Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô hoạt động như thế nào? (Phần 1)

(Ngày Nay) - Collision avoidance system – Hệ thống phòng tránh va chạm. Được thiết kế với mục đích giảm thiểu va chạm của xe ô tô, hoạt động độc lập song song với người lái xe. Cùng Ngaynay tìm hiểu về cơ chế hoạt động của hệ thống này. 

Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô hoạt động như thế nào? (Phần 1)

Hệ thống phòng tránh va chạm.hoạt động bằng cách thu thập thông tin phía trước xe, và đưa ra các hành động trong các trường hợp được coi là nguy cấp :
1- Cảnh báo với lái xe về nguy hiểm phía trước
2- Tự động sử dụng phanh để giảm tốc hoặc dừng xe ( giảm bớt sức mạnh của cú va chạm nếu có hoặc tránh hẳn khỏi nguy cơ va chạm ). Tùy chọn hoạt động  một hoặc cả hai được các hãng xe trang bị trên từng mẫu xe cụ thể, do lựa chọn của hãng.

Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô hoạt động như thế nào? (Phần 1) ảnh 1

Mô tả hệ thống rada phát hiện vật cản 

Đa phần người tiêu dùng Việt Nam chưa tiếp xúc nhiều với những công nghệ tối tân như này, và đa số lầm tưởng đây là 1 hệ thống có thể giúp chúng ta tránh hẳn khỏi những va chạm vào xe phía trước. Sự hiểu lầm tai hại này có thể mang các lái xe đến với những va chạm ghê hơn, so với không có hệ thống này.
Nguyên lý chung về cách làm việc của hệ thống :
Dò tìm >>> phát hiện >>> hành động. ( tùy theo mức nguy hiểm mà hệ thống đưa ra cảnh báo hoặc phanh, cùng cảnh báo )

Về nguyên lý dò tìm: Công nghệ dò tìm hiện nay chưa đến mức quá cao, các hãng xe phần lớn sử dụng 1 hoặc 2 hoặc tất cả các công nghệ sau trong việc dò tìm :
1- Radar : Rất tốt trong kỹ thuật hàng không và hàng hải, hoặc ở chỗ đường vắng. Radar quét ra hình dạng tất cả các vật thể phía trước cùng tốc độ di chuyển, và xây dựng 1 bản đồ 3D động phía trước xe. Vì thế radar được đánh giá là khá chuẩn xác trong việc dò tìm và phát hiện các mối hiểm nguy phía trước.
Một ví dụ về Radar là 1 số dòng xe Mercedes dùng tần số trùng với tần số radar quân đội, tần số tốt nhất trong việc dò tìm phát hiện và xây dựng hình dạng. Tuy nhiên với việc chọn đúng tần số quân đội Việt Nam, Mercedes đã phải tắt tính năng này trên xe vì không phù hợp với quy định của nhà nước.

Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô hoạt động như thế nào? (Phần 1) ảnh 2

Ảnh minh hoạ hệ thống hỗ trợ cảnh báo điểm mù trên xe Mercedes (nguồn Internet)

2- Camera : Với công nghệ Camera hiện tại, có thể nói dùng cũng được, tuy nhiên nhược của Camera là chỉ làm việc với hình ảnh 2D, so sánh chênh lệch tốc độ giữa các phương tiện trên đường sẽ kém so với Radar.

Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô hoạt động như thế nào? (Phần 1) ảnh 3

Hệ thống cảnh báo an toàn qua camera hành trình của hãng Teyes (Nguồn Internet)

3- Cảm biến Lazer/ hồng ngoại : Cấu tạo như súng bắn tốc độ, cảm biến lazer/ hồng ngoại phát hiện sự chênh lệch về tốc độ tốt, nhưng hoàn toàn không thể nhận diện được hình dạng của vật thể phía trước.

Các hãng xe Mỹ – Đức sử dụng camera kết hợp Radar ; Ford , GM , BMW , MERCEDES, AUDI, VOLVO, VW…. Vài hãng trong số trên còn tích hợp nốt cảm biến Lazer , trên 1 số model đắt tiền, để đạt kết quả tốt nhất. Việc kết hợp radar camera tỏ rõ ưu thế trong việc định vị và theo dõi liên tục các phương tiện phía trước, dẫn đến phản ứng khá kịp thời trong trường hợp đi nối đuôi xe trước.
Các hãng xe Nhật:
Nissan dùng radar + lazer
Toyota : radar
Subaru : Camera.