Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô hoạt động như thế nào? (Phần 2)

(Ngày Nay) - Ở phần một, Ngaynay.vn đã liệt kê các hệ thống cảnh báo va chạm trên xe, bao gồm Radar, Camera và tia hồng ngoại. Phần này sẽ tiếp tục đi sâu hơn vào cơ chế hoạt động của các hệ thông nêu trên. 

Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô hoạt động như thế nào? (Phần 2)

Hệ thống dò tìm và phát hiện chỉ là một phần của câu chuyện, phần cốt lõi của hệ thống nằm ở phần thứhai : khả năng phân tích và quyết định.
Có thể hình dung 1 máy tính chuyên biệt chuyên phân tích các tín hiệu ( tạm gọi là hình ảnh) phía trước, và quyết định sẽ can thiệp lúc nào.

Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô hoạt động như thế nào? (Phần 2) ảnh 1

Rất tiếc phải nói rằng trên ô tô hiện nay hoàn toàn không có trí thông minh nhân tạo, chắc chả ai muốn chiếc xe sẽ phản ứng theo cách nó muốn. Ví dụ nó sẽ kg cho ta vượt đèn vàng , đi đúng làn, dừng khi có tín hiệu của cảnh sát giao thông, đi đúng 50km/h trong phố, 5km/h qua gờ giảm tốc….. tóm lại là cực kỳ bất tiện. Tất cả những gì hệ thống phòng ngừa va chạm sớm có thể làm là theo những chương trình lập sẵn.

Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô hoạt động như thế nào? (Phần 2) ảnh 2

Hệ thống này có thể phát hiện vật cản là một chiếc ô tô, một con hươu, nhưng nếu là một con voi thì sao? Liệu một kỹ sư Nhật sẽ chịu khó đưa vào phần điều khiển một con voi với các kiểu tư thế nằm ngồi, bò , nằm ngửa nằm nghiêng? Và voi là loại động vật không xuất hiện ở Nhật Bản. Con voi này, sẽ đươc cảm biến Lazer phát hiện do nguyên lý chênh lệch tốc độ giữa xe và voi, tuy nhiên các cảm biến Lazer bị  một nhược điểm là hoạt động hết sức nhạy , và có xu hướng đưa ra các cảnh báo và hành động sai. Trời hơi mù : sai, tối : nhầm. Hãy thử tưởng tượng 1 cái xe kg thể đi nổi mét nào vào giờ tắc đường…hoặc hệ thống tê liệt khi trời nắng.

Để loại bỏ các sai lầm , hệ thống thường được lập trình hết sức chi tiết , dựa trên các tình huống được đánh giá là hiểm nguy. Hệ thống không thể quá nhạy vì xe sẽ bị phanh liên tục không thể di chuyển. Và nếu quá lỳ, nó sẽ không thể phát hiện được xe phía trước đang phanh.

Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô hoạt động như thế nào? (Phần 2) ảnh 3

Tuy nhiên việc lập trình các hiểm nguy không bao giờ là đủ, giao thông rất đa dạng và không ai có thể liệt kê hết các tình huống. Chính vì thế hệ thống chỉ dừng ở mức hỗ trợ cho lái xe. Hãy hình dung chúng ta lái xe, và có một lái phụ hết sức chăm chú, không biết mệt, cận thị rất nặng, đôi lúc loạn thị, và hành động theo qui tắc cố hữu với tính bảo thủ rất cao.

Phải công nhận hệ thống phòng ngừa va chạm từ khi ra đời đã cải thiện con số TNGT rất tốt, tuy nhiên không phải là tất cả. Hệ thống có những ưu nhược của nó. Và trên các hãng xe , đời xe khác nhau nó có thể có chất lượng khác nhau,. Hãy dùng hình ảnh chiếc điện thoại để so sánh : cùng là điện thoại, nhưng có những cái chụp ảnh đẹp và lướt web nhanh, có những cái lại không bằng. Công nghệ cần được thử nghiệm, nhưng trong lĩnh vực an toàn thì rất khó để thử.

Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô hoạt động như thế nào? (Phần 2) ảnh 4

Với giới hạn công nghệ - giá thành, hoặc bởi quan điểm của hãng xe, mỗi hãng xe có chế độ kích hoạt hệ thống an toàn riêng 
- Mercedes chỉ làm việc từ 30km/h trở lên đến 200km/h
- Toyota 0-180km/h
- Subaru 0-50km/h
- Mazda 0-80km/h
- Bmw 10-60km/h
- Audi hay Tesla : 0 đến max speed
Hệ thống hỗ trợ phòng tránh tai nạn nói chung là việc khá tốt ( không phải rất tốt ) trong điều kiện đường xá rõ ràng, và các xe đi theo hàng dọc. Ở các trường hợp khác thì … tuỳ thuộc vào vận may của chủ xe. Đặc biệt với giao thông hỗn loạn đan chéo của Việt Nam thì hệ thống này đôi lúc trở nên phiền phức.

Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô hoạt động như thế nào? (Phần 2) ảnh 5

Ảnh Internet

Theo người viết , hệ thống này, dù trên hãng xe hay đời xe nào, cũng không phải là công cụ hỗ trợ tin cậy. Hãy tập trung vào việc lái xe, tắt tính năng phanh tự động khi phát hiên nguy hiểm, điều đó hạn chế tai nạn hơn là lơ đãng cùng với nó.

Theo Vinh Nguyen