Nguyên do con người bị luân hồi

Nguyên do con người bị luân hồi

Trong vũ trụ, tất cả sự vật từ nhỏ nhiệm như hạt cát, đến vật lớn như quả địa cầu này, không vật nào không luân hồi (tứ đạ luân hồi).

Luân hồi theo tiếng Phạn là Samsara (lưu chuyển) theo chữ Hán thì luân là bánh xe, hồi là xoay tròn. Hình ảnh bánh xe xoay tròn là một hình ảnh rất rõ ràng mà Phật đã dùng để hình dung sự xoay chuyển lên xuống của chúng sinh trong sáu cõi (lục đạo) và sự tiếp nối sinh tử, tử sinh không cùng tận trong sáu cõi.

Luân hồi hay (Samsara) là một danh từ, một hình ảnh do Phật đặt ra, nhưng nội dung của nó là một sự thật, một trạng thái có thật trong cõi đời này có thể chứng nghiệm được, chứ không phải là một lý thuyết xây dựng trong không tưởng. Khi chúng ta đã chứng được - nghiệm thấy được luật nhân quả trong vũ trụ, thì chúng ta cũng phải công nhận sự luân hồi; và luân hồi chẳng qua là nhân - quả liên tục; nhưng vì nó biến hiện, lên xuống, mất còn mang tính thay hình đổi dạng, nên chúng ta tưởng như gián đoạn không ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau. Nhưng thực tế luân hồi luôn tương tác, tương tục.

Trong vũ trụ, tất cả sự vật từ nhỏ nhiệm như hạt cát, đến vật lớn như quả địa cầu này, không vật nào không luân hồi (tứ đạ luân hồi).

Trong cảnh giới luân hồi, kinh Phật diễn tả ‘thế giới nhiều như cát sông Hằng’. Nếu về ban đêm, chúng ta nhìn lên trời, thấy hằng hà sa số tinh tú. Mỗi tinh tú là một thế giới ; và mỗi thế giới ấy đều không thoát ra ngoài định luật chung là (thành, trụ, hoại, không). Mỗi phút giây nào cũng có sự sinh diệt của thế giới. Thế giới này tan đi, thì một thế giới khác nhóm lên tiếp nối nhau, luân hồi không bao giờ dứt.

Sống trong càn khôn vũ trụ này, con người sao thoát khỏi luân hồi: thân người hay thân thú vật cũng thế, xét cho cùng thì cũng do tứ đại mà có. Tứ đại ấy là (đất, nước, gió, lửa). Những chất cứng dẻo như da, thịt, gân, xương, là thuộc về đất; những chất đượm ướt như máu, mỡ, mồ hôi, nước mắt thuộc về nước; hơi thở ra vào, trái tim máy động, phổi hô hấp, chân tay cử động thuộc về gió; hơi nóng trong người thuộc về lửa. Tóm lại, tứ đại đều luân hồi, thì thân người do tứ đại mà có cũng phải luân hồi theo. Khi thân này chết và đến lúc tan rã, thì chất cứng dẻo trả về cho đất, chất đượm ướt trả về cho nước, hơi nóng trả về cho lửa, hơi thở và sự cử động trả về cho gió. Rồi bốn chất này tùy theo nhân duyên chung hợp lại thành cây cỏ hay thân người khác. Người khi chết rồi, bốn chất đó cũng trở về bản thể cũ của chúng. Khi thành thân người, khi làm thân súc sinh, năm nay tụ họp ở đây, năm khác đã dời nơi khác, không phải thường còn, cũng không phải mất hẳn mà là luân hồi. Học giả nổi tiếng (Trung Hoa) Lương Khải Siêu khi nghiên cứu về Phật giáo Ấn Độ ông nói: Con người luôn luôn trong từng phút giây, đều ở trong luân hồi, bất quá hoặc mau hoặc chậm. Chậm thì gọi là sinh diệt, hoặc biến dị, mau thì gọi là luân hồi (luân hồi chẳng qua cũng là một hình thức trong các biến dị.

Còn về ‘thần thức’ tinh thầnluân hồitheo kinh điển Phật giáo, con người không phải chỉ gồm có tứ đại. Ngoài tứ đại còn có phần tâm lý nữa, hay nói một cách tổng quát hơn đó là tinh thần. Tinh thần này gồm tất cả những thứ mà Phật giáo gọi là (thọ, tưởng, hành, thức).

Phần thể xác gồm tứ đại, Phật giáo gọi là sắc. Sắc không tiêu diệt mà chỉ biến hóa luân hồi, thì tâm hay tinh thần cũng không tiêu diệt mà chỉ biến chuyển, xoay vần mà thôi. Phật giáo gọi đây là nghiệp thức hoặc thức linh theo nghiệp vãng sinh. Tất cả những hành động của thân - tâm tạo thành cho mỗi chúng ta một cái nghiệp. Cái nghiệp ấy biến dịch, xoay vần mãi, khi đội lốt này, khi mang hình dáng khác; khi rời cảnh giới này, khi vào cảnh giới khác, quay lộn, trôi lăn trong lục đạo (sáu đường) mãi mãi cho đến ngày nào được giác ngộ mới thôi.

Những sự lên xuống, trôi lăn, xoay vần của nghiệp trong ba cõi (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới); sáu đường (trời, người, a tu na, ngã quỷ, súc sinh, địa ngục) ấy, không phải tình cờ, ngẫu nhiên, may rủi, vô lý; mà trái lại nó chìu theo, khuôn theo một cái luật chung, đó là luật nhân quả.

Đến đây, chúng ta thấy được sự tương quan mật thiết giữa nhân quả và luân hồi: đã có nhân quả, tức phải có luân hồi (trừ trường hợp tu nhân thành Phật).

Căn cứ luật này, có thể nói một cách chắc chắn rằng, chúng ta lúc (sinh tiền) hiện tại tạo nhân gì, thì khi chết, nghiệp lực dẫn dắt tinh thần đến chỗ đó thọ quả không sai. Nếu tạo nhân tốt thì luân hồi đến cảnh giới giầu sang, thân người tốt đẹp, và ngược lại tạo nhân xấu ác thì nhận lãnh quả tương ưng. Nhưng ở đây chúng ta cũng nên nhớ một điều; theo thuyết duyên khởi, duyên sinh của nhà Phật: sanh ở cảnh giới nào, không phải sẽ ở luôn cảnh giới ấy mãi mãi. Nhân có hạn thì quả cũng có chừng. Ví thử, sinh ở cõi trời, hay cõi súc sinh, địa ngục, hễ nghiệp quả hết thì nghiệp nhân bắt đầu trở lại. Trong khi hưởng quả tốt, nếu không gấp rút tiếp tục gây nhân lành thì đời sau chắc sẽ không còn ở trong cảnh giới tốt đẹp nữa.

Về lý thuyết vận hành củaluân hồi rất phức tạp. Bài viết nhỏ này không thể nói tường tận được. Nhưng vấn đề đã nêu cũng giúp chúng ta hình dung nhận diện được trạng thái của sự vận hành di chuyển của luân hồi giữa vạn vật nói chung, trong đó có con người.

Con người luân hồi và nguyên do của nó 

Từ kinh điển và đặc biệt theo Huyền ký của đức Phật dạy truyền theo dòng Thiền tông cho chúng ta thấy: Nguyên do con người bị luân hồi là bởi từ vô lượng kiếp do Vô minh che lấp. Vô minh là do tam độc (tham, sân, si) và Tưởng tượng của con người suy diễn ra đủ thứ. Vì cái tưởng vọng thức này, mà đức Phật dạy: "Con người là đầu mối dẫn đi luân hồi trong tam giới". Vì sao vậy? Vì trong tánh của mỗi con người có cái Tưởng là mạnh nhất. Chính cái Tưởng tượng này nó tưởng ra như sau :

Nó làm ra càn khôn vũ trụ này.

Nó tạo ra loài người và muôn vật.

Nhưng thực tế, con người đối với càn khôn vũ trụ nhỏ như là ‘hạt bụi’ mà lại tuyên bố như vậy. Vì con người mang thân tứ đại. Thân tứ đại này sống được là nhờ vật chất. Trong mỗi con người ai cũng có cái tham, vì tham mà muốn gom vật chất có nơi trái đất này về riêng cho mình. Vì muốn cái gì cũng là của mình, nên sinh ra tranh giành rồi chém giết nhau. Vì cái ‘Ta’ ngã mạn từ lũy kiếp này mà sinh ra hơn thua. Người có chút tu thì bày ra ‘cúng kiếng’ lừa gạt người ngu khờ, để thâu tài vật nhiều về cho mình không sợ nhân quả. Khi thân tứ đại này tan rã; Tánh người cấu tạo bằng điện từ (âm dương) không bao thân tứ đại nữa, chỉ còn khối nghiệp và tánh người (Trung Ấm Thân) đi luân hồi nơi nào mà tánh người tạo nghiệp hoặc ham muốn. Do điện từ âm dương cuốn hút và kéo đi theo vòng hoàn đạo 1, trái đất luân chuyển đi một vòng rồi trở về chỗ cũ, nên gọi là luân hồi.

Ở đây xin được nói thêm: Trong một Tam giới có 4 vòng hoàn đạo và một mặt trời sưởi ấm cho 45 hành tinh. Vòng hoàn đạo 1 có 6 hành tinh gồm: đất, nước, không khí, hơi ấm, điện từ âm dương, đây là nơi có 5 loài sống chung gồm: thần, người, ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục. Vòng 2 có: 11 hành tinh cấu tạo bằng 5 mầu sắc điện từ âm dương gọi là cõi trời Dục giới. Vòng hoàn đạo 3 có: 17 hành tinh cấu tạo bằng 12 mầu sắc điện từ âm dương gọi là cõi trời Hữu sắc và nước Tịnh độ. Vòng hoàn đạo 4 có: 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ âm dương không mầu sắc gọi là cõi trời Vô sắc.

Nếu muốn giải thoát ra ngoài quy luật luân hồinhân quả của trái đất này, con người phải biết được phương tiện và hiểu rõ căn bản những điều như sau :

1. Phật Tánh là gì?

2. Chân như Phật là chi?

3. Tánh Người có mấy phần?

4. Tu làm sao ra khỏi dương trần?

5. Tu như thế nào để khỏi bị dính mắc trần lao nghiệp chướng kéo đi?

6. Tu giải thoát khỏi sức hút của tam giới phải nhớ và làm những điều gì?

Tiếp theo người tu muốn giải thoát cần làm ba việc dưới đây:

Tư duy kiên định - ham muốn giải thoát!

Tạo nhiều Công đức!

Biết các phương tiện và công thức trở về Phật giới!

Vấn đề nhân quả luân hồi thuộc phạm trù duy thức luận rất phức tạp. Do vô hình tướng trừu tượng khó kiến giải - nên chúng ta thấy trong kinh điển Phật giáo có đề cập: khi đức Thế Tôn Thành đạo tại cội Bồ đề, Ngài thấy được Pháp vô vi huyền diệu - khó bàn, khó luận giải! Chính điều này mà ban đầu đức Thế Tôn không muốn chuyển Pháp luân - tức (không muốn giảng pháp vi diệu này) bởi Ngài cho rằng, căn cơ chúng sinh hạ liệt khó lĩnh hội. Nhưng do hàng chư Thiên cảm niệm pháp vi diệu này, nên mong muốn Ngài chuyển pháp luân lợi ích chúng sinh.

Tại sao người viết đề cập vấn đề trên của đức Thế Tôn, bởi lĩnh vựcluân hồi nhân quả cực kỳ nan giải và phức tạp. Nhưng với ngày nay, khó khăn này qua nghiên cứu Khoa học; đặc biệt là giai đoạn 4.0 - với máy móc siêu âm thanh, siêu hình ảnh, thế giới khoa học hiện đại hôm nay đã giúp chúng ta kiểm chứng và làm sáng tỏ được những điều vi diệu của nhân quả luân hồi đặt ra. Cùng với khoa học, chúng ta thấy từ những thập niên cuối thế kỷ 20, và mới đây đã xuất hiện không ít những câu chuyện về luân hồi tái sinh hiện kiếp do chính đối tượng kể lại chứa đầy sự kiện hy hữu thuyết phục, nên đã phần nào giải nghi và tháo gỡ được những gút mắc phàm tình vốn trước đây khó kiến giải về lĩnh vực nói trên.

Nhờ khoa học hiện đại dung hợp được giáo lý vi diệu của đạo Phật, nên người học Phật cũng như những ai muốn tìm hiểu nghiên cứu về Phật pháp hôm nay đã có thêm cơ hội để tin sâu Tam bảo; thấu hiểunhân quả luân hồi và nghiệp dẫn nên việc khởi thiện làm lành, dừng nghiệp (xấu ác) theo triết lý nhà Phật ngày càng phổ biến hơn. Đây là những việc rất hữu ích đối với xã hội đương đại đầy bất chắc như hiện nay. Cũng nhờ khoa học đối chiếu và kiểm chứng - Giáo lý tinh hoa minh triết đạo Phật ngày càng lan tỏa, góp phần không nhỏ vào việc xóa tan bóng ma thần quyền gieo rắc (mê tín dị đoan) trong dân gian - khơi thông nhận thức về chánh pháp trong giới Phật tử cũng như quần chúng ngày thêm cải thiện. Vấn đề chuyển thế luân hồi tái sinh được nhìn nhận với góc nhìn chân như trí của Phật giáo, nên sự chết không còn là nỗi lo lắng kinh hoàng như vốn có trước đây.

Với giáo lý Duyên sinh của Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào việc trả lời câu hỏi chết không phải là ‘trắng tay’ là chấm dứt mọi chuyện (theo tín ngưỡng dân gian thần quyền). Mà chết được hiểu là quá trình thay đổi một đời sống khác. Linh hồn được nhìn nhận là (thân Trung ấm tái sinh) mang điện từ (âm dương) theo nghiệp vãng sinh tương ưng các cõi giới mà con người (có tu hoặc không tu) hướng tới với một cái nhìn mới không cực đoan và mê muội.

Tin cùng chuyên mục