Trên thế giới, đua xe bắt đầu từ năm 1894, và song hành với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, lĩnh vực đua xe đã phát triển mạnh mẽ, với các loại định dạng và nhiều loại xe khác nhau.
Và để quản lý an toàn, cũng như đảm bảo các cuộc đua diễn ra công bằng… sự xuất hiện của các tổ chức quản lý trở nên cần thiết. Năm 1904, Hiệp hội các câu lạc bộ xe hơi được thành lập tại Paris (AIACR, English: 'International Association of Recognized Automobile Clubs'). Phát triển thành FIA, nơi ban hành phần lớn các qui chuẩn về đua xe trên toàn thế giới.
Logo của FIA |
Với việc đăng cai tổ chức F1, Việt Nam , có thể nói, gia nhập đua xe thế giới. Với chúng ta, khi xây tất cả từ số 0 trong 1 thời gian ngắn là 1 công việc không dễ dàng. Việc ra đời tổ chức ban hành và quản lý các qui định về đua ô tô là việc làm cần thiết. Cũng như FIA, cơ quan quản lý đua xe ô tô tại các nước có những mục tiêu chính: đảm bảo các cuộc đua được diễn ra an toàn và công bằng, xây dựng nền tảng đua xe cho đất nước, cũng như quảng bá cho lĩnh vực an toàn giao thông.
F1 Vinfast Vietnam 2020 |
Tại Việt Nam, Hiệp hội đua xe ô tô (Vietnam Motorsport Association- viết tắt là VMA) mới được thành lập năm 2019, Ngoài nhiệm vụ nhanh chóng tham gia tổ chức giải đua F1, VMA đã tạo điều kiện cho các tay đua Việt kết nối với phong trào đua xe tại Châu Á. Sau Vòng 1 Asia Auto Gymkhana diễn ra tại Indonesia hồi tháng 7-2019, các tay đua đến từ Redline Racing Team được Hiệp hội đua xe Indonesia mời tham gia cuộc đua MUBA AUTO GYMKHANA CUP 2019.
Auto Gymkhana là 1 định dạng đua xe mới được FIA công nhận và đưa vào danh sách các giải đua do Hiệp hội đua xe quốc tế quản lý. Với các đường đua ngắn và chật, tốc độ không quá 100km/h, không đòi hỏi những chiếc xe quá khủng để tham gia, Auto Gymkhana nhanh chóng được hưởng ứng từ Châu Á, Châu Đại Dương, và thậm chí châu Âu.
Đến với MUBA AUTO GYMKHANA CUP 2019, là 28 tay đua đến từ Indonesia, Philipine, Hongkhong, Taiwan, Singapore,Malaysia, Thailand, India,Brunei và Việt Nam.
Đại diện cho Việt Nam là 2 tay đua đến từ Redline Racing Team: Nguyễn Hồng Vinh và Trương Nam Thành.
Cuộc đua diễn ra tại trường đua quốc tế Skyland của Indonesia, và để đề cao kỹ năng lái xe, vốn là yếu tố số 1 của định dạng đua xe Auto Gymkhana, tất cả các tay đua sử dụng 1 loại xe duy nhất giống nhau là Toyota Wigo phiên bản tay lái nghịch.
Ở cuộc đua lần này, tay đua Nguyễn Hồng Vinh, đến từ Việt Nam đã xuất sắc vượt qua trở ngại sử dụng xe tay lái nghịch vốn không quen thuộc, đạt thứ hạng số 9 trên tổng số 28 tay đua.
Vận động viên Nguyễn Hồng Vinh bên chiếc xe Toyota Vios tay lái nghịch |
Ngoài ra, ở phần đua Team ( 2 xe cùng team chạy cùng nhau, đòi hỏi kỹ năng lái xe kết hợp tốt), Việt nam cũng về thứ 8 trên tổng số 14 đội.
Việc lọt vào Top 10 trong 1 cuộc đua tốc độ theo chuần FIA hoàn toàn không dễ dàng, nhưng lần này các tay đua Việt đã may mắn tạo được cú hích cho bộ môn đua xe tại Việt Nam. Và trong tương lai chúng ta có thể hy vọng về sự phát triển của đua xe, cũng như tạo ra những tay đua tầm cỡ quốc tế.
Đường đua Gymkhana |
Với việc tham gia các giải đua châu Á, có thể nói Việt Nam dần hội nhập vào ngôi nhà chung của đua xe quốc tế. Với sự đầu tư đúng đắn, chúng ta có thể trông đợi 1 tay đua F1 đến từ Việt Nam.
Tay đua Nguyễn Hồng Vinh dành hạng 9/28 chung cuộc |
Danh hiệu đầu tiên của thể thao tốc độ Việt Nam tại đấu trường quốc tế. |