của Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, cảm giác như lạc vào một thế giới khác. Rừng núi Tam Đảo bạt ngàn, xanh ngắt ôm chầm lấy trung tâm, phủ lên nơi đây bầu không khí trong lành và tĩnh mịch. Chỉ văng vẳng tiếng suối chảy róc rách và tán cây xào xạc trong gió, điểm thêm những tiếng kêu ríu rít của chim rừng. Những “đứa trẻ” bự con Giữa không gian ấy, 203 cá thể gấu đang ngày ngày được nuôi dưỡng, chăm sóc tại 10 khu bán hoang dã của trung tâm. Giữa những thảm cỏ xanh mướt, chúng thoải mái lăn lê, bò toài, rượt đuổi, vật nhau. Chơi chán, đói bụng, chúng lại leo trèo lên những mô hình nhà, xích đu, cầu thang, cối xay gió, xà kép… được gọi chung là “cấu trúc làm giàu”, để tìm thức ăn được nhân viên giấu trong đó từ trước. Ăn đẫy bụng rồi, con thì trườn xuống ao nước trầm mình thư giãn, con thì leo tót lên xích đu lốp xe nằmđu đưa phè phỡn, con thì chui tọt vào ống nước, ngửa chân lên trời rồi đánh một giấc no nê. Một ngày của gấu chỉ có ăn, ngủ, chơi và lặp lại. Cũng không ngoa nếu gọi đây là một nhà trẻ cỡ bự của loài gấu thay vì một trung tâmcứuhộ. Nhưng đằng sau cuộc sống sung sướng của “đám trẻ” lông lá, bự con ấy là sự lao động, cống hiến không Các cá thể gấu tưởng sẽ chết dần chết mòn dưới bàn tay ngược đãi của những kẻ nuôi gấu lấy mật, nhưng thật may mắn, chúng đã hồi phục dưới bàn tay chăm sóc của những cán bộ Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam. ngừng nghỉ của đội ngũ nhân viên trung tâm, hay còn gọi là những“bảomẫu”của gấu. Đầu tiên là nhóm thợ làm vườn, những người tự tay thiết kế, gia công các cấu trúc làmgiàu -một yếu tố tối quan trọng trong nuôi dưỡng và chăm sóc gấu. Những cấu trúc ấy sẽ buộc gấu phải tựmình leotrèo, đào bới để tìm kiếm thức ăn bị giấu, hoặc kích thích gấu cùng nhau tương tác, chơi đùa. Đó là những bài tập cả về thể chất và trí óc để giữ cho bản năng tự nhiên của gấu không bị thui chột. Theo lời anh Tuấn, một người thợ làm vườn, anh chỉ mong lũ gấu phá hoại càng nhiều đồ anh làm ra càng tốt, bởi như vậy nghĩa là gấu rất thích chúng! rượu uống, khiến nhiều con gấu đã không cònmột cơ thể nguyên vẹn. Những vết sẹo sâu hoắm, những cánh tay cụt quá nửa đã tố cáo tội ác của những kẻ đã ngược đãi chúng vì lợi ích kinh tế, hoặc vì “khẩu vị”khác người. Theo Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia) – đơn vị đầu tư và xây dựng Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam, phần lớn gấu được cứu hộ đều đã trải qua rất nhiều năm bị nuôi nhốt trong môi trường hẹp và điều kiện sống vô cùng hạn chế, có những cá thể đã bị giam trong cũi tới hơn 20 năm trời. Bởi vậy, gấu trước khi được đưa về trung Tiếp theo là nhóm “công nhân gấu” – những người dành ra5-6 tiếngmột ngàyđể ngồi quansát, ghi chép lạimọi hành vi của gấu, từ tốc độ tìm kiếm thức ăn hay hành vi tương tác giữa các các thể gấu… Mọi chi tiết bất thường như gấu di chuyển chậm chạp, bỏ ăn, nôn mửa, hung hăng với đồng loại… đều sẽ được ghi chép lại, sau đó báo cáovới quản lý hoặc đội thú y để tìmgiải pháp. Và không thể không nhắc đến đội ngũ chuyên gia thú y của trung tâm, những người luôn sâu sát từng chútmột tới sức khỏe củahơn 200 cá thể gấu. Theo chị Sarah Donald, trưởng bộ phậnThú y cao cấp, gấu sẽ được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng ngày, hàng tháng, và hàng năm. Nếu phát hiện vấn đề nghiêm trọng, gấu sẽđược phẫu thuật ngay nếu cần thiết. Nếu chỉ là bệnh nhẹ, chế độ dinh dưỡng của gấu sẽ được điều chỉnh, và bác sĩ sẽ cho chúng uống thuốc bằng cách “giấu” các viên thuốc vào trong thức ăn của gấu. Quá khứ bị ngược đãi Cuộc sống hiện tại no đủ là vậy nhưng hơn 200 “đứa trẻ” gấu đều đã trải qua quá khứ bị ngược đãi kinh hoàng. Chúng bị tách khỏi cha mẹ từ nhỏ và giam cầm trong những cũi sắt đến người ngồi còn chật. Mỗi ngày, các đối tượng nuôi gấu lấy mật cắm phập những bơm kim tiêm sắc nhọn, khô khốc thẳng vào ổ bụng chúng để hút mật ra. Chưa dừng lại ở đó, họ còn cắt phăng chân, tay của chúng chỉ để ngâm KHÔI TRẦN của những chú gấu khuyết tật Nhânviên trung tâmcứuhộđangđặt đồ làmgiàu chogấu. Ảnh: Animals Asia. Theosố liệumới nhất của CụcKiểmlâmViệtNam, vẫncònhơn300cá thể gấuđangbị giamcầm trongcác trại nuôi nhốt gấu trêncảnước, trong đóởxãPhụngThượng, huyệnPhúc Thọ, HàNội với khoảng130cá thể gấuhiệnđang lànơi cónhiềugấunuôi nhốt trongcáchộ tưnhân nhiềunhất cảnước. Hầu hết các cá thể gấu được cứu hộ đều đã mất đi bản năng sinh tồn ngoài tự nhiên. Nếu thả về rừng, chắc chắn chúng sẽ chết chỉ sau một thời gian ngắn. Vì vậy, chúng tôi sẵn sàng đứng ra cam kết sẽ nuôi dưỡng, chăm sóc trọn đời cho chúng vì mục đích nhân đạo,” PGS.TS Tuấn Bendixsen

NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ Số304 - ThứNăm, ngày24/11/2022 trong môi trường bán hoang dã một thời gian dài. Bởi thời gian bị giam cầm quá lâu và những lần bị hành hạ, đánh đập đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thầnvà trí óc của chúng. Những con vật đáng thương ấy dường như không thật sự sống, mà chỉ đơn giản là tồn tại. Và có những cá thể gấu đã không thể qua khỏi sau khi được cứu hộ, dù đội ngũ của trung tâmđã cố gắng hết sức. Có lẽ vì những đau đớn, hành hạ trong quá khứ đã vượt quá sức chịu đựng của chúng... “Hầu hết các cá thể gấu được cứu hộ đều đã mất đi bản năng sinh tồn ngoài tự tâmđãmắc rất nhiều bệnh về khớp, mắt, chi, chân tay sừng hóa, nứt nẻ, răng hỏng vì thức ăn không phù hợp ở các trại gấu. Chưa kể, việc bị trích hút mật quá nhiều làm cơ quan nội tạng ở ổ bụng gấu bị tổn thương nặng nề, có trường hợpbác sĩ buộcphải cắt bỏ túi mật của gấu vì bên trong chỉ toànmáu vàmủ. Nhưng những khuyết tật về tinh thần mới thực sự nghiêm trọng, bởi chúng hầu như là “vô phương cứu chữa”. Đó là trường hợp của các cá thể liên tục lặp lại một hành động không có mục đích, hoặc chỉ đi lại vòng quanh cả ngày như rô-bốt, dù đã sống nhiên. Nếu thả về rừng, chắc chắn chúng sẽ chết chỉ sau một thời gian ngắn. Vì vậy, chúng tôi sẵn sàng đứng ra cam kết sẽ nuôi dưỡng, chăm sóc trọn đời cho chúng vì mục đích nhân đạo,” PGS.TS Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện của Animals Asia tại Việt Nam khẳng định. Cuộc chiến còn dai dẳng Theo nhận định của ông Tuấn Bendixsen, trên thực tế, cuộc chiến chống lại nạn buôn bán, nuôi nhốt gấu trái phép để lấy mật đã có những chuyển biến tích cực. Về số lượng, tính đến năm 2021, Animals Asia đã cứu hộ được 253 cá thể gấu (cả gấu chó và gấu ngựa) trên toànViệt Nam, kể từ đợt cứu hộ đầu tiên cuối năm 2006. Riêng trong năm 2022, 14 cá thể gấu từ Hà Nội, Nam Định, Điện Biên và Sơn La đã được Animals Asia cứu hộ. Tổ chức đang cố gắng giải thoát thêm cho 7 cá thể gấu đã bị nuôi nhốt suốt 20 năm trời tại huyệnMê Linh. Công tác vận động, tuyên truyềncũng làmộtđiểmsáng. Ông Tuấn Bendixsen cho biết, hơn 80% số lượng gấu được cứu hộ là nhờ sự vận động từ chính quyền địa phương tới người dân, để họ tự nguyện làm đơn chuyển giao lại gấu chonhà nước. Hiệnnay, nhiều gia đình không còn thiết tha với việc nuôi gấu lấy mật nữa, khiến giá mật gấu trên thị trường chợ đen bị kéo xuống rất thấp. Nuôi gấu lấy mật giờ đây đã không còn là một nghề đem lại lợi nhuận cao. Nhưng theo số liệu mới nhất của Cục Kiểm lâm Việt Nam, vẫn còn hơn 300 cá thể gấu đang bị giam cầm trong các trại nuôi nhốt gấu trên cả nước, trong đó ở xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Hà Nội với khoảng 130 cá thể gấu hiện đang là nơi có nhiều gấu nuôi nhốt trong các hộ tư nhân nhiều nhất cả nước. Vẫn có nhiều gia đình chần chừ không bàn giao gấu cho nhà nước, vì trông chờ một khoản hỗ trợ kinh phí. Không chỉ vậy, hoạt động buôn bán trái phép gấu con ở vùng biên tuy không rầm rộ như trước nhưng lại kín đáo, tinh vi hơn. Nhiều cá thể gấu con được các đối tượng buôn bán giấu trong ba lô, cốp xe nên việc phát hiện là không hề dễ dàng chút nào. May mắn là tất cả các cá thể gấu conđược lực lượng chức năng tịch thu vẫn trong tình trạng có thể cứu hộ được. TheoôngTuấnBendixsen, cuộc chiến với nạn buôn bán và nuôi nhốt gấu lấy mật sẽ còn dai dẳng. Vì vậy, Animals Asia đặt mục tiêu đến năm 2026 sẽ hoàn thành xây dựng Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam cơ sở 2 tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (Huế) với công suất cứuhộ300 cá thể. Không chỉ vậy, tổ chức còn phối hợp cùng Trung ương hội Đông y Việt Nam để trồng một vườn thảo dược Đông y thay thế mật gấu ngay trong Trung tâm cứu hộ gấu ở Tam Đảo. Những chương trình giáo dục, tuyên truyền tới các em học sinh cũng được tổ chức khá thường xuyên tại trung tâm, để thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về trách nhiệm bảo vệ loài gấu và các loài động vật hoang dã khác. n Các nhânviên thú yđanggây mê, kiểmtra sức khỏe chomột cá thểgấu. Ảnh: Animals Asia. Các nhânviênđang thiết kếđồ làmgiàu chogấu. Ảnh: Animals Asia. Gấu chơi đùa tại khubánhoangdã. Ảnh: Animals Asia.

NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số304 - ThứNăm, ngày24/11/2022 Bảo tàng mở, người dân tự quản Bảo tàng sinh thái là thiết chế xuất hiện sau sự phát triển mạnh mẽ của những hình thái bảo tàng truyền thống như bảo tàng tự nhiên, bảo tàng xã hội, bảo tàng công nghiệp, nghệ thuật…; được ra đời trong bối cảnh công chúng ngày càng dành sự quan tâm cho môi trường và những thực hành văn hóa tự nhiên. Bảo tàng sinh thái được hình thành, biểu đạt và hoạt động với sự tham gia của công chúng, trong đó, chủ chốt là sự gópmặt của người dân và chính quyền địa phương. Người dân đóng góp tri thức bản địa, nguyện vọng, công sức để thúc đẩy hoạt động của bảo tàng. Chính quyền sẽ tham gia bằng việc cung cấp chuyên gia, thiết bị, tiền vốn. Do vậy, các bảo tàng sinh thái luôn có tính chất cởi mở, sống động, giúp du khách và ngay cả người dân địa phương nhìn nhận rõ hơn về đời sống phong phú trong thực tế, qua đó tìm ra những lời giải về vùng đất mà các thế hệ trước đã đạt được trong lĩnh vực sinh thái. Bảo tàng sinh thái là sự ứng xử của con người với thiên nhiên, đặt con người trong môi trường thiên nhiên, mô tả thiên nhiên sinh động trong sự hoang dã, tính chất hòa nhập thích ứng với xã hội truyền thống và công nghiệp hiện đại. Mặt khác, bảo tàng sinh thái cũng là hình ảnh chân thực mà người dân địa phương muốn phản ánh đến du khách để họ hiểu rõ và trân Quốc tế (ICOM), đến nay loại hình bảo tàng này đã và đang phát triển ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hình thái, cách thức vận hành của các bảo tàng cũng rất đa dạng, đa số thiên về những khu trưng bày lớn vận hành ngoài trời một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra, các bảo tàng nằm gần khu vực nội đô thường hướng trọng tâm đến các vấn đề xã hội, thay vì hướng tới cách tiếp cận toàn diện diễn giải phong cảnh tự nhiên rộng lớn. Có thể kể đến những bảo tàng sinh thái nổi tiếng thế giới như Bảo tàng Sinh thái Rennes, Bảo tàng Sự sống Phía Tây Melbourne, Bảo tàng sinh thái Bergslagen. Đây được coi là điểm hội tụ các chuyên gia, người say mê khám phá nghiệp dư và công chúng. Với sự gia tăng mối quan tâm về ngành sinh thái học, nhữngmô hình này đang ngày càng nảy nở tại Ý, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia… Tiềm năng phát triển tại Việt Nam Được nhận diện là quốc gia có nhiều điều kiện để xây dựng và phát triển hệ thống bảo tàng sinh thái, trong hai thập kỷ gần đây, nhiều vùng miền tại Việt Nam đã tổ chức được những trung tâm giáo dục về môi trường và di tích lịch sử. Các trung tâm này đã nhận được sự quan tâm, đóng góp của nhiều nguồn lực trong xã hội để có được cơ sở hạ tầng với quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn. Vào năm 1994, vịnh Hạ Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới. Với những giá trị đặc thù về địa chất, địa mạo, con người và văn hóa của vùng đất, UNESCO và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã giúp đỡ Việt Nam nghiên cứu xây dựng dự án bảo tàng sinh thái đầu tiên trong cả nước - Bảo tàng sinh thái Hạ Long (Hạ Long Ecomuseum). Dự án được báo cáo chính phủ vào năm 2001, với ý tưởng chính là đề xuất một phương thức tiếp cận chiến lược mới trong việc quản lý thiên nhiên và di sản. Việc Bảo tàng sinh thái Hạ Long không chỉ trở thành trọng các yếu tố về đời sống, phong tục và bản sắc địa phương. Nhận xét về mô hình bảo tàng nói trên, TS Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho biết: “Bảo tàng sinh thái là một thiết chế văn hóa, một dạng thức bảo vệ tính chỉnh thể của toàn môi trường sinh thái - nhân văn và những di sản đang tồn tại trong đó, với nỗ lực không chỉ hướng đến du khách mà phục vụ trước hết cho thiên nhiên và dân cư sinh sống trong không gian bảo tàng”. Kể từ khi khái niệm về Bảo tàng sinh thái được nhà bảo tàng học người Pháp Hugues de Varine giới thiệu lần đầu tiên tại Đại hội lần thứ IX Hội đồng Bảo tàng Bảo tàng sinh thái là cách tiếp cận tối ưu của nhiều quốc gia trên thế giới trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị về nhân văn cũng như sinh cảnh. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chưa thực sự phổ biến và chưa được nhận thức đầy đủ tại Việt Nam. Thu nhỏ thiên nhiên hoang dã LƯU KHÁNH Hạ Longđược coi làbảo tàng sinh thái sớmtrongkhuvựcĐôngNamÁ. Góc xanhmướt tại Bảo tàngTrePhúAn. Bảo tàng sinh thái là câu trả lời đáp ứng được đầy đủ nguyện vọng của người dân cũng như chính quyền trong bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, truyền thống, sinh cảnh. Cần có những kế hoạch cụ thể để hướng những mô hình này tới mục đích phát triển du lịch theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, có trách nhiệm với cộng đồng” TS Nguyễn Thị Thu Trang

NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số304 - ThứNăm, ngày24/11/2022 Từ khía cạnh nhận thức, có thể thấy dù trở thành bảo tàng sinh thái sớm tại Việt Nam và trong khu vực Đông NamÁ, nhưng Bảo tàng sinh thái Hạ Long vẫn chưa nhận được sự quan tâm xứng tầm. Cho đến hiện tại, rất ít du khách biết tới việc khu di sản thế giới này tồn tại một hình thức bảo tàng mới mẻ đến thế. Sau quá trình hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế, các hợp phần của Bảo tàng sinh thái Hạ Long dần rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, rời rạc. Với nhiều năm nghiên cứu các bảo tàng sinh thái tại Việt Nam, TS. NguyễnThị Thu Trang (Bộ VH,TT&DL) nhận định bên cạnh những tác hại về môi trường sinh thái, việc tiến hành kinh doanh tại các “bảo tàng sống” cũng dẫn đến nhiều hệ lụy về văn hóa như nhiều phương thức sinh hoạt cộng đồng được “bày bán”như một mặt hàng để đổi lấy lợi nhuận. Từ đó, tính thiêng, tập tục cũng như tính chất và chức năng vốn có của những thực hành trong cộng đồng có thể bị tác động, biến đổi. “Bảo tàng sinh thái là câu trả lời đáp ứng được đầy đủ nguyện vọng của người dân cũng như chính quyền trong bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, truyền thống, sinh cảnh. Cần có những kế hoạch cụ thể để hướng những mô hình này tới mục đích phát triển du lịch theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, có trách nhiệm với cộng đồng”, bà Trang nói.n nhiều loài động thực vật, giúp địa điểm này không chỉ có giá trị văn hóa, lịch sử mà còn có giá trị về môi trường sinh thái. Cần nâng cao nhận thức cộng đồng Những năm vừa qua đã ghi nhận sự phát triển dày đặc của mạng lưới mô hình du lịch sinh thái cộng đồng ở nhiều địa phương trên cả nước, thu hút khách du lịch, sự quan tâm của công chúng tới các khu vực vùng sâu vùng xa. Bên cạnh việc bảo tồnmôi sinh tự nhiên và các thực hành văn hóa, các bảo tàng sinh thái đã đóng góp vào việc cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho bà con. Cùng với đó, qua việc quan sát các hoạt động sinh hoạt thực tế, du khách phần nào trải nghiệm, thấu hiểu nét đặc sắc trong văn hóa bản địa. Tuy nhiên cũng cần nhìn vào thực tế rằng mô hình bảo tàng sinh thái còn ẩn chứa một số thách thức, đặc biệt trong bối cảnh vận hành tại Việt Nam. Cụ thể như trường hợp của đảo cò Chi Lăng, sau một thời gian đưa vào khai thác, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về sự xuống cấp, nguy cơ sạt lở có thể xảy đến bất cứ lúc nào của địa điểm này. Trong một thời gian dài, do chưa có các chính sách hỗ trợ đáng kể và kịp thời từ phía địa phương nên thực trạng nói trên chưa được khắc phục kịp thời. Trong cương vị Trưởng dự án Bảo tàng sinh thái tre và bảo tồn thực vật Việt Nam, TS Diệp Thị Mỹ Hạnh, giảng viên Đại học Khoa học tự nhiên, chia sẻ: “Mục đích của việc xây dựng công trình là nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học của cây tre Việt, cùng nhiều loài cây bị đe dọa tuyệt chủng ở Vùng Đông Nam Bộ”. Với những đóng góp về môi trường, Bảo tàng sinh thái Tre Phú An được trao giải thưởng Xích Đạo năm 2010 của UNDP về bảo vệ đa dạng sinh học, phục vụ cho phát triển cộng đồng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đến năm 2016, Làng Tre Phú An tiếp tục được công nhận là thành viên của Hiệp hội các Vườn thực vật nói tiếng Pháp trên thế giới. Một điểm bảo tồn theo mô hình bảo tàng sinh thái tại miền Bắc cũng rất đáng lưu tâm là đảo cò Chi Lăng Nam (Hải Dương). Đây là nơi trú ngụ của hàng vạn cá thể cò, vạc, chim nước trong không gian xanh của vùng quê thuộc Đồng bằng sông Hồng. Quần thể sinh cảnh còn hoang sơ trên đảo đã trở thành “ngôi nhà chung” của Sở hữu thiết kế mở, không gian ngoài trời của bảo tàng là nơi để du khách khám phá thiên nhiên. Nhiều khu vực của bảo tàng được sử dụng để tái hiện cảnh đẹp vùng sông nước đồng bằng Nam Bộ, vườn thực vật, khu giải trí, giúp du khách có thể tìmhiểu những sản phẩm làm từ tre hoặc liên quan đến cây tre. Đặc biệt là vườn bảo tồn gồm bộ sưu tập hơn 200 mẫu tre sống, thu thập ở nhiều vùng khác nhau từ Bắc đến Nam... mô hình điểm tại Việt Nam mà còn mở rộng ra cả khu vực ĐôngNamÁ đã thúc đẩy nhiều tổ chức, cá nhân khác xây dựng những thiết chế bảo tàng sinh thái chuyên biệt. Có thể kể đến Khu bảo tàng và bảo tồn sinh thái Tre Phú An (Bình Dương), với diện tích 10ha, nơi đây đã trở thành “ngôi nhà chung” cho hơn 300 giống tre Việt Nam, được coi là bảo tàng sinh thái về tre đầu tiên của khu vực Đông Nam Á. vào bảo tàng sinh thái ĐảoCòChi LăngNam(Hải Dương). Bảo tàng sinh thái là một thiết chế văn hóa, một dạng thức bảo vệ tính chỉnh thể của toàn môi trường sinh thái - nhân văn và những di sản đang tồn tại trong đó, với nỗ lực không chỉ hướng đến du khách mà phục vụ trước hết cho thiên nhiên và dân cư sinh sống trong không gian bảo tàng”. TS LÊ THỊ MINH LÝ - PHÓ CHỦ TỊCH HỘI DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM

Chúng tôi chọn một nhà hàng trên đường Nguyễn Tuy, thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh làm điểm dừng chân đầu tiên, sau khi thấy dòng chữ “đặc sản rừng”được in công khai trên biển hiệu. Món ăn núi rừng hút khách Chúng tôi bảo Hương - chủ nhà hàng rằng, đã cất công chạy mấy trăm cây xuống đây mà không làm tí đồ “tự nhiên” thì phí! Hiểu ý, Hương kéo tôi vào trong, nhanh nhảu mở tủ đông rồi giới thiệu:“Đây là con vạc, là chim trời, chim tự nhiên đấy, không phải chimnuôi vớvẩnđâu. Bọnem mua 160.000 đồng/con, bán 250.000 đồng”, Hương vừa nói vừa lôi ra một con vạc trụi lông, đông cứng và co quắp như một khối thịt không rõ hình thù, hai cái cẳng chân chỏng chơ giơ lên. “Chim tự nhiên thật mà anh, bọn em phải đi bắt trộmvề đấy, ai biết thì gọi thôi chứ có dám khoe bao giờ đâu!”. Hương kể, săn cò, vạc là một “kỹ nghệ” không hề đơn giản. Không phải cứ vác súng đi bắn mà phải cất công đặt bẫy, làm mồi. Có hai loại mồi làmồi giả vàmồi sống. Mồi giả là những mô hình cò, vạc bằng xốp, có thể tự làm hoặc mua với giá tầm “Thần dược” cho phụ nữ sau sinh? ỞHương Sơn, ngoài buôn bán thịt thú rừng, rầm rộ nhất phải kể đến buôn bán những sản phẩm từ động vật hoang dã mà người ta cho là “thần dược” như cao khỉ, cao sơn dương, mật lợn rừng, mật kỳ đà, lưỡi kỳ đà… Không khó để tìmđượcmột“đại lý thuốc” nhưvậy, nếubiết cáchhỏi han và tiếp cận. Chúng tôi gặp đầu mối đầu tiên tại một cửa hàng rửa xe trên đường QL8A, dẫn từ thị trấn Tây Sơn tới cửa khẩu Cầu Treo. Nhà chỉ có một đôi vợ chồng già và cô con dâu đang mang bầu. Chồng rửa xe, vợ bán hàng nước, nhưng khi chúng tôi hỏi mua cao khỉ, họ lập tức “lột xác” thành những thương nhân lọc lõi. Sau khi nhìn một lượt từ đầu đến chân và hỏi dò vài câu, người vợ tên Xuân mới vào nhà lấy “hàng” ra và đặt lên bàn nước. Cuộc thương thảo bắt đầu. “Cao khỉ xịn đấy, cam đoan là nấu từ khỉ bắt trên rừng về. Ba trăm ngàn một lượng (lạng), mang về chữa động kinh cho trẻ con hoặc cho phụ nữ sau sinh uống là tốt lắm,” “dì” Xuân giơ miếng cao khỉ màu nâu sẫm lên, say mê thuyết minh, “Nhìn con gái dì kia kìa, 7 năm đẻ được hẳn 4 đứa, giờ lại sắp đẻ thêm đứa thứ 5, tại uống cao khỉ nên mới “hồi” nhanh thế đấy. Dùng xong nhớ phải cất vào tủ lạnh để nó không nhão và mốc ra”. Theo lời “dì” Xuân, ở Hương Sơn, người ta hay dùng cao khỉ làm quà tặng cho phụ nữ mới sinh con. Khi được hỏi rằng những công dụng này từ đâu mà có, “dì” 20.000-30.000 đồng, có thể mua với số lượng lớn. Còn mồi sống là những con cò, vạc ốm yếu, không đủ tiêu chuẩn để bán. Chúng sẽ bị thợ săn chọc mù mắt, khâu lại, rồi buộc chặt vào các cọc tre ngoài đồng. Những con cò, vạc khác nghe thấy tiếng kêu của “chim mồi” tưởng là tiếng gọi bạn tình, sẽ lao xuống đậu vào những cọc tre dính sẵn băng keo và sập bẫy. Chim mồi thường sẽ bị bỏ đói cho đến chết. Sau đó, thợ săn chỉ việc vứt xác đi rồi thay con khác vào. “Không khâu mắt lại là nó mổ mình như chơi. Năm ngoái có một ông ở Quảng Bình bị cò mổ mù mất một mắt đấy”, Hương tỉnh bơ. Khảo sát thêm3 nhà hàng nữa ở thị trấn Tây Sơn (huyện Hương Sơn), đường Lê Duẩn và đường Lê Hồng Phong (TP Hà Tĩnh), vẫn là tình trạng tương tự. Các“đặc sản”như cò, diệc, vạc, dúi, nhím, chồn, lợn rừng…, luôn được đảm bảo là bắt ngoài tự nhiên, chỉ cần đặt trước là bếp sẵn làm. Một số cửa hàng còn có cả phòng riêng để khách yên tâmăn đồ rừng. Theo chị Hội, chủ một nhàhàng trênđườngLêHồng Phong (TP Hà Tĩnh), đồ rừng chủ yếu phục vụ khách ngoại tỉnh muốn thử “đặc sản” địa phương, nhu cầu khá lớn nên nhà hàng lúc nào cũng phải có sẵnđồ.“Dânởđâyhọănđồ rừng quen rồi nên không gọi nhiều, chứ khách ngoại tỉnh thì đoàn nào cũng ăn đồ rừng hết!”, chị Hội nói. Hà Tĩnh từ lâu đã là “điểm nóng” về buôn bán và giết mổ động vật hoang dã với hàng trăm vụ bắt giữ, xử phạt dày đặc trên các mặt báo. Có phát hiện có xử phạt, nhưng rồi đâu lại vào đó, phải đến tận nơi mới biết những thương vụ ấy vẫn diễn ra… Có những đặc sản VIỆT KHÔI Hoáđơn thanh toán cómón “lợn rừng nhúng”của một nhàhàng tại TPHàTĩnh. Tuyến thuyếtminhvề“đặc sản”caokhỉ xịn củamình. Giết hại khỉ rừng rồi đăng lênmạng xãhội“khoe”ởHàTĩnh. Th NGAYNAY.VN 8 Số304 - ThứNăm, ngày24/11/2022 CHUYÊNĐỀ

lượng chức năng thu giữ chỉ là 10kg – thua cả trọng lượng của một con khỉ. Số liệu hai năm sau có chút khả quan hơn, nhưng chắc chắn còn xa với thực tế: 85,6 kg động vật hoang dã bị thu giữ trong năm 2020 và 287,5 kg trong năm2021. Trả lời phỏng vấn Tạp chí Ngày Nay, ông Nguyễn Văn Thành, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn xác nhận rằng, trong vòng 4, 5 năm trở lại đây, gần như không có tình trạngbuônbán động vật hoang dã cả trên địa bàn lẫn vận chuyển từ Lào sang. Về tình trạng người dân nấu cao làm từ động vật hoang dã, ông Thành khẳng định lực lượng kiểm lâm vẫn thường xuyên kiểm tra, giám sát nhưng chưa thể phát hiện vụ việc nào. Có thể thấy, nếu chỉ căn cứ vào thông tin của Hạt kiểm lâm huyện Hương Sơn, không ai nghĩ vẫn tồn tại những trườnghợpnhưTuyến, “dì”Xuân và các nhà hàng mà chúng tôi đã nêu. Không chỉ vậy, ông Thành cho biết phía chịu trách nhiệm khi xảy ra các vi phạm về động vật hoang dã là các chủ rừng, cụ thể là các ban quản lý rừng phòng hộ, các công ty lâm nghiệp và một số hộ gia đình… chứ không phải hạt kiểm lâm. “Bởi chúng tôi đã giao nhiệm vụ bảo vệ rừng cho các chủ rừng và cấp tiền cho họ làm, nên hạt kiểm lâm chỉ có trách nhiệm xử phạt nếu có để sai phạm xảy ra”, ông Thành giải thích. Ngoài ra, ông Thành cũng không nhắc gì tới trách nhiệm quản lý của hạt kiểm lâm với các chủ rừng. Trong khi đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh đã xác nhận với Tạp chí Ngày Nay rằng, quản lý, bảo vệ và phòng chống tình trạng buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã là trách nhiệm của tất cả các Sở, ban, ngành tại địa phương, trong đó tất nhiên có Hạt Kiểm lâmhuyệnHương Sơn. Thực tế, các loài thúhoang dã vẫn ngày ngày bị săn bắn, giết hại, còn cơ quan chức năng vẫn một mực quả quyết “hầu như không còn tình trạngbuônbán, giếtmổ động vật hoangdã”;“chúng tôi chưa thể phát hiện vụ việc nào”... n các em quay video lại luôn cũng được”. Không chỉ vậy, Tuyến còn là “tổng” buôn bán thịt thú rừng các loại, từ lợn rừng, chồn, dúi, nhím, sơn dương. “Chưa tin thì vào chị mở tủ cho xem. Đây, thịt chồn, thịt sơn dương, thịt nhím đây. Có cả cái đầu lợn rừng chị vừa cắt hôm qua để Tết bán cho khách này”, Tuyến hồ hởi nói, rồi mở chiếc tủ đông chứa “hàng” ra. Lồ lộ trước mắt chúng tôi là những tảng thịt sơn dương đỏ thẫm; những con chồn nằm co quắp, chân tay cứng đờ, mồm há hốc, da vàng khè; và cái đầu lợn rừng mắt nhắm nghiền nhưng miệng nhe ra hàm răng trắng ởn, như vẫn đang gào thét trong đau đớn. Xương hổ và xươngkhỉ thì lại được lưu trữở nơi khác, không có trong này. Đây là một “chiêu” thường dùng của các đối tượng buôn bán động vật hoang dã, để nếu có bị bắt thì mức phạt sẽ nhẹ hơn, và không “mất cả chì lẫn chài”. “Phải thấy tận mắt mới tin đúng không? Chị có sợ gì đâu!”, Tuyến cười đắc chí. “Hầu như không còn tình trạng buôn bán động vật hoang dã” Sự “coi trời bằng vung” của Tuyến không phải không có cơ sở, nếu chúng ta nhìn vào báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ chuyên môn củaHạt KiểmlâmHương Sơn 3 nămgần đây. Cụ thể, trong năm 2019, khối lượng động vật hoang dã bị lực hổ bây giờ vất vả lắm, toàn phải nhập lậu, chứ ởViệt Nam làmgì còn hổmà bắt. Giámột con hổ trung bình tầm 500600 triệu, tiền tỷ cũng có, một lạng cao hổ giá từ 35-40 triệu đồng. Mà để phát hiện là đi tù như chơi, đến cao khỉ với cao sơn dương còn đi tù, nói gì cao hổ. “Nhưng nếu vẫn muốn mua thì chị mang cả con về nấu trực tiếp cho xem, tiếp luôn”, Tuyến sốt sắng ngay từcâuđầu tiên,“Một con khỉ nặng 12-14 cân nấu được 10 lượng cao, giá 3 triệu, thêm tiềnmua bình ga và tiền công cho thợ là tổng cộng hết gần 5 triệu. Nấu một ngày một đêm là xong”. Nửa tiếngsau, tôi vàngười đồng nghiệp đã cómặt ở nhà Tuyến.“CaobàXuânbándởẹc à.Đã làcaokhỉ xịnthì đểngoài cả năm cũng chả nhão với mốc đâu. Do bà ý ‘ăn bớt’ xương khỉ và nấu không kỹ nên mới bảo thế. Cao xịn phải cứng như này nè,” Tuyến vừa nói vừa gõ côm cốp miếng cao khỉ lên mặt bàn. “Có khi bà ý pha thêm xương lợn với xương dê vào để ăn gian đấy! Phải mua của chị thì mới chuẩn. Nếu muốn xịn hơn nữa thì mua cao sơndương, tác dụngnhư cao khỉ, giá năm trăm ngàn một lượng”. Kiến thức, giọng nói và thần thái của Tuyến đã thuyết phục được chúng tôi rằng, đây mới là dân chuyên thứ thiệt. Tiếp tục đào sâu, chúng tôi mới biết Tuyến còn buôn cả cao hổ. Tuyến kể, làm cao chỉ bâng quơ rằng “do dân gian truyền lại”. Thấy mọi thứ suôn sẻ, chúng tôi mới đánh liều hỏi tới “mặt hàng” nóng nhất – cao hổ và nêu ra tên của H. “đại ngàn” – một đầu nậu buôn cao sừng sỏ tại Hương Sơn. Hai vợ chồng già chợt mím chặt môi, mắt hơi trừng lên, mặt đanh lại. “Dì” Xuân khẽ liếc mắt, cô con gái lập tức bấm máy gọi “cứu viện”. Biết đã lộ tẩy, chúng tôi đành rút lui. Cả đoàn bị một thanh niên đi Wave trắng, khẩu trang mũ kính che kín mít theo sát đến tận cửa khách sạn. May mắn là những ngày sau không có toán người nào chờ sẵn ở cửa khách sạn để đón lõng chúng tôi. “Chị có sợ gì đâu!” Chúng tôi biết mình phải tác nghiệp cẩn trọng hơn. Chỉ sau mươi phút lang thang ở chợ trung tâm Thị trấn Tây Sơn, chúng tôi đã gặp được một người đàn bà trung niên tênTrầnTuyến. “Muốnmua cao khỉ chuẩn thì về nhà chị đi, chị gọi người tới nấu cho các em xem trực mang tên Nhữngmón ăn từđộngvật hoangdãnhư rắn, chồnđược in côngkhai lên menu củamột nhàhàngởTP HàTĩnh. heo“dì”Xuân, caokhỉ thườngđược dùng làmquà tặng chophụnữmới sinh. “Dì”Xuânvàmặt hàng lưỡi kỳđà củamình. NGAYNAY.VN 9 Số304 - ThứNăm, ngày24/11/2022 CHUYÊNĐỀ

Hổ tiến thì người lùi Những con hổ đang khiến ông Zheng Hailun mất cả một gia tài. Người đàn ông 66 tuổi này đã thuê một mẫu đất đồng cỏ ở vùng biên giới phía đông bắc Trung Quốc để chăn thả gia súc, nhưng giờ đàn bò của ông hiếm khi được tự do đi lại. Ông Zheng phải nhốt chúng quanh năm, chi khoảng 25.000 USD để bổ sung nguồn thức ăn thay thế cho cỏ tự nhiên. Nhưng ông không làm thế để bảo vệ đàn bò của mình khỏi những con hổ, mà ông làm vậy để bảo vệ loài hổ. Ông Zheng là một trong số hàng nghìn người nông dân ở vùng Đông Bắc Trung Quốc buộc phải đưa đàn gia súc của mình ra khỏi vùng núi để dành môi trường sống cho quần thể hổ Siberia ít ỏi ở TrungQuốc. Hổ Siberia, hay còn được gọi hổ Mãn Châu, từ lâu đã sinh sống ở phía đông bắc Trung Quốc, dọc theo các tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang, giáp với Nga và Triều Tiên. Loài vật được mệnh danh là “chúa tể rừng Taiga” đang bị đe dọa nghiêm trọng về số lượng. Sự xâm lấn của loài người trong nhiều năm đã chia cắt khu vực săn bắt của hổ Siberia và tách chúng ra khỏi quần thể hổ ở vùng Viễn Đông Nga. Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực bảo tồn nhằm ngăn chặn sự tuyệt chủng của loài vật này. Vào năm 2016, nước này đã công bố thành lập một vườn quốc Trung Quốc đang nỗ lực để bảo vệ quần thể hổ Siberia. Nhưng làm thế nào để làm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn động vật hoang dã và bảo vệ sinh kế của cộng đồng địa phương lại là bài toán khó hơn. dọn chuồng. Ông đã nhanh chóng trở thành người bận rộn nhất trong làng, không thể có thời gian để làm thêm công việc khác. Từ mùa đông năm 2018, áp lực tài chính đối với những người nông dân ở Hồn Xuân trở nên quá lớn, nhiều người bắt đầu bán bớt đàn gia súc. Đàn bò 100 con của ông Zheng đã phải giảm xuống 70 con. Ông cho biết mình không thể bán thêm bò nữa, bởi ôngđãđầu tư3 triệunhân dân tệ cho công việc chăn nuôi trong những năm qua. Nhiều người nông dân cảm thấy bức xúc khi chính quyền đột nhiên đặt quy định hạn chế hoạt động chăn nuôi của họ, mặc dù trước đó đã hỗ trợ rất hào phóng. Một số người đã bất chấp lệnh cấm và xua đànbò lênđồi, nhưngchưa có ai bị phạt. Ông Gao Dabin, giám đốc chi nhánh Hồn Xuân của Cơ quan quản lý Vườn Quốc gia Hổ và Báo hoa mai Đông Bắc, cho biết các quan chức địa phương cảm thấy bất lực trước tình trạng này. “Hoạt động bảo tồn khiến người dân gặp bất lợi, vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để”, vị này thừa nhận. Nhưng các vấn đề có thể sớm trở nên nghiêm trọng hơn. Cục quản lý đồng cỏ và lâm nghiệp quốc gia sau đó đã đẩy mạnh kế hoạch triển khai các phương pháp bảo tồn bên trong Vườn Quốc gia Hổ và Báo hoa mai Đông Bắc. Trong đó việc chăn thả tự do gia súc sẽ bị hạn chế trên 95% diện tích đất bên trong vườn, ảnh hưởng đến hơn 60.000 gia súc. Ông Gao cho biết thêm, bên cạnh việc chăn thả gia súc, các nhà chức trách sẽ lần gia mới mang tên Vườn quốc gia Hổ và Báo hoa mai Đông Bắc, bao phủ các khu vực của hai tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang. Trong vòng vài tháng, các quan chức ở Hồn Xuân, tỉnh Cát Lâm, quê hương của ông Zheng, nằm trong ranh giới của vườn quốc gia, đã cấm nông dân chăn thả gia súc trên sườn núi địa phương. Vào năm 2018, họ đã đưa ra thêm các quy tắc yêu cầu tất cả gia súc phải được nhốt trong chuồng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Bất kỳ ai bị phát hiện thả rông gia súc sẽ bị phạt 500 nhân dân tệ (hơn 1,7 triệu đồng) mỗi con. Lệnh cấm được thiết lập để tạo ra nhiều khu vực sinh sống hơn cho loài hươu đỏ hoang dã và hươu Sika - những con mồi chính của hổ Siberia và báo Amur - cũng như ngăn chặn những người chăn gia súc và gia súc làm xáo trộn thói quen ngủ tự nhiên của các loài mèo lớn. Nhưng quy định này đã khiến nhiều người dân địa phương cảm thấy bất bình, bởi nó tác động trực tiếp tới sinh kế của họ. Theo ông Zheng, chi phí phát sinh từ việc nuôi nhốt đã “nuốt chửng”gầnnhư toànbộ thu nhậpmà ông có thể kiếm được từ việc bán gia súc. “Tốn kém nhất là từ tiền thức ăn. Một con bò ăn hết 300 nhân dân tệ thức ănmỗi tháng. Nếu đàn bò lên đến 100 con, tôi phải bỏ ra 180.000 nhân dân tệ trong 6 tháng”, người nông dân cho biết. Nếu như trước đây, ông Zheng thường chỉ đơn giản là đi xe máy đến đồng cỏ mỗi ngày để kiểm tra đàn bò của mình, còn giờ ông dành gần như cả ngày cho đàn bò ăn và Nơi con người nhường BẮC HIỆP (theo Sixth Tone) Dùđã có lệnh cấm, nhưng nôngdân tại HồnXuânvẫn chăn thảgia súc tựdo. Nguồn: SixthTone. NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ Số304 - ThứNăm, ngày24/11/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==