(Ngày Nay) - Ma thì không thích tu hành, phá được người nào thì hay người nấy. Tỳ-kheo vốn không làm hại ai nhưng vì sống chung với ma nên phải luôn chánh niệm và tỉnh giác.
(Ngày Nay) - Chánh niệm và tỉnh giác để luôn thấy rõ vạn pháp duyên sinh như huyễn. Thực hành trí tuệ là nhận ra bản chất vô thường, khổ, vô ngã nơi mọi sự vật, hiện tượng để xả buông.
(Ngày Nay) - Khi ngồi thiền, có ba điều chúng ta cần lưu ý là Hơi thở: khiến cho nó trở thành đối tượng của tâm; Chánh niệm: nghĩ về thuật ngữ thiền bud - với hơi thở vào và dho - với hơi thở ra; Tâm: giữ tâm cả bằng hơi thở và bằng Buddho.
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
(Ngày Nay) - Cuộc sống hiện tại, là cuộc sống đầy bình an. Không phải bình an của sự dễ dàng hưởng thụ. Mà là sự bình tĩnh, an yên và trí tuệ từ bên trong.
(Ngày Nay) - Theo Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, việc thực tập chánh niệm (smrti) đưa đến định (samadhi) và định đưa đến tuệ (prajna). Tuệ giác mà ta đạt được từ sự thực tập chánh niệm có khả năng giải phóng chúng ta ra khỏi những tình trạng sợ hãi, lo âu, tuyệt vọng và đem lại hạnh phúc đích thực cho ta.
(Ngày Nay) - Thời 4.0 làm cho con người lệ thuộc vào công nghệ. Với một số thao tác trên thiết bị thông minh có thể cho phép con người ta làm nhiều việc cùng một lúc. Sự phân tán tư duy, phân tán cảm xúc và phân tán năng lượng đi ngược lại với một giá trị cốt lõi của đạo Phật, đó là chánh niệm.
Thay vì luôn làm nhiều việc cùng một lúc, ta phải tập thói quen chỉ làm mỗi lần một việc. Chánh niệm cần phải được luyện tập. Ta rất thông minh và hiểu ngay như vậy, nhưng như thế không có nghĩa là ta có thể làm được ngay. Ta phải thực tập và tự rèn luyện mỗi ngày.