Trong quá trình phát triển, các kỹ sư của Ford đã đặt Ranger vào những bài thử nghiệm vô cùng khắc nghiệt ở nhiều địa điểm trên thế giới, trong đó có cả vùng đất hoang vu, cằn cỗi tại Úc.
Bài toán ban đầu đặt ra cho các kĩ sư của Ranger là làm thể nào để kết hợp giữa tính bền bỉ và khả năng vận hành của một chiếc xe bán tải với công nghệ thông minh, các tính năng an toàn vượt trội. Bên cạnh đó, Ranger phải có được khả năng tiết kiệm nhiên liệu tối ưu, cùng các tiêu chuẩn cao về chất lượng cũng như sự tiện nghi.
Để hiện thực hoá được mục tiêu này, đội ngũ kỹ sư thiết kế Ranger đã thực hiện hàng loạt các thử nghiệm khắt khe với nhiều loại địa hình trên khắp 5 châu lục: từ sa mạc nước Úc và khu vực Trung Đông, tới vùng địa hình hiểm trở tại Nam Phi, Châu Âu hay Scandinavia, các khu vực miền núi thuộc châu Mỹ - với chênh lệch nhiệt độ từ -40°C đến hơn 50°C. Quy trình kiểm tra nghiêm ngặt đối với Ranger nhằm đảm bảo chiếc xe lột tả được tốt nhất triết lý thương hiệu “Built Ford Tough” – “Mạnh mẽ Đậm chất Ford” nổi tiếng toàn cầu.
Nhờ có những thử nghiệm nghiêm ngặt ban đầu này, đội ngũ chuyên gia tại Úc đã góp phần tạo dựng nên một quy chuẩn toàn cầu cho việc sản xuất và lắp ráp Ranger tại mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Áp dụng quy trình lắp ráp toàn cầu của Ford Motor, Ranger Việt Nam cũng sẽ phải trải qua những bài kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ đến từ đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm tại nhà máy Ford Hải Dương.
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thế hệ Ranger mới và 20 năm Ford Ranger có mặt tại Việt Nam, hãy cùng nhìn lại 10 sự thật thú vị về quá trình tạo nên những “ông vua bán tải” tại các nhà máy của Ford:
1. Cứ hai phút lại có một chiếc Ford Ranger “lăn bánh” khỏi dây chuyền sản xuất tại các nhà máy Ford ở Nam Phi (Ford Silverton Assembly Plant) và Thái Lan (Ford Thailand Manufacturing tại Rayong).
2. Cần 101 robot làm việc trong 3 giờ để tạo nên một khung xe Ford Ranger.
3. Có hơn 5.000 điểm hàn trên thân xe của mỗi chiếc Ford Ranger. Để bảo vệ chiếc xe khỏi các yếu tố ăn mòn, khung xe sẽ được xử lý trong 9 bể hóa chất và 2 dàn phun trước khi tiến hành công đoạn sơn.
4. Mỗi chiếc Ford Ranger sẽ được sơn bằng khoảng 6 lít sơn, áp dụng Công nghệ sơn 3 lớp 2 lần sấy độc đáo của Ford, cho phép thực hiện các công đoạn phun sơn liên tục bao gồm sơn lót, sơn lớp phủ màu nền và sơn lớp keo bóng - ngay cả khi các lớp sơn của công đoạn trước vẫn còn đang ướt.
Công nghệ sơn trên Ford Ranger mang đến lớp nước sơn có độ bền cao và khả năng hạn chế các vết xước – đúng như những gì khách hàng mong đợi. Bên cạnh đó, công nghệ này cũng giúp làm giảm lượng khí thải CO2 và VOC sinh ra từ quá trình sơn bằng cách giảm kích thước buồng sơn, giảm số lượng quạt gió và giảm hệ thống sấy cần thiết để hong khô các lớp sơn.
Sau quá trình sơn, kỹ thuật viên kiểm tra bề mặt bằng dàn đèn Zebra (sáng/tối) hiện đại, nhằm tìm ra các điểm sơn lỗi nếu có.
5. Có 1.500 linh kiện trong mỗi chiếc Ranger, và các công đoạn sản xuất 1 chiếc Ranger bao gồm cả hàn thân xe, lắp động cơ hộp số, sơn và lắp ráp hoàn thiện, sẽ mất 6 tiếng đồng hồ trên dây chuyền. Mỗi chiếc xe phải đi qua 1.000 điểm kiểm tra chất lượng trước khi được phép chuyển tới Đại lý.
6. Kiểm tra lọt Nước (Water Test) là một trong những bài đánh giá chất lượng vô cùng quan trọng. Cụ thể, 17.000 lít nước sẽ được phun trực tiếp vào chiếc Ranger trong 20 phút liên tục để tái tạo lại cơn mưa bão tệ nhất có thể tưởng tượng được. Sau khi các tia nước được tắt, chuyên gia đánh giá sẽ kiểm tra trực quan đèn hậu, đèn pha và đèn sương mù của phương tiện để đảm bảo rằng các vòng đệm không bị nước tràn vào. Tất cả cửa xe sau đó cũng sẽ được mở để kiểm tra kĩ lưỡng các dấu hiệu ngấm, rò rỉ nước trên gioăng cao su.
7. Sau khi hoàn tất việc kiểm tra xác nhận chất lượng trong nhà máy, mỗi chiếc Ford Ranger phải vượt qua ba bài thử nghiệm cuối cùng để đảm bảo chất lượng trước khi xuất xưởng. Những bài thử này sẽ được thực hiện trên đường thử theo đúng tiêu chuẩn của Ford và Việt Nam nhằm đáng giá: độ ồn và tiếng động lạ, khả năng chạy tốc độ cao và khả năng vận hành trên đường gồ ghề. Mọi chiếc Ranger đều phải vượt qua toàn bộ các bài thử này trong cùng một lần để đạt yêu cầu xuất xưởng.
8. Để đảm bảo vô lăng và bánh xe được căn chỉnh thẳng hàng, đèn pha chiếu đúng hướng, đúng góc, mọi chiếc Ranger được lắp ráp tại nhà máy Ford đểu được hiệu chỉnh và kiểm tra bằng thiết bị chuyên biệt ở cuối dây chuyền lắp ráp. Hệ thống laser và camera sẽ được sử dụng để kiểm tra độ thẳng hàng của bánh xe cũng như góc chiếu sáng và độ sáng đèn pha. Tiếp đó, chiếc xe sẽ được kiểm tra trên đường thử độ thẳng lái giúp đảm bảo việc vô lăng đã được căn chỉnh hoàn hảo và chiếc xe di chuyển thẳng như một mũi tên.
9. Trong quá trình phát triển, bộ giảm xóc của Ford Ranger phải trải qua hàng triệu thử nghiệm vật lý và thử nghiệm mô phỏng thông qua phần mềm máy tính phân tích kỹ thuật (CAE). Trong quá trình thử nghiệm, các kỹ sư của Ford thử thách Ranger với 250.000 km lái xe liên tục qua các ổ gà, rãnh, đất đá ngoài thực địa ở điều kiện tải và kéo rơ moóc tối đa. Bài kiểm tra cũng bao gồm hàng triệu km lái xe được phân tích và đánh giá dưới nhiều điều kiện đường xá, tải trọng và thời tiết khác nhau.
Bài thử nghiệm kiểm tra độ hao mòn tổng thể của xe được thực hiện bằng cách cho xe hoạt động 24/7 để mô phỏng 10 năm sử dụng thực tế, bao gồm các thử nghiệm lái xe trên đường gồ ghề, đường sỏi, trong môi trường phun muối, ngâm muối và chạy ở tốc độ cao.
10. Vậy còn động cơ thì sao? Động cơ Bi-Turbo nổi tiếng của Ford ra mắt trên Ranger Raptor vào năm 2017 và hiện đã được ứng dụng trên nhiều dòng xe, bao gồm cả Ranger và Everest. Trước đó, khối động cơ này cũng phải trải qua quy trình thử thách độ bền nghiêm ngặt.
Các kỹ sư của Ford đã đưa động cơ Bi-Turbo vào thử nghiệm độ bền lên tới 5.5 triệu km, tương đương 14 lần quãng đường từ Trái đất đến Mặt trăng. Ngoài ra, ở mỗi giai đoạn phát triển, khối động cơ này đều được trải qua quá trình phân tích toàn diện trong các phòng thí nghiệm và tại các cơ sở phân tích của Ford trên khắp thế giới.
Một ví dụ về việc thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng động cơ của Ford Ranger có thể kể đến chu trình gia nhiệt, nung nóng cả hai turbo tới mức đỏ rực trong 200 giờ liên tục. Thử nghiệm này ép turbo hoạt động nóng hơn bất kỳ tình huống thực tế nào, và cho thấy động cơ Bi-Turbo có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện lên đến 860oC, qua đó chứng minh độ bền bỉ của các cửa xả cũng như lớp vỏ hợp kim cao cấp của động cơ