Chùa Thầy thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Nội) được Nhà nước chính thức công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt kể từ năm 2015.
Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả, tên chữ là: "Thiên Phúc Tự" thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (cũ), nay là Hà Nội được xây dựng từ thời nhà Lý. Núi Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy.
Sau khi được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt, năm nào chùa Thầy cũng đón hàng vạn lượt du khách thập phương về thăm quan, lễ bái. Đặc biệt là vào các ngày lễ hội truyền thống (mùng 7/3 âm lịch) hoặc dịp Tết Nguyên đán hàng năm, du khách về lễ bái, dâng hương càng đông hơn.
Hình ảnh kiến trúc độc đáo chùa Thầy:
Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước. |
Chùa Thầy có ba tòa nằm song song với nhau là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. |
Ở giữa hồ Long Trì xây có thủy đình cổ kính được ví như viên ngọc trong miệng rồng thiêng. Nơi đây thường trở thành sân khấu của các nghệ sĩ múa rối nước vào các ngày lễ hội. |
Hai bên có 2 cây cầu Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên được xây dựng theo kiểu kiến trúc “thượng gia hạ kiều”, tạo thành hai râu rồng. |
Phía trước chùa là sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu. |
Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo. |
Hai bên chùa là hành lang dài thờ 18 vị La Hán, phía sau là gác chuông, gác trống. |
Chùa Thượng nằm tách biệt so với chùa Hạ và chùa Trung. Ở đây thờ tượng Di Đà tam tôn, Thích Ca, tượng ba kiếp (Tăng, Phật và Đế vương). |
Một hệ thống văn bia cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm, có giá trị được lưu giữ tại ngôi chùa này. |
Những ai đã đến chùa Thầy khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây đều có cảm giác bình yên, thích thú. |