Ngày Nay số 318

TIN & TIN n Lahore ô nhiễm không khí nhất thế giới. Kết quả khảo sát được công bố hôm 14/3 cho thấy thành phố Lahore ở Pakistan đã tăng 10 bậc để trở thành nơi có không khí ô nhiễm nhất trên thế giới vào năm 2022, Reuters đưa tin. Theo khảo sát năm 2022, mức độ tập trung phân tử bụi mịn PM2.5 tại thành phố Lahore đã lên đến mức 97,4 microgram trên một mét khối khí, tăng từ mốc 86,5 microgrammột năm trước đó. WHO cho biết mức độ tập trung phân tử bụi mịn PM2.5 lý tưởng là 5 microgram trên một mét khối khí. Trên thế giới, cứ 10 người thì có một người sống tại những khu vực mà mức độ ô nhiễm không khí có thể gây ra vấn đề về sức khỏe. n Phát hiện nguồn gốc vật thể nặng nhất vũ trụ. Thông qua mô phỏng giả lập, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian tạo ra một lỗ đen khối lượng gấp 300 tỷ lần Mặt Trời của chúng ta. Trong mô phỏng, nhóm chứng kiến sự ra đời của một lỗ đen cực lớn sau sự hợp nhất của ba thiên hà. Bộ ba chuẩn tinh có quá trình hợp nhất kéo dài 150 triệu năm và tạo thành hố đen khổng lồ nhất trong toàn bộ mô phỏng, với khối lượng lớn hơn 300 tỷ lần khối lượng của Mặt Trời, thậm chí lớn hơn mọi ngôi sao trong Milky Way cộng lại. Sự kết hợp của hệ thống ba chuẩn tinh cùng sự va chạm của ba thiên hà là cực kỳ hiếm. Điều này giải thích cho việc các nhà khoa học chưa thể phát hiện ra chúng cũng như quan sát được sự hình thành của siêu lỗ đen từ một sự kiện như vậy. n Tái tạo timngười bằng công nghệ in 3D. Nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ đã cố gắng tạo ra bản sao chức năng trái tim người bằng công nghệ in 3D, tăng cơ hội sống cho các bệnh nhân cần cấy ghép cơ quan này. Kết quả cho thấy nó hoạt động khá tốt trong quá trình thử nghiệm trái tim in 3D bằng máu nhân tạo, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những van này thực sự tạo ra kết quả tương tự như van được sử dụng trong tim người. Đây là một bước đột phá mới lạ có thể cứu sống những người mắc các bệnh nguy hiểm liên quan đến tim, buộc phải cấy ghép. PV (tổng hợp) Những cái đầu màu xám tròn căng của đàn cá heo Irrawaddy quý hiếm ngoi lên khỏi làn nước của dòng sông Mê Kông, khu vực chảy qua Campuchia khiến hàng ngàn du khách thích thú. Cảnh tượng ly kỳ ấy có thể sớm chỉ còn là ký ức khi số lượng các loài động vật có vú đang bị đe dọa tuyệt chủng bất chấp những nỗ lực bảo tồn từ phía người dân. Campuchiađãcôngbố những hạn chế mới nghiêm ngặt hơn đối với việc đánh bắt cá trên sông Mê Kông để cố gắng giảm số lượng cá heo bị mắc và chết trong lưới. Nhưng ởmột quốc gia còn nhiều khó khăn, với nguồn tài chính hạn chế, đây làmột thách thức lớn để thực thi nghiêm túc các quy tắc đề ra trên con sông rộng hàng trăm mét, rải rác với những hòn đảo nhỏ và hai bên là cây cối rậm rạp. “Chúng tôi sợ rằng chúng tôi không thể bảo vệ được đàn cá heo”, Phon Pharong, nhân viên bảo vệ sông chia sẻ trong một cuộc tuần tra tìm kiếm lưới rê bất hợp pháp. Theo các nhà bảo tồn, lưới rê - loại lưới mắt thẳng đứng được thả trong nước thời gian dài - bẫy cá một cách bừa bãi là nguyên nhân chính gây ra cái chết cho cá heo ở sôngMê Kông. Pharong là một trong số hơn 70 lính tuần tra dọc 120 km sông Mê Kông từ tỉnh Kratie phía đông bắc đến sát biên giới Lào. Nỗ lực của họ bị cản trở bởi nguồn lực hạn chế và sựđe dọa của các băng nhómđánh cá. Mok Ponlork, một quan chức của bộ phận thủy sản, người đứng đầu lực lượng bảo vệ cá heo gồm 45 người ở Kratie nói rằng để thực hiện công việc một cách hiệu quả, đội an ninh cần ít nhất 60 người. “Nếu chúng tôi đi tuần tra vào ban đêm, bọn tội phạm sẽ không đi kéo lưới, hoặc ngược lại”, Pharong nói. Mức lương thấp đồng nghĩa với việc những nhân viên bảo vệ buộc phải làm thêm trên bờ để hỗ trợ gia đình và điều này khiến họ không thể toàn tâm toàn ý thực hiện nhiệm vụ tuần tra một cách sát sao. Cụ thể, mỗi người nhận được khoảng 65 đô la Mỹ/tháng từ chính phủ, WWF tài trợ thêm 5 đô la Mỹ chomỗi ngày tuần tra. Cá heo sụt giảm theo từng năm Cá heo Irrawaddy - những sinh vật nhỏ bé, nhút nhát với cái trán hình vòmvàmỏ ngắn – thường bơi qua sông Mê Kông hùng vĩ, đến tận vùng đồng bằngViệt Nam. Số lượng cá heo ở sông Mê Kông đã giảm từ 200 con bắt đầu từ cuộc điều tra đầu tiên vào năm 1997 xuống 89 con vào năm2020. Loài cá heo này chỉ sống ở hai con sông khác ngoài Campuchia là Ayeyarwady của Myanmar và Mahakam ở Indonesia. Ba quần thể sông được liệt kê là cực kỳ nguy cấp trong danh sách đỏ của IUCN về các loài bị đe dọa Một điều đáng lo ngại về tương lai của cá heo sông Mê Kông là khoảng 70% những con cá heo hiện đã quá già để sinh sản. Năm ngoái, đã có 11 con cá heo ở sông Mê Kông chết đi. Đến tháng 12, trong vòng 1 tuần có đến 3 con cá heo ở độ tuổi sinh sản khỏe mạnh cũng bị chết vì vướng vào lưới đánh cá đã rung lên tiếng chuông báo động đặc biệt đối với các nhà bảo tồn. Siết chặt luật pháp Vào cuối tháng Hai năm nay, Thủ tướng Campuchia HunSenđãbanhành luậtmới tạo ra các khu vực cấm đánh bắt cá. Những người vi phạm phải đối mặt với án tù 1 năm vì sửdụng lưới rê và 5nămđối với đánh bắt bằng điện trong các khu bảo tồn. Trong khu vực bảo tồn xung quanh ngôi làng Kampi, 24 lính canhđãđược huyđộng để tuần tra đoạn sông rộng 22km2 cả ngày lẫn đêm. “Nếu họthả lưới rêtrongcáckhubảo tồn, chúng tôi sẽ bắt giữ họ. Nếu họ đánh bắt bằng điện, họ sẽ bị bắt và đưa ra tòa”, ông Ponlork nói. Nhờ sự nỗ lực bảo tồn cá heo, đến nay, đã không cònconcáheonàochết. Không chỉ giới quan chức, nhiều người dân địa phương kiếm sống bằng cách đưa khách du lịch đi xem cá heo hoặc bán đồ lưu niệm liên quan cũng lo lắng về tương lai của loài động vật có vú này.MeasMary, 53 tuổi, người kiếmđược tới 15 đô laMỹmỗi ngày khi chèo chuyến tàu tham quan cho biết: “Nếu cá heo biến mất, chúng tôi cũng điêu đứng vì mất thu nhập, không được nhìn thấy chúng thực sự rất buồn”.n PHƯƠNG LY (theo AFP) Cuộc chiến cứu cá heo sông Mê Kông NGAYNAY.VN 14 KHOAHỌC Số318 - ThứNăm, ngày23/3/2023

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==